Cách đối xử của mẹ vợ khiến tôi vô cùng cảm động. Tôi quen Hương trong một chuyến đi tình nguyện lên biên giới,àngrểthởphàotrướcquàcướinhỏtítẹocủamẹvợgiàucólịch dương hôm nay sự gần gũi giản dị của cô ấy đã thu hút tôi ngay từ lần đầu tiên. Nhìn bề ngoài chẳng ai biết Hương là tiểu thư con nhà giàu và tôi cũng vậy.
Đến khi về ra mắt gia đình, tôi mới biết gia thế khủng của nhà người yêu. Vì trong thời gian quen nhau, Hương chưa bao giờ khoe ba mẹ mình là đại gia bất động sản có tiếng mà chỉ nói làm công chức bình thường.
Trước đó, tôi rất thoải mái với tình yêu của mình nhưng về sau, tôi thấy áp lực đè nặng trên vai. Tôi bắt đầu suy nghĩ về chuyện môn đăng hộ đối và những lời gièm pha của người ngoài. Ba mẹ tôi làm công nhân, lương bổng chỉ đủ sống chứ không khá giả gì.
Sợ mẹ vợ khinh thường
Và điều tôi lo nhất, nếu lấy nhau, nhà vợ sẽ khinh thường mình rồi sẽ chẳng có hạnh phúc. Tôi có người anh họ làm rể nhà giàu, từng cay đắng tâm sự: “Họ cho tiền của, mình phải đổi lấy danh dự mà sống, nhiều lúc nhục không chịu được”. Tính tôi thích tự lập, chưa bao giờ có ý định dựa dẫm vào ai, nếu ngay từ đầu biết gia cảnh nhà Hương chắc tôi đã không tiến tới.
Quen nhau đã hai năm, tình cảm hoà hợp bền chặt nhưng khi nghĩ đến chuyện kết hôn, tôi lại đắn đo. Tôi muốn mình phải có một cái gì đó trong tay mới tính chuyện cưới xin. Suy nghĩ là thế nhưng tôi không tâm sự với Hương vì sợ cô ấy nghĩ ngợi nhiều.
Mặc dù mỗi lần đến nhà người yêu chơi, tôi được đón tiếp niềm nở, mọi người hoà đồng vui vẻ và ba mẹ Hương chưa bao giờ hỏi kĩ hoàn cảnh nhà tôi. Nhưng người tính không bằng trời tính, chúng tôi lỡ có con ngoài ý muốn nên đám cưới bắt buộc phải diễn ra dù tôi chưa sẵn sàng. Lúc đó, tôi đang làm phó phòng kĩ thuật của công ty điện máy, dự định sẽ đi học lên để có cơ hội thăng tiến.
Để chuẩn bị cho đám cưới, tôi dùng tiền dành dụm để mua vàng trang sức. Ngoài việc đưa cho ba mẹ một bộ nhẫn, hoa tai, kiềng vàng để trao cho con dâu vào ngày cưới, tôi còn cẩn thận đưa cho vài người họ hàng mỗi người một chỉ vàng để làm quà tặng cô dâu. Tôi lo khi làm lễ, nhà gái trao hồi môn nhiều mà nhà trai không có gì lại chênh lệch khó coi nên mới làm vậy. Tất nhiên sự chuẩn bị ngấm ngầm đó Hương không hề biết.
Tôi nhẩm tính, mấy cây vàng tôi mua làm quà tặng cho nhà trai chắc không kém với của hồi môn ba mẹ Hương dành cho con gái. Nhưng đến ngày cưới, tôi hoàn toàn ngỡ ngàng vì mẹ vợ chỉ trao cho con gái cho một bộ trang sức nhỏ bằng vàng tây. Thấy vậy, tôi vừa thở phào nhẹ nhõm vừa băn khoăn.
Cảm phục vì cách dạy dỗ con của mẹ vợ
Đến sau này, khi về làm rể tôi mới biết đám cưới đứa con nào, ba mẹ vợ cũng chỉ cho như vậy. Cưới xong, mỗi đứa tự lo làm ăn, nhà vợ không cho gì thêm cả. Mẹ vợ quan niệm của cải tự tay làm ra thì mới bền lâu, ba mẹ chỉ giúp đỡ khi thật sự khó khăn và không còn khả năng.
Còn tài sản của gia đình đến khi ba mẹ mất sẽ chia cho con cháu theo di chúc. Mẹ vợ còn dặn dò các con khi yêu ai không nên nói về gia thế thật sự của gia đình vì sợ nhiều người chọn tài sản chứ không chọn người.
Mẹ vợ cũng không cần đẹp mặt mà cho con gái thật nhiều của hồi môn trong ngày cưới để tránh phân biệt với bên thông gia.
Tôi thật sự cảm phục cách ứng xử và dạy dỗ con cái của ba mẹ vợ. Vợ chồng tôi cũng như anh chị em trong nhà tự thân lập nghiệp kiếm tiền mua nhà sắm xe, khi cần ba mẹ sẽ hỗ trợ điều kiện làm ăn. Mặc dù giàu có nhưng cuộc sống gia đình vợ khá giản dị, có việc gì mọi người đều chung tay làm chứ không phân biệt dâu rể.
Có lẽ nhờ định hướng như thế mà các anh chị em nhà vợ đều có sự nghiệp riêng mà không phụ thuộc ba mẹ hoặc ỷ lại mà phá phách như nhiều gia đình giàu có khác.
Một lần đi chợ với mẹ chồng tương lai, tôi sốc đến mức muốn hủy hôn
Lần đi chợ với mẹ người yêu đã khiến tôi được mở rộng tầm mắt. Nhưng 'nóng nhất' vẫn là lúc tôi muối mặt nghe câu mỉa mai từ cô bán rau.