Chuyện con số ảo,ậtmìnhvớiđàotạonhânlựcthốngkêbrentford – fulham các chỉ tiêu biết nhảy múa để làm đẹp khiến nhiều người không khỏi giật mình. Thực tế đào tạo nhân lực ngành thống kê đang ở mức báo động.
Chất lượng nhân lực yếu kém, đào tạo thoi thóp, liên kết trường học với cơ quan, doanh nghiệp lỏng lẻo,…là hàng loạt yếu kém được chỉ ra trong Hội nghị đào tạo thống kê tại các trường đại học vừa diễn ra sáng 13/11 tại Hà Nội.
Chật vật tồn tại
“Thống kê là một trong các công cụ sắc bén, hùng mạnh và quan trọng nhất của nhận thức và quản lý” – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội GS.TS Phan Công Nghĩa khẳng định.
Ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê |
Tuy nhiên theo ông Nghĩa, ngành đào tạo này ở trường đại học đang chật vật tồn tại. “Với các trường không đào tạo chuyên ngành thống kê, phần lớn chỉ giảng 1-2 môn thống kê cơ bản và ứng dụng. Thậm chí có ngành không giảng môn thống kê nào dẫn đến “lỗ hổng” quan trọng trong kiến thức của các cử nhân kinh tế khi ra trường”.
Phân tích của ông Nghĩa chỉ ra: Đối với trường có đào tạo chuyên ngành thống kê gồm Trường ĐH Kinh tế quốc dân HN, Trường ĐH Kinh tế tP.HCM, Trường ĐH Kinh tế - ĐH Đà Nẵng, Trường ĐH Kinh tế - ĐH Huế, việc duy trì và phát triển chuyên ngành cũng chưa được chú trọng. Số lượng ngành đào tạo giảm mạnh, chương trình đào tạo đại học bị thu hẹp, đào tạo sau đại học thoi thóp.
Đại diện Trường ĐH Kinh tế TP.HCM thông tin có năm trường chỉ có 1-2 thí sinh thi vào chuyên ngành này của trường. PGS.TS Bùi Đức Triệu, Trường ĐH Kinh tế quốc dân HN trăn trở khi hàng năm, hầu hết các trường không tuyển đủ chỉ tiêu ngành học này. Điểm đầu vào các năm của thí sinh bằng hoặc thấp hơn điểm sàn của trường.
Năm 2013, điểm đầu vào của sinh viên ngành thống kê của 4 trường trên chỉ thấp nhất là 13 điểm, cao nhất là 21,5 điểm.
Cũng theo ông Triệu: “Việc tuyển dụng không đúng chuyên ngành vào làm thống kê (Tổng cục Thống kê) cũng không khuyến khích sinh viên theo học. Đội ngũ giảng viên thống kê có nguy cơ tụt hậu so với yêu cầu”.
Thống kê tại thời điểm tháng 10/2013, Trường ĐH Kinh tế-ĐH Huế có 11 GV, 1 người có học vị Tiến sĩ (TS) đạt (91,%); Trường ĐH Kinh tế-ĐH Đà Nẵng có 2/10 GV là TS đạt 20%; Trường ĐH Kinh tế TP.HCM là 5/11 (45,5%), Trường ĐH Kinh tế quốc dân HN là 8/18 (44,4%).
Báo động
Điều tra của Đỗ Văn Huân-Cao Quốc Quang (Trường ĐH Kinh tế quốc dân HN) trên 307 SV tốt nghiệp từ năm 2001-2012 cho thấy hiện tại chỉ 28% số tốt nghiệp ra làm việc đúng chuyên ngành, 72% không có việc đúng chuyên ngành.
Báo cáo của Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, TCTK Nguyễn Trí Duy cho thấy từ năm 2001-2012 chất lượng cán bộ ngành thống kê đang có chiều hướng giảm dần. |
Cũng theo điều tra này, 48,3% số người làm việc đúng chuyên ngành chỉ gắn bó với công việc chưa đầy 1 năm và con số trung thành với công việc đúng chuyên ngành trên 2 năm chỉ chiếm 24,1%.
Thu nhập với nhân viên làm trong các cơ quan nhà nước nói chung và cơ quan thống kê nhà trường nói riêng không hấp dẫn. Có 30,4% ý kiến cho rằng công việc đúng chuyên ngành có mức lương thấp.
Dù là trường duy nhất còn duy trì đều đặn việc đào tạo ở tất cả các hệ, bậc đào tạo và hệ thống các môn học thống kê nhưng Hiệu phó Nghĩa thừa nhận việc đào tạo, xác định nguồn tuyển hiện chỉ làm kiểu…áng chừng vì chưa có đơn vị nào dự báo nguồn nhân lực ngành thống kê.
“Nước ngoài thiết kế chương trình sau đó đưa ra hội đồng thẩm định thì 60% nhân lực đến từ các cơ quan bên ngoài. Ở ta, trường đại học tự thiết kế và thẩm định chương trình. Do đó, chương trình đào tạo ở đại học còn cách xa yêu cầu thực tế” – Ông Nghĩa cho biết.
Bài toán khó
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch&Đầu tư Nguyễn Văn Trung nhấn mạnh: “Nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn của người làm thống kê được xác định là một trong những ưu tiên hàng đầu để thực hiện thắng lợi Chiến lược phát triển thống kê VN giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn 2030. Một trong những giải pháp là nâng cao chất lượng đào tạo thống kê tại các trường đào tạo và gắn kết quan hệ với cơ quan sử dụng nhân lực”.
Thực trạng không có việc làm đúng chuyên ngành của SV tốt nghiệp ngành thống kê qua điều tra của Đỗ Văn Huân-Cao Quốc Quang (Trường ĐH Kinh tế quốc dân HN) |
Tuy nhiên giải quyết bài toán này không đơn giản. Ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê (TCTK) cho hay: Trong 11 năm qua, trong khi số công chức, viên chức của TCTK tăng lên thì những người được đào tạo chuyên ngành thống kê lại giảm từ 47% xuống còn 37%.
Cứ cách 2-3 năm TCTK lại tuyển khoảng 200-300 công chức, trên 20 bộ ngành và các đơn vị, các sở mỗi năm cũng cần vài trăm người. Nhu cầu lớn nhưng ông Lâm cũng cho biết TCTK chưa từng có “đơn đặt hàng” cho các cơ sở đào tạo. Các bộ ngành, cơ sở cũng không chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ thống kê.
Công tác tuyển dụng theo ông Lâm “còn nhiều vấn đề”. Bên cạnh việc phải cơ cấu, sắp xếp nguồn nhân lực một cách hợp lý, vị tổng cục trưởng cũng cho rằng chính sách lương bổng cho người làm thống kê cần được nâng lên; chính sách tuyển dụng của TCTK cũng cần thay đổi khi thời điểm tuyển người hiện nay vẫn là khi sinh viên ngành thống kê chưa tốt nghiệp ĐH.
Một giải pháp khác cũng được ông Lâm nhắc đến là nâng cấp trường Trung cấp thống kê lên thành Cao đẳng thống kê, Trường CĐ Thống kê lên Trường ĐH Thống kê để tập trung nâng chất lượng đội ngũ giảng viên, sinh viên chuyên ngành.
Tuy nhiên, theo Phó Hiệu trưởng Phan Công Nghĩa: “Việc làm này cần cân nhắc kĩ lưỡng, tránh đào tạo chồng chéo. Chính phủ, Bộ GD-ĐT cần thận trọng và có tính toán phân công công việc cho từng đơn vị đào tạo. Cạnh tranh là cần thiết nhưng nên có phân công công việc để mỗi đơn vị thực hiện tốt nhất khả năng, vai trò của mình”.
Văn Chung