Chiều 25/11, phát biểu tại phiên thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, đại biểu Trịnh Thị Tú Anh (đoàn Lâm Đồng) cho rằng, vấn đề bảo vệ trẻ em trước quảng cáo, đặc biệt quảng cáo trên mạng xã hội vẫn còn nhiều khó khăn. 

Theo đại biểu, trẻ em đang ngày càng đối mặt với hình thức quảng cáo tinh vi và xâm nhập, đòi hỏi phải có quy định pháp luật cụ thể về bảo vệ quyền lợi của các em. Trong kỷ nguyên số, các em đang phải đối mặt với đại dương quảng cáo khổng lồ, các thuật toán thông minh không ngừng phân tích hành vi của trẻ để đưa ra những quảng cáo cá nhân hóa, vô hình chung tạo ra áp lực lớn lên tâm lý của các em.

"Nghiên cứu cho thấy, việc tiếp xúc quá sớm và thường xuyên với quảng cáo có thể dẫn đến các vấn đề như tiêu dùng bốc đồng, hình thành những chuẩn mực không lành mạnh về vẻ đẹp và thành công, thậm chí gây ra các rối loạn tâm lý",nữ đại biểu nêu vấn đề.

Đại biểu Trịnh Thị Tú Anh phát biểu tại phiên thảo luận.

Đại biểu Trịnh Thị Tú Anh phát biểu tại phiên thảo luận.

Bên cạnh đó, theo đại biểu Trịnh Thị Tú Anh, nhiều phụ huynh chưa nhận thức đầy đủ về tác hại của quảng cáo đối với trẻ em, dẫn đến việc không có sự giám sát chặt chẽ.

Vì vậy, nữ đại biểu đề nghị trong dự thảo luật cần bổ sung định nghĩa rõ ràng về "quảng cáo nhắm vào trẻ em", bao gồm cả quảng cáo trực tiếp và gián tiếp. Dự thảo luật cần chi tiết hóa các quy định về nội dung, hình thức quảng cáo nhắm vào trẻ em, tăng cường các biện pháp xử phạt đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định; xây dựng cơ chế giám sát hiệu quả để phát hiện và xử lý các vi phạm.

Bên cạnh đó, đại biểu cho rằng cần tăng cường hợp tác với các quốc gia khác để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và cùng nhau xây dựng các tiêu chuẩn chung về quảng cáo nhắm vào trẻ em trên các nền tảng xuyên biên giới.

Góp ý về quảng cáo trên mạng, đại biểu Phan Thị Mỹ Dung (đoàn Long An) cho biết, Điều 23 sửa đổi bổ sung quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước đối với quảng cáo trên môi trường mạng, trong đó có quy định về quy trình ngăn chặn, gỡ bỏ quảng cáo trên mạng.

Đại biểu Phan Thị Mỹ Dung.

Đại biểu Phan Thị Mỹ Dung.

Dự thảo quy định trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện việc ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin quy phạm pháp luật, tiếp nhận thông báo và gửi giấy xác nhận cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện kinh doanh dịch vụ quảng cáo trên mạng.

Tuy nhiên, dự thảo chỉ mới xác định trách nhiệm tự gỡ bỏ của người quảng cáo, trách nhiệm cụ thể của Bộ Thông tin và Truyền thông, trong khi đó chưa rõ các cơ quan chức năng có thẩm quyền là những cơ quan khác.

Đại biểu cũng cho rằng, hiện nay chúng ta kiểm soát rất chặt về quảng cáo nhưng là trên truyền hình, trên báo chí, nhưng trên mạng xã hội thì rất lỏng lẻo do thiếu hành lang pháp lý cũng như sự đa dạng, phức tạp khó quản lý của các hoạt động trên môi trường mạng.

Nếu thiếu cơ chế kiểm soát, phát hiện xử lý, chúng ta không đạt được mục tiêu phòng ngừa, ngăn ngừa, răn đe hoạt động quảng cáo có vi phạm trên môi trường mạng. Như vậy, người tiêu dùng trong thời đại thương mại điện tử không được bảo vệ hiệu quả mà chỉ là chạy theo giải quyết hậu quả, thiệt hại khi có khiếu nại, tố cáo và phát hiện sai phạm qua thanh tra, kiểm tra.

Vì vậy, đại biểu đề nghị sửa Luật Quảng cáo lần này bổ sung thêm các hành vi cấm tương ứng với đặc thù quảng cáo trên môi trường mạng và bổ sung điều hay thêm chương riêng về điều kiện, cách thức, trình tự rất rõ ràng, cụ thể về đưa sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ quảng cáo lên mạng hoặc loại sản phẩm hàng hóa dịch vụ không được phép quảng cáo lên không gian mạng hoặc những hành vi chia sẻ lên mạng không phải là quảng cáo mà như là quảng cáo.

Minh Tuệ" />

ĐBQH: Trẻ em xem quảng cáo thường xuyên có thể dẫn đến rối loạn tâm lý

 

Chiều 25/11,ĐBQHTrẻemxemquảngcáothườngxuyêncóthểdẫnđếnrốiloạntâmlýgia do hom nay phát biểu tại phiên thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, đại biểu Trịnh Thị Tú Anh (đoàn Lâm Đồng) cho rằng, vấn đề bảo vệ trẻ em trước quảng cáo, đặc biệt quảng cáo trên mạng xã hội vẫn còn nhiều khó khăn. 

Theo đại biểu, trẻ em đang ngày càng đối mặt với hình thức quảng cáo tinh vi và xâm nhập, đòi hỏi phải có quy định pháp luật cụ thể về bảo vệ quyền lợi của các em. Trong kỷ nguyên số, các em đang phải đối mặt với đại dương quảng cáo khổng lồ, các thuật toán thông minh không ngừng phân tích hành vi của trẻ để đưa ra những quảng cáo cá nhân hóa, vô hình chung tạo ra áp lực lớn lên tâm lý của các em.

"Nghiên cứu cho thấy, việc tiếp xúc quá sớm và thường xuyên với quảng cáo có thể dẫn đến các vấn đề như tiêu dùng bốc đồng, hình thành những chuẩn mực không lành mạnh về vẻ đẹp và thành công, thậm chí gây ra các rối loạn tâm lý",nữ đại biểu nêu vấn đề.

Đại biểu Trịnh Thị Tú Anh phát biểu tại phiên thảo luận.

Đại biểu Trịnh Thị Tú Anh phát biểu tại phiên thảo luận.

Bên cạnh đó, theo đại biểu Trịnh Thị Tú Anh, nhiều phụ huynh chưa nhận thức đầy đủ về tác hại của quảng cáo đối với trẻ em, dẫn đến việc không có sự giám sát chặt chẽ.

Vì vậy, nữ đại biểu đề nghị trong dự thảo luật cần bổ sung định nghĩa rõ ràng về "quảng cáo nhắm vào trẻ em", bao gồm cả quảng cáo trực tiếp và gián tiếp. Dự thảo luật cần chi tiết hóa các quy định về nội dung, hình thức quảng cáo nhắm vào trẻ em, tăng cường các biện pháp xử phạt đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định; xây dựng cơ chế giám sát hiệu quả để phát hiện và xử lý các vi phạm.

Bên cạnh đó, đại biểu cho rằng cần tăng cường hợp tác với các quốc gia khác để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và cùng nhau xây dựng các tiêu chuẩn chung về quảng cáo nhắm vào trẻ em trên các nền tảng xuyên biên giới.

Góp ý về quảng cáo trên mạng, đại biểu Phan Thị Mỹ Dung (đoàn Long An) cho biết, Điều 23 sửa đổi bổ sung quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước đối với quảng cáo trên môi trường mạng, trong đó có quy định về quy trình ngăn chặn, gỡ bỏ quảng cáo trên mạng.

Đại biểu Phan Thị Mỹ Dung.

Đại biểu Phan Thị Mỹ Dung.

Dự thảo quy định trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện việc ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin quy phạm pháp luật, tiếp nhận thông báo và gửi giấy xác nhận cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện kinh doanh dịch vụ quảng cáo trên mạng.

Tuy nhiên, dự thảo chỉ mới xác định trách nhiệm tự gỡ bỏ của người quảng cáo, trách nhiệm cụ thể của Bộ Thông tin và Truyền thông, trong khi đó chưa rõ các cơ quan chức năng có thẩm quyền là những cơ quan khác.

Đại biểu cũng cho rằng, hiện nay chúng ta kiểm soát rất chặt về quảng cáo nhưng là trên truyền hình, trên báo chí, nhưng trên mạng xã hội thì rất lỏng lẻo do thiếu hành lang pháp lý cũng như sự đa dạng, phức tạp khó quản lý của các hoạt động trên môi trường mạng.

Nếu thiếu cơ chế kiểm soát, phát hiện xử lý, chúng ta không đạt được mục tiêu phòng ngừa, ngăn ngừa, răn đe hoạt động quảng cáo có vi phạm trên môi trường mạng. Như vậy, người tiêu dùng trong thời đại thương mại điện tử không được bảo vệ hiệu quả mà chỉ là chạy theo giải quyết hậu quả, thiệt hại khi có khiếu nại, tố cáo và phát hiện sai phạm qua thanh tra, kiểm tra.

Vì vậy, đại biểu đề nghị sửa Luật Quảng cáo lần này bổ sung thêm các hành vi cấm tương ứng với đặc thù quảng cáo trên môi trường mạng và bổ sung điều hay thêm chương riêng về điều kiện, cách thức, trình tự rất rõ ràng, cụ thể về đưa sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ quảng cáo lên mạng hoặc loại sản phẩm hàng hóa dịch vụ không được phép quảng cáo lên không gian mạng hoặc những hành vi chia sẻ lên mạng không phải là quảng cáo mà như là quảng cáo.

Minh Tuệ