Chính sách chưa kịp thời, công nghiệp hỗ trợ khó tăng tốc trong CMCN 4.0
Theínhsáchchưakịpthờicôngnghiệphỗtrợkhótăngtốtiếp bóng đá hôm nayo số liệu của Hiệp hội Doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ Hà Nội đưa ra tại Hội nghị giới thiệu các cơ chế, chính sách phát triển công nghệ hỗ trợ của chính phủ được tổ chức mới đây, tình hình sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ của các doanh nghiệp Việt Nam thuộc các ngành như chế tạo ô tô có tỉ lệ nội địa hóa khoảng 5%-20%; điện tử nội địa hóa khoảng 5%-10%; da giày nội địa hóa khoảng 30%; dệt may nội địa hóa đạt khoảng 30%.
Cùng đó, công nghiệp hỗ trợ cho công nghệ cao khoảng 1%-2%; cơ khí chế tạo khác nội địa hóa khoảng 15%-20%.
Từ hạn chế về việc nội địa hóa các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ dẫn tới khối lượng linh phụ kiện nhập khẩu hàng năm về Việt Nam lắp ráp, chế tạo, sản xuất để xuất khẩu vào khoảng hàng chục tỷ USD (riêng sản phẩm nhập khẩu thuộc ngành điện tử và ô tô vào khoảng 30 tỷ USD).
Đặc biệt, Việt Nam chỉ có khoảng 0,3% trong tổng số gần 500 nghìn doanh nghiệp Việt Nam đang tham gia vào sản xuất chế tạo cho ngành CNHT.
Đây thực sự là con số đáng báo động khi so sánh với cộng đồng doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tại một số nước ngay trong khối ASEAN.
Theo đại diện Sở Công Thương Hà Nội, để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, UBND thành phố Hà Nội đã có Quyết định số 6743/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án phát triển CNHT trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2017-2020, định hướng 2025.