Cách xử lý mùi hôi, ẩm mốc ở máy giặt
Do tiếp xúc nhiều với nước và quần áo bẩn,áchxửlýmùihôiẩmmốcởmáygiặlịch cúp fa máy giặt vốn là môi trường ẩm ướt và có thể sản sinh nhiều nấm mốc, vi khuẩn. Thêm đó, thói quen và điều kiện sinh hoạt cũng buộc nhiều gia đình phải đặt máy giặt trong phòng tắm, phòng vệ sinh. Đây cũng là nguyên nhân khiến máy giặt dễ sản sinh vi khuẩn nấm mốc có hại hơn.
Sau một thời gian sử dụng, máy giặt thường có mùi hôi khó chịu. Tình trạng này nếu kéo dài và không được xử lý kịp thời có thể khiến quần áo giặt bị nhiễm mùi hôi và các vết bẩn, mốc dù có sử dụng xà phòng và nước giặt.
Mùi hôi ở máy giặt thường có do nước thải từ máy không thoát ra hết hỏi lồng giặt và ống xả nước. Lượng nước thải và cặn bẩn lưu lại lâu ngày bốc mùi qua ống dẫn và khiến lồng giặt bị nhiễm mùi hôi khó chịu. Ngoài ra, thói quen thường xuyên đóng kín cửa máy giặt sau khi sử dụng cũng là một trong những nguyên nhân khiến nấm mốc và mùi hôi càng có môi trường phát triển.
Ngăn ngừa mùi hôi và nấm mốc
Nhiều gia đình có thói quen sử dụng xà phòng khi giặt máy. Nhưng thực tế, nước giặt (dạng dung dịch giặt tẩy) lại tốt hơn bởi xà phòng thường hay đóng cặn và bị tồn đọng bên trong máy giặt. Vì vậy, nếu có thể, hãy sử dụng nước giặt thay cho xà phòng khi giặt máy.
Sau khi giặt xong, người dùng không nên đóng chặt cửa máy giặt ngay mà nên để hở cửa máy giặt hay cửa khoang chứa xà phòng để máy thông thoáng, tránh hơi ẩm còn đọng lại trong máy giặt, gây hôi, mốc. Ngoài ra, người dùng nên thường xuyên kiểm tra các chi tiết máy để kịp thời làm sạch bụi bẩn ở đó.
Hãy chú ý đến đường ống xả nước sau khi giặt. Nên đặt ống xả dốc và không nên dùng đường xả quá dài để việc thoát nước tốt hơn và tránh bị tồn đọng nước thải trong đường ống lâu ngày dẫn đến các mùi hôi khó chịu.
Vệ sinh máy giặt định kỳ