Ngôi nhà tình thương cho những số phận bất hạnh ở Hà Nội
- Được thành lập từ năm 2001,ôinhàtìnhthươngchonhữngsốphậnbấthạnhởHàNộxem bóng đá tv Trung tâm Dạy nghề nhân đạo và tạo việc làm cho trẻ em tàn tật do thầy Trần Duyên Hải quản lý, gần 20 năm qua đã tạo việc làm cho hàng trăm nghìn trường hợp có hoàn cảnh khó khăn ở khắp mọi nơi trên cả nước….
TIN BÀI KHÁC
Trao 30.155.000 đồng đến bé Trần Nguyễn Huy Hoàng
Tấm lòng bạn đọc gửi đến em Nguyễn Xuân Việt
Trao gần 80 triệu đồng đến gia đình nạn nhân của vụ cháy lớn ở Đê La Thành
Nằm sâu trong con ngõ nhỏ Linh Quang (phường Văn Chương, quận Đống Đa, Hà Nội) phải khó khăn lắm chúng tôi mới tìm thấy Trung tâm, nơi được nhiều người biết đến như là ngôi nhà tình thương và hy vọng.
Bước vào bên trong, một cảm giác ấm cúng bao trùm với không gian yên tĩnh. Gần 20 con người đang cặm cụi làm việc bên những chiếc máy may. Ở đây, các học viên từ nhiều độ tuổi khác nhau nhưng đều mang số phận không trọn vẹn.
Mỗi năm Trung tâm dạy nghề nhân đạo đào tạo, giúp đỡ hàng trăm hoàn cảnh khó khăn vượt lên số phận, có công ăn việc làm ổn định |
Thầy Đỗ Duyên Hải - giám đốc trung tâm tâm sự, những ngày đầu trung tâm mở ra gặp vô vàn khó khăn. Khó khăn nhất là về kinh tế bởi lúc đó, chỉ dựa vào đồng lương của thầy thì không thể đủ nuôi các em, trong khi học sinh đến lớp thì ngày càng nhiều.
"Phải mãi sau này, khi trung tâm được mọi người biết đến, chung tay giúp đỡ, người cho chiếc máy may, người thì cho tiền, quần áo và cả những quyển vở chiếc bút, trung tâm mới đỡ chật vật và đi vào quy củ". Thầy nói và cho biết, ngày ấy chưa có nhiều trung tâm nhân đạo - từ thiện như bây giờ. "Lúc đó tôi chỉ nghĩ giúp đỡ các em được phần nào thì giúp, chứ để chúng nó ngoài đường xó chợ lại đi làm điều xấu cho xã hội. Nhưng không ít người nghĩ tôi lôi kéo các em về làm điều xấu kiếm lợi cho bản thân và cũng không ít lần, tôi phải đi giải thích với chính quyền".
Thầy Trần Duyên Hải, giám đốc trung tâm dạy nghề nhân đạo. |
Ở đây, những mảnh đời vất vả, những người nghèo khó hay thất nghiệp được học nghề, chủ yếu là nghề may. Còn đối với trẻ em cơ nhỡ, các em được học văn hóa đầy đủ. Mỗi năm trung tâm phối hợp với một số doanh nghiệp tạo việc làm tại chỗ, giúp các em có thu nhập ổn định.
Như trường hợp chị Bế Thị Loan, người dân tộc Tày, quê ở bản Nằm, xã Nhung Chiến (Tràng Định, Lạng Sơn) có chồng mất sớm, chị và hai con nhỏ bị lừa bán sang Trung Quốc. Hơn 2 năm lưu lạc xứ người, khi chị trở về quê hương thì không còn nơi nương tựa.
Nhờ có Trung tâm tiếp nhận, các con của chị được thầy Hải giới thiệu đi học văn hóa rồi học nghề, đến nay đã kiếm ra tiền phụ giúp gia đình. Bản thân chị Loan làm công việc chăm sóc người già trong viện dưỡng lão, vừa ý nghĩa lại có thu nhập.
Cũng mang một số phận bất hạnh, cô giáo Ma Thị Nhưng bị dị tật ở chân tâm sự: “Trước kia cũng nhờ có trung tâm giúp đỡ, tôi được học cái nghề. Sau này tay nghề cứng, trung tâm giữ lại làm giáo viên dạy cho các em kế sau. Cùng có hoàn cảnh như mọi người ở đây nên trong công việc chúng tôi có sự đồng cảm với nhau hơn".
Cô giáo Ma Thị Nhưng, từng được trung tâm giúp đỡ nay làm giáo viên dạy may tại trung tâm. |
Em Lương Văn Chiến ở Đắk Lắk, hiện đang học nghề may ở trung tâm chia sẻ: “Em sinh ra đã không có bố, mẹ mới mất cách đây chưa lâu nên em sống cùng ông bà nội đã già yếu. May mắn em được trung tâm giúp đỡ cho học nghề, được ăn uống nghỉ ngơi đầy đủ và cuối năm còn có tiền lương cầm về giúp đỡ ông bà”.
Sau gần 20 năm hoạt động, hiện Trung tâm dạy nghề nhân đạo Linh Quang là địa chỉ tin cậy của nhiều hoàn cảnh khó khăn, tàn tật và cũng là mái ấm của nhiều thế hệ học sinh. Đối với nhiều em bị câm điếc, mồ côi cha mẹ hay cha mẹ bỏ đi,... trung tâm là nhà, thầy Hải như một người cha thứ hai che chở cho các em.
Hiện tại, trung tâm dạy nghề nhân đạo Linh Quang, đại chỉ số 25 ngách 48 ngõ Linh Quang, Văn Chương, Đống Đa (Hà Nội) đang liên tục tuyển sinh các khóa với mong muốn được dang rộng vòng tay chào đón nhiều hoàn cảnh khó khăn trên mọi miền Tổ quốc.
Phạm Bắc - Bích Thủy