Siri được ra mắt cùng với iPhone 4s vào tháng 10/2011,ìsaoSiricủaApplengàycàngtệhơntrợlýảocủeverton đấu với crystal palace một ngày trước khi đồng sáng lập Apple Steve Jobs qua đời.
Khi đó, khả năng điều khiển thiết bị thực hiện các tác vụ kiểu như đặt đồng hồ báo thức hay trả lời tin nhắn của Siri được coi như cuộc cách mạng.
Nhiều năm sau đó, Siri khiến các đối thủ khác bắt chước chạy theo: Alexa của Amazon ra mắt năm 2014 (tích hợp vào loa Echo), và Google Assistant mới xuất hiện mùa hè năm ngoái.
Thế nhưng, cuộc chơi giờ đây có vẻ đã đảo chiều. Các đối thủ ra sau lại có nhiều tính năng hơn Siri, và ngày càng có vai trò qua trọng hơn trong chuỗi sản phẩm của nhà sản xuất.
“Tình hình là Google và Amazon đang thắng thế trong cuộc đua trợ lý ảo cá nhân. Apple đã không đủ sức cạnh tranh với các đối thủ này”, Brian Blau, nhà phân tích của Gartner, nhận xét.
Sự kiện ra mắt sản phẩm gần đây nhất của Google đã đưa Google Assistant lên vị trí trung tâm. Trợ lý này được tích hợp cho hầu hết sản phẩm mới của Google, từ tai nghe không dây, hai mẫu điện thoại Pixel 2 mới, tới mẫu loa và laptop tới.
“Người dùng sẽ có khả năng tương tác với thiết bị theo cách tự nhiên và liên tục”, Google CEO, Sundar Pichai, nhấn mạnh về vai trò của các thiết bị mới nói chung và Google Assistant nói riêng.
Google Assistant hiện nay được tăng thêm nhiều tính năng khiến Siri phải “hít khói” chạy theo. Chẳng hạn, mẫu loa Google Home mới có thể cấu hình nhận biết người dùng khác nhau qua giọng nói của họ.
Khi nói “Hey Google, hãy gọi cho mẹ”, Google Home sẽ gọi cho mẹ đẻ người dùng, thay vì gọi cho mẹ vợ. Alexa của Amazon không thể phân biệt được điều này, và tất nhiên Siri cũng không thể.
Dù ra mắt trước vài năm nhưng Siri ngày càng tỏ ra yếu thế so với các đối thủ. |
Thiết bị loa gia đình đầu tiên của Apple, HomePod, sẽ không thể xuất hiện trước tháng 12 năm nay. Điều đó có nghĩa HomePod đi sau đối thủ của Google và Amazon.
HomePod được tích hợp Siri nhưng CEO Apple chỉ nhấn mạnh tới vai trò chơi nhạc của iPod thay vì đề cập tới khả năng cải tiến của Siri.
Trong khi đó, Google và Amazon lại làm nhiều hơn thế khi cho phép người ngoài có thể tương tác tốt hơn với trợ lý ảo. Cách làm này tương tự như Apple đã làm trước đây khi cải tổ kho ứng dụng App Store.
Các nhà phát triển bên ngoài có thể tạo hơn 25.000 kỹ năng mới cho Alexa, và trợ lý ảo này đang được tích hợp cho nhiều mẫu xe hơi mới, TV và ứng dụng trong gia đình.
Còn Google Assistant được tích hợp trên nhiều sản phẩm bên ngoài, điển hình như của Sony. Google cũng vừa công bố các công cụ cho phép nhà phát triển có thể tạo ứng dụng Google Home và game cho gia đình.
Trong khi đó, Apple lại giới hạn không cho các nhà phát triển tạo ra ứng dụng cho Siri.
Có thể Siri sẽ được nâng cấp thêm tính năng nào đó khi HomePod ra mắt trong một hai tháng tới. Apple có thói quen hoàn thiện sản phẩm của mình rồi mới công bố, khác với cách tiếp cận của Google khi ra mắt bản beta trước rồi mới tới bản chính thức.
Gần đây, Apple cũng có một vài nâng cấp nhỏ cho Siri. Trong sự kiện hồi tháng 6/2017, Siri có thêm khả năng nhận diện giọng nói và dịch thuật chuẩn hơn.