您现在的位置是:NEWS > Công nghệ
Barcelona trả giá đắt cho màn ngược dòng trước Rayo Vallecano
NEWS2025-04-23 09:44:10【Công nghệ】3人已围观
简介ảgiáđắtchomànngượcdòngtrướgiá vàng 24k Hư Vân - 10/03/2019 10:45 giá vàng 24kgiá vàng 24k、、
很赞哦!(794)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Carabobo vs Universidad de Chile, 5h00 ngày 23/4: Đường tình đôi ngả
- Nông dân 8X ở Ninh Bình thu 20 tỷ đồng/năm từ loại rau cho lợn ăn
- 10 quán cafe xa hoa lộng lẫy nhất hành tinh
- Ô tô Trung Quốc ồ ạt về Việt Nam, lượng xe nhập khẩu bỏ xa 2 năm trước
- Nhận định, soi kèo Barcelona vs Mallorca, 2h30 ngày 23/4: Tiến gần hơn đến ngôi vương
- Bí quyết giúp nước xương hầm trong, ngọt sâu, hết sạch cả mùi hôi
- 5 món thịt nhồi chiên, nướng thơm lừng rất hợp ăn khi thời tiết mát mẻ
- Lão nông Quảng Ngãi mê giúp người nghèo
- Nhận định, soi kèo Saint
- Từng đăng status quấy rối phụ nữ, thanh niên 'méo mặt' khi lộ ảnh nóng
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo AZ Alkmaar vs Go Ahead, 23h00 ngày 21/4: Lịch sử lên tiếng
Ông Bé kể lại những tai họa bất ngờ ập đến nhưng hơn 40 năm rồi vẫn chưa có lời giải. Ảnh: Thanh Nghi
Không ai trong khu vực Long Châu, phường Tân Lộc, quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ biết về ông Bé lại có thể nghĩ rằng một ngày ông hết mù và lại nói chuyện sang sảng. Ông bây giờ còn có bằng Trung cấp Đông y, rành rõ từng cây thuốc nam có trong vườn nhà.
Sáng sớm cuối tuần, ông Bé sang nhà bạn, nhấp vài ly rượu, lên kế hoạch cho buổi nấu nước bông sen trắng tặng bà con bị bệnh hở van tim vào hai ngày tới tại phường Thới Thuận, quận Thốt Nốt.
Vỗ vai ông bạn, ông Bé nhắc đi nhắc lại: 'Đợt này có một hồ sen bị chết nhiều, tui mới rải phân tuần trước đang chờ nó lên lại. Mấy anh em mình ráng gom sao cho đủ 5 bao, để nấu được 250 lít nha chú Mười, nếu mà thiếu mấy bả la làng lên đó à nghen'.
Ông Mười Huệ (bạn của ông Bé) cười: 'Anh Hai dặn kỹ quá, có tuần nào mà nấu không đủ 250 lít nước chưa. Anh Hai lo về nghỉ để mai còn cưa đống củi to nữa'.
Làm việc thiện giúp đỡ bà con là cách mà ông Bé giữ lời hứa với bản thân mình khi ông gặp tai họa. Bởi 'tui từng cầu trời đất cho tui hết câm, hết mù, tui nguyện đi làm từ thiện suốt đời để trả ơn', ông Bé nhớ lại.
Khi khỏe lại thì ông Bé cũng lớn tuổi, con cái đã có việc làm ổn định, lại được vợ ủng hộ nhiệt tình nên 18 năm nay, ông Bé chỉ đi làm từ thiện để 'giữ trọn lời hứa năm xưa với đất trời'. Ảnh: Thanh Nghi Năm 1977, ông Bé 27 tuổi là người đàn ông khỏe mạnh, ai thuê gì làm nấy nuôi vợ và con trai. Một buổi trưa khi đang cuốc đất thuê cùng vài người, ông ngã xuống đất và ngất xỉu. Mọi người khiêng ông vào nhà và đưa đi bệnh viện, ông nằm bất tỉnh 3 ngày. Tỉnh dậy, nhìn thấy mọi người xung quanh, ông muốn hỏi chuyện nhưng không thể thốt ra lời.
Ông thò vào túi áo bác sĩ đứng bên cạnh, lấy cây bút viết vào tay mình: 'Cho tui tờ giấy'. Nhận tờ giấy, ông viết tiếp: 'Tui muốn nói nhưng không phát âm được', ông Bé nhớ lại. Lúc đó ông vẫn chưa nghĩ mình bị câm.
Ở bệnh viện thành phố Cần Thơ điều trị gần một tháng nhưng bác sĩ không tìm ra nguyên nhân dẫn đến việc ông không nói được, trong khi sức khỏe của ông bình thường và tai vẫn nghe được.
'Thời đó mới giải phóng, thiết bị y tế còn thiếu thốn, bác sĩ bảo tôi về, 'chờ thêm một thời gian bệnh viện sắm sửa các thiết bị hiện đại hơn thì sẽ báo để anh lên kiểm tra lần nữa', ông Bé nhớ lại.
Nhưng ông chờ gần 20 năm không nhận được tin tức gì.
Suốt 20 năm giao tiếp với mọi người qua giấy bút, ông Bé còn lạc quan bởi nghĩ mình may mắn biết chữ và còn nghe được. Ông vẫn đi làm thuê nhưng 'hễ có việc gì nặng nhọc là anh em giành làm hết'.
'Trong nhà từ dạo đó quen dần với tiếng vỗ tay bốp bốp của ông. Mỗi lần muốn nói chuyện, ông ấy vỗ tay là tui chạy tới, rồi ông ấy lấy giấy bút ghi ra, riết rồi tui quen', bà Mai Thị Dễ, 71 tuổi, vợ ông Bé nhớ lại.
Khi chứng câm chưa có lời giải thì tháng 10/1997, một buổi sáng ông Bé thấy mệt, đau nhức hai vai nên nhờ người cạo gió, lim dim ngủ. Cạo gió xong, mở mắt ra thì ông không nhìn thấy gì, 'mọi thứ trước mắt tối sầm lại và tôi ngã xuống đất', ông Bé nhớ lại.
Ông được đưa vào bệnh viện thành phố Cần Thơ, nhưng bác sĩ một lần nữa bó tay. Cố gắng mở to mắt ra nhưng ông Bé không nhìn thấy gì, dù đôi mắt vẫn đen nháy.
'Hằng ngày tui tự hỏi lòng mình, tại sao ông trời lại bắt tui trở nên như vậy. Bỗng nhiên tui bị câm, rồi bỗng nhiên bị mù mà không một chút đau đớn. Nghe tiếng con cười nhưng không nhìn thấy mặt, nó ngồi trong lòng tui mà sao tui nhớ nó quá', ông Bé ngậm ngùi nhớ lại.
Cha ông cho đất, ông bán bớt một công lấy tiền chữa bệnh thuốc thang và trả nợ bà con vì kinh tế gia đình đã kiệt quệ. 'Lúc ấy tui không còn sợ chết nữa, ngày nào cũng nghĩ hay vùi mình xuống đất cho xong', ông Bé nói.
Từ đó ông không đi đâu, chỉ quanh quẩn trong nhà, tới bữa cơm vợ múc cơm đưa đến tận tay, thỉnh thoảng được vợ đưa sang nhà bạn chơi cho khuây khỏa. Gia đình sợ ông nghĩ quẩn, đem cất hết những chai thuốc trừ sâu, chai dầu hỏa và mấy con dao.
Ông Bé (trái) và ông Nguyễn Văn Mười (63 tuổi) trong nhóm từ thiện nấu nước bông sen trắng. Ảnh: Thanh Nghi. Một buổi tối tháng 8/2001, bốn năm sau khi bị mù, ông Bé được vợ dìu ra thắp nhang cúng rằm, lúc quay vào nhà thì ngã sấp xuống, bất tỉnh nhân sự. Bà Dễ hô hoán, hàng xóm chạy lại nhà đông nghẹt.
'Chúng tôi lập tức kiểm tra coi ông ấy còn thở không thì không thấy. Ông ấy nằm im nên ai cũng nghĩ ông chết rồi', ông Lê Văn Trường, hàng xóm của ông Bé, là một trong hai người có mặt đầu tiên khi ông Bé bất tỉnh kể lại.
Bà Dễ ôm lấy chồng, vừa khóc vừa đòi đưa chồng đi bệnh viện, thì có người nói, 'Ông chết rồi đưa đi bệnh viện làm gì nữa'. Gia đình ngỡ thật, bắt đầu dọn dẹp chuẩn bị lo hậu sự. Khoảng 20 phút sau ông Bé tỉnh lại trước sự sợ hãi của mọi người.
'Thằng Bé chết rồi' là câu đầu tiên tui nghe được khi tỉnh lại, thấy mẹ và vợ con đang ôm nhau khóc. Tui chợt nghĩ không biết mọi người làm gì ở nhà mình đông thế, vừa nghĩ tui vừa bật ra câu nói đó thành lời', ông Bé nói.
Cơn sửng sốt thấy chồng tỉnh lại nhường chỗ cho việc bất ngờ khi thấy ông Bé câm, mù bỗng nói thành tiếng, chỉ từng người kể tên vanh vách. 'Tui tưởng ông chết rồi, mà ông có chết tui cũng ở vậy nuôi con!', bà Dễ nhào đến ôm chồng, khóc rưng rức làm ông Bé cũng khóc theo.
Trở về từ cửa tử, lại nhìn và nói được, ông Bé hạnh phúc vô ngần nên quyết giữ lời hứa 'nếu mình khỏi bệnh, sẽ phát tâm đi làm từ thiện để trả ơn', điều ông nhẩm trong đầu bao lần trong những ngày dài đằng đẵng chìm trong bóng tối.
Ông tham gia vào phòng thuốc đông y của một cây xăng tại phường Thới Thuận, quận Thốt Nốt, sau đó được cử đi học Trung cấp Y học Cổ truyền tại Cần Thơ.
Vài tháng, ông cùng anh em trong nhóm từ thiện đi Phú Quốc, Tây Ninh hay Bình Thuận vào rừng kiếm cây thuốc nam về tặng cho phòng khám đông y.
Ông Trần Quang Tuấn, trưởng Khu vực Long Châu, phường Tân Lộc, quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ cho biết: 'Tôi có biết ông Bé trước đây bị câm, bị mù, đột nhiên bất tỉnh thì gia đình tưởng chết chuẩn bị lo hậu sự. Tỉnh lại, ông Bé hết câm, hết mù, sinh hoạt bình thường và tham gia làm từ thiện tại địa phương'.
Bác sỹ CKI Y học cổ truyền Nguyễn Hữu Trường (TP. HCM) thì nói: 'Có thể ông Bé chỉ ngưng thở 1-2 phút, trong lúc người nhà hoảng loạn, không kiểm tra lại nên tưởng ông ấy chết. Chứ không thể có chuyện ngưng thở 20 phút mà vẫn sống được. Còn về việc ông ấy bỗng nhiên hết câm, hết mù sau khi tỉnh lại thì cần phải có nghiên cứu khoa học rõ ràng mới giải thích được'.
Sắp tới giờ cơm trưa, vợ ông Bé từ trong bếp lật đật ra sân nói: 'Tui nấu cơm xong rồi, ông ăn cơm rồi đi đâu thì đi'. Ông Bé cầm chìa khóa xe máy trên bàn, xỏ đôi dép đáp lại: 'Tui chạy ù qua ao sen coi nay được nhiều bông chưa rồi về ăn sau, đang sợ thiếu bông nấu đây bà ạ'.
Vừa dứt lời, ông đi nhanh ra sân, quay đầu chiếc xe máy, nổ máy chạy ù đi. Cái biển số xe rơi một bên ốc vít, kêu lẻng kẻng trên con đường gập ghềnh sát mé sông.
Chuyện nhói lòng phía sau sổ tiết kiệm 50 triệu đồng của người mẹ câm
Mười năm bỏ mặc người mẹ tật nguyền nhưng tôi không ngờ, đến lúc sa cơ, lại nhận được món quà từ bà.
">Người đàn ông ở Cần Thơ 'chết đi sống lại' bỗng hết câm, mù
Tuần trước đi cà phê, cô bạn tôi kể hai mẹ con bạn đang giận nhau vì cậu con trai đề nghị như vậy.
Con trai của cô bạn năm nay học lớp 11. Nhưng từ hồi cu cậu học lớp 4, tức 7 năm trước, tôi đã thấy tài khoản Facebook của cô bạn đăng những tấm ảnh với nụ cười tươi rói của cậu bé này đã chiếm phần lớn thời gian trên dòng thời gian.
Lúc con còn nhỏ, đây như một cách bà ghi lại từng khoảnh khắc đáng nhớ và khoe con với bạn bè. Nhưng hôm nay, con trai lại bày tỏ mong muốn khác - cậu muốn giữ cho mình sự riêng tư. Thay vì hiểu và vui vẻ đồng tình, người mẹ bất ngờ thấy có chút... tự ái và khó chịu. Cô bạn tôi kể thế là không kiềm được, nổi nóng và quát tháo lên kiểu "đẻ ra mày lớn khôn rồi thế đấy".
">Mẹ tức giận vì con trai lớp 11 nói 'đừng đăng ảnh con lên Facebook'
Từ đi chợ nấu cơm, rửa bát quét nhà, giặt giũ quần áo, dọn nhà, chăm con, dạy con học, trao đổi với giáo viên về việc học của con… tất tật đều tôi làm.
Lọ mắm lọ muối trong nhà để đâu có khi anh còn không biết. Cơm dọn lên thiếu bát nước mắm anh cũng gọi tôi cơ mà. Con đi học về lúc mấy giờ, cần đi tắm lúc nào để kịp ăn cơm, ăn cơm xong ngồi vào bàn học mấy tiếng thì đến lúc phải lên giường đi ngủ anh cũng đều không quản.
Anh cứ chỉ biết sáng quần là áo lượt do vợ chuẩn bị sẵn bước chân ra khỏi nhà đi làm, chiều tối về đã có cơm nước chờ sẵn, anh ăn xong thì ra sofa ngồi khểnh chơi game trong lúc tôi dọn dẹp.
Đều đặn mỗi tháng anh đưa tôi 20 triệu, còn 5 triệu anh giữ lại để tiêu vặt. Anh nghĩ đưa vợ ngần ấy đã là nhiều lắm. Anh đưa được tiền về cho tôi để mua thức ăn, chi trả chi phí sinh hoạt gia đình là anh “làm việc lớn” rồi. Việc đàn bà cỏn con là tất cả những việc còn lại.
Tôi không có công việc ổn định, ở nhà bán hàng online nên giờ giấc linh hoạt, thu xếp được việc nhà. Tính tôi không thích đôi co với ai nên nhiều lúc chồng ca thán phàn nàn tôi cũng đều mặc kệ cho qua hết. Anh ấy vì không thấy vợ nói gì nên rất hay hoạnh hoẹ: “Em làm gì mà tối qua không là áo cho anh? Anh dặn áo trắng, không phải áo xanh, em làm gì mà lời anh dặn cũng không để vào đầu thế?”. “Em làm gì mà giờ này còn chưa cơm nước?, “Em ốm à? Ở nhà cả ngày có làm gì đâu, sao không ra viện mà khám xem sao?”...
Cho đến ngày, mẹ tôi bên nhà bị tiền đình, tự nhiên đầu óc choáng váng rồi nhìn gì cũng thấy đổ. Bố lo sợ gọi điện cho tôi, tôi chạy ù sang cùng ông đưa bà đi viện.
Lúc lo thủ tục tôi đã gọi cho chồng nhờ anh đón con rồi. Nhưng chiều muộn hôm ấy không có ai đón con tôi. Tầm gần 6 giờ tối cô giáo gọi điện cho tôi nói con vẫn chưa có ai đón, các bạn đã về hết, con đang buồn thiu và bắt đầu khóc.
Tôi gọi điện thông báo cho chồng là con đang khóc ở trường, câu đầu tiên anh bảo tôi là: “Em làm gì mà giờ này chưa đón con?”.
Đến nước này thì tôi hết chịu nổi, gằn giọng từng tiếng: “Anh đón con ngay, rồi về nhà nói chuyện”.
Lo cho mẹ nhập phòng bệnh xong xuôi tôi trở về nhà. Vợ chồng ngồi xuống nói chuyện với nhau, tôi bảo anh ấy:
“Anh ạ, so với anh có công việc ổn định lương tháng 25 triệu, lâu nay em đúng là chẳng làm gì. Không làm gì mà nhà cửa vẫn sạch, cơm nước vẫn sẵn để anh về ăn, quần áo vẫn sạch sẽ phẳng phiu anh chỉ cần với tay lấy là có. Con cái chúng mình, toàn tự hít khí giời mà lớn, tự khôn nên học hành giỏi trong lớp chẳng thua kém bạn nào.
Em lại còn đểnh đoảng quá, tiền anh đưa một tháng chi tiêu tiền điện tiền nước, tiền thức ăn, mua sắm quần áo, vật dụng gia đình, đóng học phí tiếng Anh, Toán, học năng khiếu cho các con, rồi tiền khóc tiền cười cứ thiếu trước hụt sau, phải lấy tiền bán hàng online ra mà bù mới đủ. Em chẳng giúp được gì, nên từ mai xin phép anh em sang chăm sóc mẹ. Mấy bố con tự ở nhà với nhau, anh tự lo, tiền tháng cũng không cần đưa em nữa”.
Chồng tôi im lặng không nói gì. Tới sáng hôm sau, anh ấy bảo tôi: “Để anh đưa em vào viện với mẹ, em cứ chăm bà, việc nhà mấy ngày này cứ để anh lo”.
Kể từ hôm ấy không thấy chồng tôi tua điệp khúc “em làm gì…” nữa. Dường như anh ấy đã hiểu, những gì một người phụ nữ âm thầm làm để chăm sóc cho gia đình cô ấy là không đo đếm được, không nói ra không có nghĩa là nó không có, không tồn tại. Công lao của cô ấy in dấu khắp ngôi nhà.
Clip chồng đánh vợ khiến con văng xuống đất gây phẫn nộ
Hình ảnh em bé 6 tháng tuổi bị ngã văng xuống đất từ tay mẹ khi bố đánh mẹ được ghi lại qua camera an ninh đang khiến dư luận phẫn nộ.
">Em làm gì mà giờ này chưa đón con?
Kèo vàng bóng đá Barcelona vs Mallorca, 02h30 ngày 23/4: Khó tin Barca
Tại điểm cầu Trung ương với sự đồng chủ trì của Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Trần Đình Liệu, Tổng Giám đốc Bưu điện Việt Nam Chu Quang Hào và thực hiện tiếp sóng tại 63 điểm cầu các tỉnh, thành phố.
Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Trần Đình Liệu đánh trống phát động Lễ ra quân hưởng ứng Tháng Vận động triển khai BHXH toàn dân. Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Trần Đình Liệu cho biết, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1676/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Đổi mới toàn diện nội dung, hình thức và phương pháp tuyên truyền BHXH; theo đó, lấy Tháng Năm là Tháng Vận động triển khai BHXH toàn dân.
Thứ trưởng Bộ Thông tin truyền thông Phạm Anh Tuấn dự tại buổi lễ ra quân trực tuyến. Cụ thể, tổ chức Lễ ra quân trực tuyến tại điểm cầu Trung ương, thực hiện tiếp sóng tại 63 điểm cầu các tỉnh, thành phố, đảm bảo giãn cách xã hội; đồng thời, tổ chức tuyên truyền lưu động với 708 đoàn diễu hành lưu động, tư vấn và phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trên phạm toàn quốc, bằng phương tiện ô tô, xe máy có gắn các thông điệp truyền thông BHXH (với quy mô 01 đoàn diễu hành lưu động/ 01 quận, huyện, thị xã,…), đảm bảo quy định phòng, chống Covid-19 của Chính phủ, đảm bảo an toàn giao thông.
Với chủ đề “Chính sách BHXH - điểm tựa an sinh của người lao động và Nhân dân”, gắn với các nội dung truyền thông về vị trí, vai trò, ý nghĩa nhân văn của chính sách BHXH, đặc biệt nhấn mạnh về quyền và lợi ích khi tham gia BHXH tự nguyện, qua đó, truyền tải nhiều thông điệp ý nghĩa như: “Đảng và Nhà nước chăm lo cuộc sống Nhân dân thông qua chính sách BHXH”; “BHXH là chính sách bảo hiểm của Đảng và nhà nước, vì quyền lợi của NLĐ và Nhân dân”; “Đảng và Nhà nước quyết tâm thực hiện BHXH toàn dân”; “Hãy tham gia BHXH vì sự ổn định cuộc sống của bản thân và gia đình”… hướng tới nhóm đối tượng đích gồm người nông dân, người lao động tại khu vực phi chính thức.
Mục tiêu Lễ ra quân hướng tới: nhằm đảm bảo phát triển số người tham gia BHXH tự nguyện trong và sau Lễ ra quân, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch năm 2020; tiếp tục phát huy vai trò của cơ quan BHXH, Bưu điện các cấp trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện, hoàn thành tốt các chỉ tiêu được giao...
Tiếp tục phát triển người tham gia BHXH tự nguyện
Từ khi Ban Chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết số 28-NQ/TW thì số người tham gia BHXH tự nguyện năm 2018 tăng là trên 277 nghìn người, tăng hơn 52.900 người, tương ứng tăng 23,6% so với năm 2017; và năm 2019 tăng lên gần 574 nghìn người, tăng 296.700 người, tương ứng tăng 107,1% so với năm 2018, chiếm 1,17% so với lực lượng lao động trong độ tuổi lao động.
Cán bộ tuyên truyền cơ quan bhxh Hà Tĩnh tuyên truyền chính sách BHXH tự nguyện cho bà con tiểu thương tại chợ. Đáng chú ý, số người tham gia BHXH tự nguyện tăng mới trong năm 2019 bằng tổng số người tham gia BHXH tự nguyện phát triển được của cả 11 năm trước cộng lại.
Với những kết quả gia tăng số người tham gia BHXH tự nguyện ấn tượng trong năm 2019 cho thấy, chính sách BHXH tự nguyện đang ngày một khẳng định vị trí, vai trò đảm bảo an sinh cho Nhân dân của Đảng, Nhà nước.
Tiểu thương chợ Hà Tĩnh nghiên cứu tờ rơi bhxh tự nguyện trong chương trình tuyên truyền lưu động. Hệ thống đại lý thu BHXH, BHYT và mạng lưới cộng tác viên được mở rộng, đến từng xã, phường, thị trấn, trải đều đến từng thôn, bản, tổ dân phố, tạo thuận lợi cho người dân tiếp cận chính sách và tham gia BHXH tự nguyện. Đến nay, BHXH Việt Nam đã có trên 12.400 đại lý thu BHXH, BHYT với trên 37.300 điểm thu và trên 52.200 nhân viên đại lý thu đảm bảo việc phục vụ người tham gia BHXH tự nguyện một cách kịp thời, linh hoạt nhất.
Ngay trong buổi sáng lễ phát động thu được hiệu quả của lễ ra quân, ông Trần Quang, 80 tuổi ở 43 Đồng tâm, Phường 4, TP Đà Lạt, đã đi bộ gần 2km để tham gia BHXH tự nguyện cho cho mình và 2 con với mức 138.600 đồng/người.
“Tôi không chỉ tham gia cho tôi mà còn tham gia cho con tôi nữa, gia đình chỉ có 2 vợ chồng già, và 2 con trai lớn đã lớn tuổi nhưng không có gia đình, vì muốn khi tôi mất con trai có nguồn chi phí”, ông Quang chia sẻ.
Ông Trần Quang - 80 tuổi. Bưu điện Việt Nam - một trong những đại lý thu BHXH hiệu quả
Năm 2019, sự vào cuộc của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam trong công tác tuyên truyền, vận động tham gia BHXH với vai trò là một trong những đại lý thu BHXH, BHYT của BHXH Việt Nam tiếp tục được phát huy ngày một tích cực, hiệu quả.
Cơ quan Bưu điện đã phối hợp chặt chẽ với cơ quan BHXH các cấp tổ chức thành công 14.000 hội nghị tuyên truyền chính sách BHXH tự nguyện trực tiếp tới người dân, người lao động trong khu vực phi chính thức; qua đó, đã phát triển được trên 276 nghìn người tham gia BHXH tự nguyện trong năm 2019.
Riêng trong 4 tháng đầu năm 2020, kết quả triển khai phát triển người tham gia BHXH tự nguyện của hệ thống đại lý thu BHXH, BHYT Bưu điện là 48.012 người.
Thúy Ngà
">Lễ ra quân hưởng ứng Tháng Vận động triển khai BHXH toàn dân
Hyundai Accent bản 1.4 AT đời 2019 đi hơn 70.000 km, còn Mazda6 bản 2.0 AT đời 2014 đã đi hơn 90.000 km. Tôi nghiêng về xe Nhật hơn, nhưng Accent lại đời mới hơn.
Nhờ những người đã đi hai xe này chia sẻ kinh nghiệm. Xin cảm ơn.
">Tầm 420 triệu mua Accent 2019 hay Mazda6 2014?
Bị chồng tát ngất xỉu vì đi ăn hàng cùng hai người đàn ông Sự cố xảy ra hôm 2/7 tại một nhà hàng nổi tiếng ở thành phố Bảo Định, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Các nhân chứng cho biết, một người đàn ông bất ngờ xông vào, làm loạn nhà hàng, khiến nhiều thực khách và nhân viên hoảng sợ phải bỏ chạy.
Người phụ nữ bị đánh ngất xỉu trong nhà hàng Khi vào nhà hàng, người này bảo nhân viên "lấy cho hai chai bia" và lao tới bàn của một người phụ nữ đang ngồi ăn cùng hai người đàn ông khác. Theo hình ảnh từ camera giám sát, người đàn ông bất ngờ vung tay tát người phụ nữ ngã ngửa, ngất lịm ngay trên ghế, rồi quay sang tấn công dọa nạt hai người còn lại.
Trong khi người phụ nữ vẫn bất tỉnh, người đàn ông quát to: "Đây là vợ tao" rồi tiếp tục đe dọa. Hai vị khách còn lại giơ tay xin giải thích nhưng không được. Họ lên tiếng van xin nhưng người đàn ông vẫn đánh vợ bằng lọ gia vị, bình trà và hét lớn: "Nó là vợ tao. Tao đã đứng ngoài xem chúng mày 20 phút rồi. Bọn mày là ai? Tên tuổi?".
Người đàn ông vẫn tiếp tục tấn công người phụ nữ dù cô này đã ngất lịm sau cú đánh đầu tiên Những thực khách ở bàn bên vội vã rời đi khi cuộc hỗn loạn bắt đầu. Khoảng 9 giờ tối theo giờ địa phương, cảnh sát thành phố được mời tới hiện trường. Theo điều tra ban đầu, người phụ nữ bị ngất lịm là vợ của kẻ hành hung, còn một trong hai người đàn ông bị đánh nghi là bồ của cô này.
Bồi bàn được tặng gần 2 tỷ đồng vì dám đuổi CEO công nghệ ra khỏi nhà hàng
Một nữ bồi bàn đã nhận được 82.000 USD (gần 1,9 tỷ đồng) tiền boa từ mọi người trên khắp thế giới sau khi cô có một hành động dũng cảm bảo vệ những người gốc Á ở Mỹ.
">Bị chồng tát ngất lịm vì đi ăn hàng cùng hai người đàn ông