Đây là một trong các hoạt động nâng cao nhận thức thuộc dự án “Tăng cường kỹ năng CNTT cho giới trẻ hội nhập và phát triển – Youth Spark Digital Inclusion” của Microsoft tại Việt Nam.
Cục Công nghệ Thông tin,átđộngGiờLậptrìnhthúcđẩygiớitrẻsẵnsàngchotươtỷ giá đô la mỹ Bộ Giáo dục và Đào tạo, Microsoft Việt Nam phối hợp cùng Trung tâm Công nghệ thông tin-Truyền thông Vietnet (Vietnet-ICT) và Quỹ Dariu (The Dariu Foundation) chính thức phát động và thực hiện chương trình Giờ lập trình 2018 trên toàn quốc.
Học sinh làm quen với lập trình |
Tham gia chương trình Giờ Lập Trình 2018, cùng với các bạn trẻ trên 180 quốc gia, học sinh Việt Nam sẽ được học tập và tìm hiểu về Khoa học máy tính, giúp các em trang bị những kỹ năng cần thiết sẵn sàng cho tương lai, đồng thời tăng cường cơ hội tiếp cận với công nghệ, từ đó xây dựng các kỹ năng, phát triển niềm đam mê và theo đuổi nghề nghiệp trong lĩnh vực STEM.
Theo thống kê, hiện nay, nhu cầu các công việc thuộc các ngành nghề STEM (khoa học – công nghệ – kỹ thuật – toán học) chiếm tới 60%, trong khi sinh viên tốt nghiệp chỉ đáp ứng được 2% nhu cầu đó .
“Công nghệ góp vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển xã hội. Tuy nhiên, công nghệ cũng tạo ra sự bất bình đẳng giữa những người đã và chưa có cơ hội được tiếp cận với công nghệ. Mục tiêu của Microsoft là trang bị sẵn sàng hành trang số cho thanh thiếu niên Việt Nam, thông qua mạng lưới các giáo viên, các tổ chức NGOs và các đối tác cùng chí hướng, cùng quan tâm sâu sắc đến giới trẻ và mong muốn tạo ra những thay đổi tích cực cho cộng đồng.”, bà Lê Hồng Nhi, Quản lý các chương trình phát triển cộng đồng khu vực Đông Nam Á, Microsoft chia sẻ.
Trong năm 2017, Giờ Lập trình tại Việt Nam đã ghi nhận kết quả kỷ lục sau 4 lần tổ chức, thu hút được sự tham gia của hơn 70.000 học sinh. Sự hưởng ứng rộng rãi Giờ Lập trình 2017 tại Việt Nam là kết quả chung tay trong việc nỗ lực nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục khoa học máy tính của cộng đồng gần 400 tổ chức xã hội và các nhà trường, hơn 800 giáo viên, tình nguyện viên đến từ 13 tỉnh thành phố: Hà Nội, Hòa Bình, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Nguyên, Đà Nẵng, Quảng Nam, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Kiên Giang, Sóc Trăng, An Giang và TPHCM.
Hải Nguyên
Máy làm đá tuyết từ nước biển sẽ giải quyết vấn bảo quản hải sản, tăng chất lượng cá và giảm chi phí cho ngư dân đánh bắt xa bờ. Giá của những chiếc máy Made in Việt Nam này chỉ bằng 80% so với hàng nhập ngoại.