Đã từng có thời gian tiếp xúc,Đànôngđíchthựcnóikhôngvớibạolựlịch thi đấu cup c1 trò chuyện với những người phụ nữ kém may mắn khi lấy phải người chồng vũ phu, gia trưởng, hàng ngày chỉ biết “gửi gắm” những thông điệp vào nắm đấm rồi giáng lên đầu của vợ, mới thấy, nhiều phụ nữ đã phải sống khốn khổ đến thế nào.
Những phụ nữ sống trong câm lặng
Năm 2010, tức là sau khi đã trải qua quãng thời quan gần 20 năm sống chung với người chồng vũ phu, chị Nguyễn Thị H (Văn Yên – Yên Bái) mới có đủ can đảm và quyết tâm dứt bỏ cuộc sống trâu ngựa của mình để khăn gói lên Hà Nội.
Lên đó, người đàn bà khốn khổ chỉ biết tìm đến những khu trợ lao động để mong kiếm được một công việc tạm bợ, kiếm đủ tiền để sống qua ngày. Thế nhưng, vì cái hình dáng gày gò, đen đúa và già nua yếu đuối của chị nên chẳng có ai chịu bỏ tiền ra để thuê chị.
Cuối cùng, chị đành lang thang qua các bãi rác, các ngõ ngách ở từng con phố của Hà Nội để lượm lặt những chai lọ người ta vứt đi rồi mang bán đồng nát và tằn tiện để gửi về cho con.
Cuộc sống lang thang, vất vả, bữa đói, bữa no những tưởng sẽ khiến chị mệt mỏi, và từ bỏ, ai ngờ, chị H bảo rằng, “sống thế này, chỉ tội nhớ con, chứ sướng gấp trăm lần ở quê”.
Ở quê, chị có chồng, có bố mẹ chồng, nhưng từ sau khi sinh 4 cô con gái thì gần như mỗi ngày, hề có bất cứ chuyện gì anh cũng dùng hết sức mạnh của một người đàn ông cao to ra để táng vào mặt chị những cú đấm, cú đá.
Theo kết quả Nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ Việt Nam do tổng cụ thống kê và Liên hợp quốc tại Việt Nam công bố năm 2010 cho thấy: 58% phụ nữ cho biết đã từng chịu ít nhất một trong 3 hình thức bạo lực: thể chất, tinh thần, và tình dục trong đời. Trong đó, khoảng 50% nạn nhân chưa từng nói với ai về tình trạng bạo lực mà họ phải chịu đựng. 87% nạn nhân bạo lực gia đình chưa tìm kiếm sự hỗ trợ từ các dịch vụ. |
Thậm chí, có lần, chỉ vì cái tội không biết đẻ con trai mà bố mẹ chồng còn cầm trịch cho chồng chị rước gái về nhà để ngủ trên chính chiếc giường cưới của chị. Chị phản ứng thì bị cả nhà chồng lột hết quần áo trói vào góc bếp, và bắt nhịn đói đến 2 ngày.
Từ đó, chị chỉ biết sống câm lặng trong gian bếp vốn từng là nơi nuôi lợn của gia đình , và bị bắt làm việc cật lực như trâu như ngựa. Đến khi không thể chịu đựng được nữa, chị mới quyết tâm để từ bỏ “địa ngục trần gian” và làm lại cuộc đời ở độ tuổi 43.
Ảnh minh họa |
Câu chuyện của chị H, khiến tôi bất chợt nhớ đến một người phụ nữ mà tôi đã từng gặp trong phiên tòa ly hôn ở tòa án nhân dân Quận Hoàng Mai vào khoảng 2 năm về trước.
Cô gái đó, chắc chỉ độ 24, 25 tuổi, nhưng gương mặt khắc khổ. Khi phiên tòa gần đến giờ bắt đầu, cô gái mới hớt hải chạy đến với một đôi mắt vẫn còn mọng nước. Nghe nói đây là phiên tòa ly hôn được tổ chức lần thứ hai. Bởi lần 1, người chồng không tham gia nên phiên xử đã phải hoãn lại.
Sau phiên xử, mọi người đã ra về, nhưng cô gái vẫn ngồi lại 1 mình, thẫn thờ, và… khóc. Thấy vậy, tôi tiến lại để nói vài câu động viên nên đã nghe được 1 câu chuyện “bí mật” đầy căm phẫn và đau đớn về cuộc hôn nhân ngắn ngủi của đôi trẻ.
Hóa ra, trước khi kết hôn, người chồng những tưởng gia đình nhà vợ giàu có, sẽ cho tiền để 2 vợ chồng mua nhà Hà Nội, nhưng khi cưới về, đã gần 1 năm mà 2 vợ chồng vẫn phải ở trọ trong căn phòng 12m2 nên người chồng mới đánh tiếng bảo vợ về xin tiền ông bà già để mua nhà. Ai rè, bố mẹ vợ không có nhiều tiền, nên không đồng ý. Thế là từ đó, anh ta quay ngoắt thái độ với vợ, với gia đình vợ, và trở thành một người chồng vũ phu chưa từng thấy. Hễ buồn, anh đánh vợ, vui, anh đánh vợ, thiếu tiền, anh cũng mang vợ ra đánh. Mà chỉ đánh chỗ hiểm, đánh vào vùng kín của vợ chứ không bao giờ đánh vào mặt vợ.
Người vợ có tính cam chịu, nên một mình giấu kín và chịu đựng. Cho đến khi bị anh vu cho cái tội “không có khả năng sinh nở” nên công khai bồ bịch. Người vợ mới đề nghị ly hôn. Tuy nhiên, phải 5 lần 7 lượt anh chồng mới đồng ý ký vào đơn, kèm theo lời đe dọa chị phải câm miệng không được kể lại những trận đòn roi. Thế mà, trước khi đến dự tòa, anh chồng vẫn không quên trút lên người chị một trận đòn …. chia tay.
Ký kết chung tay xóa bỏ bạo lực với phụ nữ |
Cần chung tay xóa bỏ bạo lực với phụ nữ
Có thể nói, những người phụ nữ “xấu số”, phải sống khốn khổ với nạn bạo hành gia đình như trên không còn là chuyện hiếm, nên việc “chung tay xóa bỏ bạo lực với phụ nữ” cũng trở thành mối quan tâm của toàn xã hội.
Vì vậy, nhân hưởng ứng ngày Quốc tế xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái do Liên hợp quốc phát động, Bộ Văn hóa, Thể thao du lịch, Bộ Lao động thương binh và xã hội, Bộ Công an, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Phụ nữ Việt Nam, đã phối hợp với Liên Hợp Quốc tại Việt Nam và các đối tác phát triển khác khởi động chuỗi sự kiện “Chung tay xóa bỏ bạo lực với phụ nữ”.
Chuỗi sự kiện sẽ diễn ra với nhiều hình thức: tọa đàm, đối thoại chính sách, triển lãm, diễu hành tại Hà Nội, Hải Dương, Bến Tre và một số tỉnh, thành phố khác trên toàn quốc, tuyên truyền qua các phương tiện truyền thông đại chúng và mạng xã hội.
Vũ Lụa