您现在的位置是:NEWS > Thế giới
Nhận định, soi kèo APOEL vs PAC Omonia, 22h59 ngày 12/1: Mất phương hướng
NEWS2025-01-16 21:58:39【Thế giới】9人已围观
简介 Phạm Xuân Hải - 12/01/2025 05:25 Nhận định bó lich thi dau bong da cup c1lich thi dau bong da cup c1、、
很赞哦!(3161)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Toulouse vs Strasbourg, 23h15 ngày 12/1
- Chính thức áp dụng công trình xây mới bắt buộc phải có tầng hầm gửi xe
- Thanh toán tiện lợi, Cocobay Towers ‘đốt nóng’ thị trường đầu tư
- Các giao dịch điện tử sẽ được đảm bảo từ hạ tầng khóa công khai
- Nhận định, soi kèo Norwich City vs Brighton, 22h00 ngày 11/1: Không dễ dàng
- Tiểu Vy yêu kiều, Lương Thuỳ Linh sang chảnh
- Lịch nghỉ Tết dương lịch 2023 của sinh viên các trường đại học phía Nam
- Học sinh Việt Nam giành giải thưởng cao Khoa học ứng dụng quốc tế tại Mỹ
- Nhận định, soi kèo PSV Eindhoven vs AZ Alkmaar, 03h00 ngày 12/1: Pháo đài bất khả xâm phạm
- Apple bị cấm bán iPhone 16, Samsung xin lỗi
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Monterrey vs Puebla, 08h00 ngày 13/1: Chủ thắng cả trận lẫn kèo
- - Sau 2 lần bị từ chối, em Mai Nhật Anh- tác giả của dự án được tham dự cuộc thi Khoa học Kỹ thuật quốc tế và thầy giáo hướng dẫn vừa nhận được lịch phỏng vấn xin cấp visa lần thứ 3 từ Đại sứ quán Mỹ.
Chiều nay 4/5, Đại sứ quán Mỹ vừa thông báo lịch phỏng vấn xin cấp visa lần thứ ba đối với em Mai Nhật Anh và thầy giáo hướng dẫn Mai Văn Quyền.
Em Mai Nhật Anh là 1 trong 2 tác giả của dự án “Hệ thống chưng cất nước mặn thành nước ngọt với kỹ thuật chân không bằng bơm thủy lực bởi năng lượng sóng biển” giành giải Nhất và được Bộ GD-ĐT lựa chọn để dự cuộc thi Khoa học Kỹ thuật quốc tế diễn ra tại Mỹ.
Theo kế hoạch, cuộc phỏng vấn thầy Quyền, em Nhật Anh và một quan sát viên của đoàn Nghệ An sẽ diễn ra vào 8h15 sáng ngày 8/5, trước 3 ngày so với lịch trình sang Mỹ dự cuộc thi Khoa học Kỹ thuật quốc tế của đoàn Việt Nam.
Hiện, em Nhật Anh và thầy Quyền đã chuẩn bị kỹ càng và sẵn sàng cho cuộc phỏng vấn xin cấp visa lần thứ ba này.
Trong khi em Phùng Văn Long (bên trái) vượt qua cuộc phỏng vấn thì em Mai Nhật Anh (bên phải) và thầy giáo hướng dấn Mai Văn Quyền bị từ chối cấp visa sang Mỹ. Ảnh: Thanh Hùng. Trước đó, chiều ngày 3/5, Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam cũng đã có những phản hồi liên quan đến vụ việc.
Ông Pope Thrower, người phát ngôn của Đại sứ quán Mỹ cho hay: “Điều 222(f) của Luật Di trú và Quốc tịch Hoa Kỳ (INA) không cho phép tiết lộ thông tin từ hồ sơ visa, trong đó bao gồm thông tin liên quan đến cơ sở cho việc cấp hay từ chối cấp visa, cho bất kỳ người nào ngoại trừ đương đơn. Vì thế, chúng tôi không thể cung cấp cho quý vị thông tin về hồ sơ visa của người khác”.
Về visa nói chung, theo ông Pope Thrower, dù phần lớn các hồ sơ visa được chấp thuận, nhưng luật pháp Mỹ đưa ra nhiều tiêu chuẩn theo đó một hồ sơ visa có thể bị từ chối. “Hồ sơ có thể bị từ chối bởi vì viên chức lãnh sự không có tất cả thông tin như yêu cầu để quyết định liệu đương đơn có đạt yêu cầu nhận visa, bởi đương đơn không đáp ứng yêu cầu cho loại visa mà họ đăng ký, hay bởi thông tin qua xem xét cho thấy đương đơn nằm trong phạm vi theo quy định pháp luật là không được chấp nhận hay không đáp ứng yêu cầu”.
Trước câu hỏi Đại sứ quán dự kiến sẽ hỗ trợ, tạo điều kiện như thế nào để các thành viên chưa được cấp visa có thể tới Mỹ tham dự cuộc thi, ông Pope Thrower cho hay: “Nếu đương đơn cảm thấy họ có thông tin bổ sung nên được xem xét liên quan đến quyết định về visa, hoặc có thay đổi đáng kể về hoàn cảnh của họ kể từ lần nộp hồ sơ gần nhất, họ có thể nộp lại hồ sơ visa”.
Như VietNamNet đã đưa tin, sau cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học năm 2018, dự án “Hệ thống chưng cất nước mặn thành nước ngọt với kỹ thuật chân không bằng bơm thủy lực bởi năng lượng sóng biển” của 2 em Phùng Văn Long và Mai Nhật Anh (Trường THPT chuyên Phan Bội Châu) đã xuất sắc giành giải Nhất và được Bộ GD-ĐT lựa chọn để dự thi cuộc thi Khoa học Kỹ thuật quốc tế diễn ra tại Mỹ.
Tuy nhiên, mọi việc đang diễn ra theo chiều hướng không mấy thuận lợi.
Cụ thể, dù đây là dự án được Bộ GD-ĐT lựa chọn nhưng qua 2 lần phỏng vấn, chỉ có em Phùng Văn Long được Đại sứ quán Mỹ cấp visa. Còn em Mai Nhật Anh và thầy giáo hướng dẫn trực tiếp Mai Văn Quyền lại bị từ chối.
Nếu tiếp tục bị từ chối ở lần này, việc dự án của học sinh Nghệ An có thể tham dự cuộc thi là khó khả thi. Bởi trước đó, theo đăng ký của Bộ GD-ĐT, dự án này do 2 học sinh thực hiện. Do đó, việc chỉ có 1 học sinh tham dự là trái với quy định của cuộc thi và khả năng đề tài bị hủy là rất cao.
Thanh Hùng
ĐSQ Mỹ phản hồi vụ nam sinh bị từ chối cấp visa dự thi khoa học kỹ thuật quốc tế
ĐSQ Mỹ đã có phản hồi liên quan đến việc một học sinh Nghệ An là tác giả dự án được tham dự cuộc thi Khoa học Kỹ thuật quốc tế đang đứng trước nguy cơ lỡ hẹn vì bị từ chối cấp visa sang Mỹ.
">ĐSQ Mỹ hẹn nam sinh từng bị từ chối cấp visa phỏng vấn lần 3
"Tàu hỏa nổi" tại Thái Lan. Ảnh: Reuters Đường ray của chuyến tàu này được xây dựng trên một cây cầu bắc ngang qua đập Pasak Jolasid, vốn không nhận được quá nhiều sự chú ý của du khách. Tuy nhiên, khi mùa mưa năm nay kéo dài hơn mọi khi, nước dâng tới sát đường ray, tạo ra cảm giác con tàu đang nổi trên mặt nước.
Ngay khi những hình ảnh về "tàu hỏa nổi" được chia sẻ trên mạng xã hội, số lượng người đặt vé đã tăng đột biến. Đại diện công ty Đường sắt Quốc gia Thái Lan cho biết, chuyến tàu kéo dài 6 giờ đồng hồ này chỉ chạy vào cuối tuần, và số vé cho tới năm mới đã được bán hết toàn bộ.
"Tôi chưa bao giờ được thấy một cảnh tượng như vậy", hành khách Bunyanuch Pahuyut chia sẻ.
Việt Dũng
Xem tàu đệm từ treo ngược đầu tiên trên thế giớiTheo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), tàu đệm từ treo ngược đầu tiên trên thế giới ‘Đường ray đỏ’ đã chạy thử những ngày gần đây ở tỉnh Giang Tây, Trung Quốc.">Hình ảnh 'Tàu hỏa nổi' đang gây sốt tại Thái Lan
- Mới đây, trên mạng xã hội lan truyền một bức ảnh mà hầu hết học sinh trong lớp đều giơ giấy khen, nhưng chỉ có 1 nam sinh chơ vơ không có.
Mặc dù không rõ nguồn gốc, song nhiều người đã vội vàng "liên hệ" với bệnh thành tích trong giáo dục và chia sẻ với tốc độ chóng mặt.
Bức ảnh được lan truyền trên mạng xã hội. Ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD-ĐT) khẳng định: “Bức ảnh nếu có thật thì giáo viên đang làm sai hướng dẫn, sai quan điểm của Bộ GD-ĐT trong đánh giá học sinh, đó là không được so sánh học sinh này với học sinh khác. Kể cả phê bình, nhắc nhở cũng không phê bình trước lớp mà cần gặp riêng, vì độ tuổi này vô cùng nhạy cảm. Điều này thể hiện nghiệp vụ, lương tâm nghề nghiệp của giáo viên”.
Khắc phục việc khen không đúng thực chất
Theo ông Tài, đổi mới đánh giá học sinh ở các bậc học, trong đó có bậc tiểu học đã được ngành giáo dục thực hiện trong nhiều năm qua và được xã hội đồng thuận, dần đi vào thực chất.
“Cụ thể, Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học, sau đó là Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT sửa đổi thông tư 30 của Bộ đã quy định rõ: Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự cố gắng trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp học sinh phát huy nhiều nhất khả năng; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan”, ông Tài dẫn chứng.
Theo ông Tài, về hình thức, không cứ phải khen bằng giấy khen mà còn có nhiều cách khác, như: khen bằng lời khích lệ, khen bằng biểu dương trên lớp...
Vì vậy, việc lạm dụng giấy khen, hay khen không đúng thực tế cũng đã được Bộ GD-ĐT quan tâm chỉ đạo để có những điều chỉnh và thời gian gần đây, những vấn đề này đã được khắc phục khá tốt.
Trong bối cảnh ngành giáo dục đang chuẩn bị triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới, theo ông Tài, cách tiếp cận đánh giá học sinh như thời gian qua đang làm sẽ được thực hiện mạnh mẽ hơn nữa.
Hiện, Bộ GDĐT đã dự thảo thông tư mới về đánh giá học sinh tiểu học và hình thức khen thưởng.
“Việc khen không đúng thực chất, khen không đúng bản chất còn tồn tại ở một số cơ sở giáo dục cần được tiếp tục khắc phục trong thời gian tới” - ông Tài nhấn mạnh.
Thanh Hùng
Nam sinh nhặt rác trong mưa được Bộ Giáo dục tặng bằng khen
Sáng nay, tại lễ bế giảng của Trường THCS Long An (Đồng Nai), đại diện Bộ GD-ĐT đã trao bằng khen cho Phạm Trọng Đạt - cậu bé dọn rác trước miệng cống thoát nước giữa trời mưa.
">Học sinh duy nhất trong lớp không có giấy khen, Bộ GD
Nhận định, soi kèo Feyenoord vs Utrecht, 20h30 ngày 12/1: Đứt mạch đối đầu ấn tượng
Đầu tắt mặt tối với công việc, con cái, nhà cửa, tôi lại còn phải hầu hạ phục dịch cả gia đình em chồng (Ảnh minh họa). Em trai chồng ở quê đã có vợ con nhưng chẳng chịu làm ăn, suốt ngày lông bông. Đã vậy, cứ dăm bữa nửa tháng lại gọi cho chồng tôi để xin tiền. Chồng thương em trai nên vẫn dấm dúi cho tiền, tôi biết nhưng làm lơ vì sợ mang tiếng chị dâu ích kỷ. Mà dẫu tôi có nói thì cũng không đạt kết quả gì ngoài chuyện cãi nhau, đành phải "ngậm bồ hòn làm ngọt".
Mới đây, em chồng dẫn vợ con lên thành phố và đến nhà tôi ở nhờ. Chú ấy chỉ ở nhà trông con và để cho vợ đi làm. Ở nhà, nhưng em chồng chẳng mó tay vào việc gì, chỉ chờ dọn cơm lên là ngồi xuống ăn, ăn xong đứng dậy, chẳng bao giờ dọn chén hay lau bàn.
Nhà vợ chồng tôi ở là nhà thuê. Tôi có tiệm làm tóc, gội đầu nhỏ. Nhà đã chật, vậy mà cha con chú ấy cứ bày bừa lộn xộn, nhiều khi khách đến còn không có chỗ ngồi. Tôi vừa đầu tắt mặt tối làm việc, phải tranh thủ rảnh tí là chạy ra chợ mua đồ ăn, về nấu nướng phục vụ em chồng.
Căn nhà 40 mét vuông, vợ chồng tôi và hai đứa con ở trên lầu, còn tầng trệt để mở tiệm, bốn người đã thấy chật hẹp lắm rồi, giờ thêm hai vợ chồng và một đứa trẻ đến ở cùng, buộc con tôi phải ngủ chung với ba mẹ để nhường phòng. Tôi bức bối nhưng cũng chỉ dám nói khéo với chồng, bảo chú ấy ra ngoài thuê phòng ở. Nhưng chồng tôi không đồng ý và tái diễn cảnh mắng chửi, đập đồ, đòi đuổi tôi ra khỏi nhà.
Mới đây, cháu chồng tôi phá phách, đem đồ đạc của tôi ném lung tung, làm bẩn hết cả ghế, khách vào ngại chẳng ai dám ngồi, đã vậy thằng bé còn ngang nhiên lấy đồ của khách ném ra sàn. Tôi nói với em chồng thì chú ấy đùng đùng nổi giận, gọi điện về quê méc ba mẹ chồng.
Mẹ chồng ngay lập tức gọi điện mắng tôi sa sả, nào là keo kiệt, ích kỷ, nào là làm được vài đồng rồi xem thường gia đình chồng. Chị và em gái chồng cũng nhắn tin, gọi điện lên án tôi đủ điều.
Tôi nai lưng ra thuê nhà, cho gia đình em trai chồng đến ở, lại còn phục vụ cơm nước giặt giũ, vợ chồng họ chưa bao giờ mó tay vào việc nhà, cũng chẳng phụ giúp nổi một đồng nào, tôi phải chi tiêu dè sẻn khi nhà nuôi thêm 3 miệng ăn, vậy mà vẫn bị mang tiếng là ích kỷ.
Những ngày tôi bận rộn vừa lo làm vừa lo con cái, không đi chợ nấu cơm được thì chồng và gia đình em trai dẫn nhau ra ngoài ăn, bỏ mặc tôi tự xoay xở.
Gia đình chồng còn gọi cho chồng tôi, yêu cầu anh ly hôn, họ nói anh đừng sống với người đàn bà độc ác, ích kỷ như tôi. Chồng tôi cũng hùa theo, sau đó kiếm chuyện đánh đập, chửi mắng tôi thậm tệ, nói tôi có mỗi việc nấu nướng chăm sóc em trai anh cũng không xong.
Rồi vợ chồng em trai anh thỉnh thoảng lại ghen tuông, cãi vã, đánh nhau làm náo loạn hết cả nhà, tôi chẳng được yên tĩnh bao nhiêu.
Mấy hôm nay, đứa con lớn của tôi bệnh phải nhập viện, tôi đóng cửa tiệm, đưa theo cả đứa nhỏ vào viện cùng vì ở nhà không ai trông coi.
Chồng chỉ đưa cho tôi đúng 500 ngàn đồng rồi tuyệt nhiên không một lời hỏi han, quan tâm xem mẹ con tôi trong bệnh viện thế nào, có cần giúp đỡ gì.
Ngay cả khi người giao hàng đến giao quần áo, tã sữa cho con, chồng cũng không lấy mà gọi điện trách "đặt cho lắm vào", bảo tôi tự về trả tiền.
Bực bội, tôi chỉ nói lại mấy câu thì chồng gầm lên, yêu cầu ly hôn. Tôi cũng chán lắm rồi, nhưng chỉ sợ ly hôn thì chồng sẽ làm khó, sẽ giành quyền nuôi con để dằn mặt tôi.
Thương con, dẫu đầu óc căng như dây đàn, tôi cũng đành nín nhịn mà chịu đựng.
Theo Phụ nữ TP.HCM
Sống ê chề vì bị em chồng phát hiện bí mật
Em chồng mang bí mật của tôi nói với mẹ và anh trai. Kể từ đó, tôi sống những ngày tháng khổ sở, uất ức.">Cho gia đình em chồng đến ở nhờ, tôi stress khi biến thành ô sin
Ngọc Châu đẹp nhẹ nhàng và bay bổng trong thiết kế ombre hồng tím với phần tà lớn phía sau làm điểm nhấn. Kiểu dáng trễ vai, ôm sát giúp tôn lên vóc dáng săn chắc và làn da nâu của nàng hậu. Linh Chi
Sao đẹp tuần qua: Thanh Hằng, Hoà Minzy phá cách quấn khăn làm váyThanh Hằng, Hoà Minzy khiến người hâm mộ bất ngờ khi biến tấu táo bạo chiếc khăn hàng hiệu thành váy áo mới lạ.
Ngọc Châu, Đỗ Thị Hà vai trần gợi cảm
Việc triển khai dịch vụ công trực tuyến tại Việt Nam đã có thành công nhưng không đồng đều giữa các bộ, ngành, địa phương. Ảnh minh họa: N.Q Theo báo cáo của cơ quan thường trực Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số tại hội nghị chuyên đề ‘Nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến’ vào ngày 31/8, 81% thủ tục hành chính đã được triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến; 55,5% thủ tục hành chính có phát sinh hồ sơ được cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình; 43% hồ sơ thủ tục hành chính được thực hiện trực tuyến toàn trình.
Cùng với những bài học kinh nghiệm từ thực tế triển khai, nhiều mô hình, cách làm hay về cung cấp dịch vụ công trực tuyến của một số bộ, ngành, địa phương đã mang lại hiệu quả.
Những bộ, ngành, địa phương đã triển khai tốt dịch vụ công trực tuyến toàn trình có thể kể đến như các bộ Công an, Tài chính, Công Thương, GD&ĐT, LĐTB&XH, TT&TT, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Quảng Ninh, Cà Mau, Tây Ninh...
Tuy đã có những mô hình thành công, song đến nay việc triển khai dịch vụ công trực tuyến không đồng đều giữa các bộ, ngành, địa phương. Bên cạnh những đơn vị đạt kết quả cao, vẫn còn nhiều đơn vị có kết quả thấp, đặc biệt là tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình.
Một số địa phương đạt tỷ lệ rất cao lên tới 69%, tuy nhiên vẫn còn nhiều địa phương đạt tỷ lệ rất thấp dưới 5%, trung bình khối địa phương mới chỉ đạt 17,9%.
Phổ cập dịch vụ công trực tuyến toàn trình
Theo Bộ TT&TT, sau giai đoạn phát triển theo chiều rộng, đã đến lúc việc triển khai dịch vụ công trực tuyến cần chú trọng đi vào chiều sâu, bản chất là phổ cập dịch vụ công trực tuyến theo hướng toàn trình.
Trong công văn gửi các bộ, ngành, địa phương ngày 14/10, Bộ TT&TT đề nghị các bộ, tỉnh quyết liệt triển khai các giải pháp để phổ cập dịch vụ công trực tuyến toàn trình tới mọi người dân, doanh nghiệp.
Mục tiêu cần đạt là đến hết năm 2024 tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình đạt tối thiểu 70% với bộ, ngành và 30% với địa phương; mục tiêu đến hết năm 2025 đưa tỷ lệ này đạt 85% với bộ, ngành và 70% với địa phương.
Với quan điểm hướng dẫn ‘cầm tay chỉ việc’, trên cơ sở tổng kết các bài học kinh nghiệm và kinh nghiệm triển khai của một số bộ, ngành, địa phương, Bộ TT&TT đã xây dựng ‘Khung triển khai dịch vụ công trực tuyến’ để các bộ, ngành, địa phương thuận lợi hơn trong việc phổ cập dịch vụ công trực tuyến toàn trình.
‘Khung triển khai dịch vụ công trực tuyến’ hướng dẫn các bộ, tỉnh thực hiện 7 nội dung chính gồm: Tái cấu trúc quy trình, thành phần hồ sơ trong thủ tục hành chính; nâng cao chất lượng hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính; phát triển hạ tầng số; xây dựng kho dữ liệu số; đào tạo nhân lực số; bảo đảm an toàn, an ninh mạng; thực hiện đo lường, giám sát trực tuyến.
Đặc biệt, với từng nội dung, Bộ TT&TT đều hướng dẫn chi tiết các việc cần làm cũng như thời hạn cần hoàn thành.
Nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng của người đứng đầu trong việc quyết tâm, quyết liệt để phổ cập thành công dịch vụ công trực tuyến toàn trình, Bộ TT&TT tin tưởng rằng thời gian tới, với sự quyết tâm cả hệ thống chính trị cùng sự mong mỏi của người dân, công tác triển khai dịch vụ công trực tuyến, phát triển Chính phủ số nói riêng và công cuộc chuyển đổi số nói chung của Việt Nam sẽ có những bước đột phá, góp phần phát triển kinh tế xã hội đất nước.
6 bài học khi làm dịch vụ công trực tuyếnĐặt mục tiêu đúng, người đứng đầu đóng vai trò quyết định, môi trường số phải dùng quy trình số, mobile hoá, các chính sách và sự hỗ trợ trực tiếp của chính quyền đến từng người dân, là 6 bài học quan trọng khi làm dịch vụ công trực tuyến.">Bộ TT&TT hướng dẫn các bộ, tỉnh phổ cập dịch vụ công trực tuyến toàn trình