Trong thời bùng nổ gameshow như hiện nay, showbiz Việt cũng bắt đầu xuất hiện những người chuyên làm nghề làm giám khảo. Họ không chỉ đóng vai trò cầm cân nảy mực mà còn được phân vai thiện - ác để tăng thêm phần kịch tính cho chương trình. Làm giám khảo cũng không chỉ đơn giản là ăn mặc đẹp, cười duyên, rồi lên truyền hình nói huyên thuyên, mà nó nguy hiểm, dễ gây tai tiếng và cần cả tài lẫn tâm của người nghệ sĩ.

Trấn Thành phũ miệng, Quang Linh lỡ lời

Trong tuần qua, những người được xem là có chút “uy” và kinh nghiệm, được các nhà đài tin tưởng giao trọng trách ngồi ghế nóng lại liên tiếp dính phải các scandal và nhận chỉ trích dư luận. Lỗi cũng vì họ vạ miệng trên sóng truyền hình.

{keywords}

Trong chương trình “Thần tượng Bolero” phát sóng trên VTV3 mới đây, giám khảo Quang Linh đã có một câu bông đùa bị cho là khó chấp nhận. Khi Đan Trường than thở đội của anh có 2 thí sinh ốm khiến anh vô cùng lo lắng. MC Thanh Thảo quay sang hỏi đội của Cẩm Ly và Quang Linh là có ai ốm không. Quang Linh mặt nghiêm nghị đáp: “Không có”, rồi bồi thêm “đâu có ăn cá...” Rồi mọi người trên sân khấu cười rần rần, nhưng với nhiều người thì câu nói đó trở nên nhạy cảm.

Với câu này, ai cũng hiểu Quang Linh - có thể chỉ là bông đùa - đang muốn hàm ý rằng, đội Đan Trường có 2 người ốm vì... ăn cá, còn đội anh không ăn cá nên vẫn an toàn. Nhưng nó lại được nói ra trong thời điểm cả nước đang lo lắng về hiện tượng cá chết hàng loạt ở miền Trung và vấn đề an toàn thực phẩm đang rất nóng hiện nay. Dù Quang Linh có giải thích là bông đùa, để giảm bớt căng thẳng cho các thí sinh trước khi bước vào vòng thi, nhưng trong khi mọi chuyện vẫn đang chờ kết luận, sẽ là không thích hợp để đem ra đùa, nhất là trong một chương trình phát sóng cho cả triệu khán giả trên cả nước. Lỗi vạ miệng này, Quang Linh và nhiều nghệ sĩ nên lấy làm bài học cho mình.

Cũng trong tuần qua, Trấn Thành - một gương mặt giám khảo “nhẵn mặt” trên truyền hình - tiếp tục mắc lỗi vạ miệng. Anh đã khiến diễn viên Lâm Vĩ Dạ khóc ròng trên sân khấu “Đấu trường tiếu lâm”, bằng những lời nhận xét làm khán giả truyền hình có cảm giác như “Trấn Thành đang hắt nước vào mặt đồng nghiệp”. Lý do là cái giọng của Trấn Thành hơi trịch thượng. Còn Lâm Vĩ Dạ đang là diễn viên hài chuyên nghiệp, là bạn diễn ăn ý với cây hài Trường Giang, nên sau khi bị Trấn Thành nhận xét tiết mục của mình là “dở”, “vớ vẩn”, không biết làm kịch bản, chị đã không giữ được bình tĩnh và òa khóc tức tưởi.

Việc Trấn Thành thẳng thừng chê một tiết mục, với tư cách đang là giám khảo của chương trình, là điều không sai. Nhưng chê làm sao để người khác phục, người bị chê đón nhận lại là điều không phải ai cũng làm được. Nó thuộc về tài của những người ngồi ghế nóng.

Một sự cố khác trên ghế nóng cũng từng khiến Trấn Thành nhận không ít chỉ trích. Anh đã nói lái cụm từ “giao hưởng hợp xướng” thành từ có ý nghĩa nhạy cảm. Sau đêm thi, Trấn Thành không đưa ra bất cứ lời bình luận, giải thích hay xin lỗi nào. Đặc biệt, thời gian gần đây ngày càng nhiều giám khảo đang lạm dụng lối nói lái này trên truyền hình. Trong chương trình “Gương mặt thân quen” phát sóng mới đây, giám khảo Đức Huy đã dành những câu nói lái: “Súng vô cường” (sướng vô cùng) để nhận xét về các thí sinh. Những người hay nói theo kiểu tiếu lâm sẽ thấy bình thường, nhưng các cụ nói rồi, “lộng giả thành chân” (đùa mãi thành thật), và không phải đối tượng nào cũng sẵn sàng đón nhận những câu đùa như thế.

{keywords}

Trấn Thành nhận xét quá thẳng thắn khiến thí sinh bật khóc.

Làm giám khảo cần cả Tài và Tầm

Ở Việt Nam, giám khảo đang trở thành một “nghề hot”, số lượng người ngồi ghế nóng cũng tăng theo sự ra đời của các gameshow truyền hình. Thậm chí, hiện tại còn “khan hiếm” người đủ tầm làm giám khảo, nên những người có tiếng một chút là nhận vô số lời mời chào và “chạy show” hết chương trình này sang chương trình kia. Họ được trao quyền lực, có trách nhiệm vừa làm đẹp cho chương trình, vừa giúp các sân chơi thêm phần kịch tính. Nhưng đa phần các giám khảo còn thiếu tính hài hước, đôi khi cố tạo ra điều này để tăng tính hấp dẫn và vô tình trở thành người “vô duyên”, thảm họa của chính những gameshow này.

Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng từng khiến khán giả lẫn thí sinh “đơ” trước những lời nhận xét của mình trong “Vietnam Idol”. “Giọng hát của Hương Giang còn dễ nghe hơn các qui định của ngành giao thông”, “Yasuy là nam ca sĩ có 3 chân: Chân thành, chân chính và chân phương”.

Hay trong “Bước nhảy hoàn vũ 2016” với mong muốn tăng độ kịch tính cho chương trình, nhà sản xuất đã mời Khánh Thi - Chí Anh làm giám khảo. Không nằm ngoài dự đoán của nhiều người, những câu chuyện về hai nhân vật từng gắn bó với nhau, rồi ồn ào chia tay liên tục được khai thác. Có lần, trước khi nhận xét thí sinh, hai người còn lôi chuyện cũ của mình ra nhắc lại trên sóng truyền hình, rồi Khánh Thi bật khóc nức nở. Việc bộc lộ cảm xúc của mình trên ghế nóng là điều không sai, nhưng cách mà Khánh Thi - Chí Anh thể hiện lại có phần “lạc đề”.

Ở các chương trình truyền hình thực tế, giám khảo đóng vai trò quan trọng, họ có lúc được xem là host (người chủ) của chương trình, quyết định tính hấp dẫn và lôi kéo khán giả để tăng lượng rating. Cũng vì đó mà nhiều nhà sản xuất đã bất chấp mời những nhân vật tai tiếng, sẵn sàng chi ra số tiền “khủng” để đầu tư cho những người ngồi ghế nóng, dù có trái chuyên môn, hay non kinh nghiệm. Việc ca sĩ đi chấm thi nhảy múa, diễn viên đi chấm thi ca hát... là điều vẫn thường xuyên xảy ra. Vì thiếu kiến thức chuyên môn, nên đôi khi giám khảo đã nói bừa và hậu quả là nhận “gạch đá” dư luận.

Đã có nhiều người tự làm xấu hình ảnh khi nhận lời ngồi ghế nóng. Nhà thơ Đỗ Trung Quân không sai khi ví von: “Truyền hình là nơi (chỗ) để khoe... cái dốt nhanh nhất trước hàng chục triệu người”, nếu như bất chấp lợi nhuận để gật đầu làm giám khảo dù chưa đủ tài và đủ tầm. Việc mua vui cho khán giả của giám khảo trong những chương trình giải trí trên truyền hình không dễ chút nào vì vừa phải làm sao để góp phần thu hút công chúng nhưng lại phải chịu đối mặt với “búa rìu” dư luận.

Vì khán giả bỏ thời gian và tiền bạc để xem, ủng hộ chương trình, họ cũng có quyền đòi hỏi thứ họ xem phải chất lượng và có quyền tẩy chay. Thế mới thấy nghề giám khảo không dễ như nhiều người tưởng, không chỉ đơn giản là ăn mặc đẹp, cười duyên, rồi lên truyền hình nói huyên thuyên mấy câu là xong, mà nó nguy hiểm, dễ gây tai tiếng giống như kiểu ngồi “cưa bom showbiz” theo cách ví von của đạo diễn Lê Hoàng. Và hơn hết, nghệ sĩ chớ vì ham chạy show ngồi ghế nóng mà không rèn tài và tâm, đừng tự biến mình thành thảm họa trên truyền hình.

Theo Lao Động" />

Giám khảo lỡ miệng trên truyền hình: Đừng biến mình thành thảm họa

Trong thời bùng nổ gameshow như hiện nay,ámkhảolỡmiệngtrêntruyềnhìnhĐừngbiếnmìnhthànhthảmhọbảng xếp hang ngoại hạng anh showbiz Việt cũng bắt đầu xuất hiện những người chuyên làm nghề làm giám khảo. Họ không chỉ đóng vai trò cầm cân nảy mực mà còn được phân vai thiện - ác để tăng thêm phần kịch tính cho chương trình. Làm giám khảo cũng không chỉ đơn giản là ăn mặc đẹp, cười duyên, rồi lên truyền hình nói huyên thuyên, mà nó nguy hiểm, dễ gây tai tiếng và cần cả tài lẫn tâm của người nghệ sĩ.

Trấn Thành phũ miệng, Quang Linh lỡ lời

Trong tuần qua, những người được xem là có chút “uy” và kinh nghiệm, được các nhà đài tin tưởng giao trọng trách ngồi ghế nóng lại liên tiếp dính phải các scandal và nhận chỉ trích dư luận. Lỗi cũng vì họ vạ miệng trên sóng truyền hình.

{ keywords}

Trong chương trình “Thần tượng Bolero” phát sóng trên VTV3 mới đây, giám khảo Quang Linh đã có một câu bông đùa bị cho là khó chấp nhận. Khi Đan Trường than thở đội của anh có 2 thí sinh ốm khiến anh vô cùng lo lắng. MC Thanh Thảo quay sang hỏi đội của Cẩm Ly và Quang Linh là có ai ốm không. Quang Linh mặt nghiêm nghị đáp: “Không có”, rồi bồi thêm “đâu có ăn cá...” Rồi mọi người trên sân khấu cười rần rần, nhưng với nhiều người thì câu nói đó trở nên nhạy cảm.

Với câu này, ai cũng hiểu Quang Linh - có thể chỉ là bông đùa - đang muốn hàm ý rằng, đội Đan Trường có 2 người ốm vì... ăn cá, còn đội anh không ăn cá nên vẫn an toàn. Nhưng nó lại được nói ra trong thời điểm cả nước đang lo lắng về hiện tượng cá chết hàng loạt ở miền Trung và vấn đề an toàn thực phẩm đang rất nóng hiện nay. Dù Quang Linh có giải thích là bông đùa, để giảm bớt căng thẳng cho các thí sinh trước khi bước vào vòng thi, nhưng trong khi mọi chuyện vẫn đang chờ kết luận, sẽ là không thích hợp để đem ra đùa, nhất là trong một chương trình phát sóng cho cả triệu khán giả trên cả nước. Lỗi vạ miệng này, Quang Linh và nhiều nghệ sĩ nên lấy làm bài học cho mình.

Cũng trong tuần qua, Trấn Thành - một gương mặt giám khảo “nhẵn mặt” trên truyền hình - tiếp tục mắc lỗi vạ miệng. Anh đã khiến diễn viên Lâm Vĩ Dạ khóc ròng trên sân khấu “Đấu trường tiếu lâm”, bằng những lời nhận xét làm khán giả truyền hình có cảm giác như “Trấn Thành đang hắt nước vào mặt đồng nghiệp”. Lý do là cái giọng của Trấn Thành hơi trịch thượng. Còn Lâm Vĩ Dạ đang là diễn viên hài chuyên nghiệp, là bạn diễn ăn ý với cây hài Trường Giang, nên sau khi bị Trấn Thành nhận xét tiết mục của mình là “dở”, “vớ vẩn”, không biết làm kịch bản, chị đã không giữ được bình tĩnh và òa khóc tức tưởi.

Việc Trấn Thành thẳng thừng chê một tiết mục, với tư cách đang là giám khảo của chương trình, là điều không sai. Nhưng chê làm sao để người khác phục, người bị chê đón nhận lại là điều không phải ai cũng làm được. Nó thuộc về tài của những người ngồi ghế nóng.

Một sự cố khác trên ghế nóng cũng từng khiến Trấn Thành nhận không ít chỉ trích. Anh đã nói lái cụm từ “giao hưởng hợp xướng” thành từ có ý nghĩa nhạy cảm. Sau đêm thi, Trấn Thành không đưa ra bất cứ lời bình luận, giải thích hay xin lỗi nào. Đặc biệt, thời gian gần đây ngày càng nhiều giám khảo đang lạm dụng lối nói lái này trên truyền hình. Trong chương trình “Gương mặt thân quen” phát sóng mới đây, giám khảo Đức Huy đã dành những câu nói lái: “Súng vô cường” (sướng vô cùng) để nhận xét về các thí sinh. Những người hay nói theo kiểu tiếu lâm sẽ thấy bình thường, nhưng các cụ nói rồi, “lộng giả thành chân” (đùa mãi thành thật), và không phải đối tượng nào cũng sẵn sàng đón nhận những câu đùa như thế.

{ keywords}

Trấn Thành nhận xét quá thẳng thắn khiến thí sinh bật khóc.

Làm giám khảo cần cả Tài và Tầm

Ở Việt Nam, giám khảo đang trở thành một “nghề hot”, số lượng người ngồi ghế nóng cũng tăng theo sự ra đời của các gameshow truyền hình. Thậm chí, hiện tại còn “khan hiếm” người đủ tầm làm giám khảo, nên những người có tiếng một chút là nhận vô số lời mời chào và “chạy show” hết chương trình này sang chương trình kia. Họ được trao quyền lực, có trách nhiệm vừa làm đẹp cho chương trình, vừa giúp các sân chơi thêm phần kịch tính. Nhưng đa phần các giám khảo còn thiếu tính hài hước, đôi khi cố tạo ra điều này để tăng tính hấp dẫn và vô tình trở thành người “vô duyên”, thảm họa của chính những gameshow này.

Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng từng khiến khán giả lẫn thí sinh “đơ” trước những lời nhận xét của mình trong “Vietnam Idol”. “Giọng hát của Hương Giang còn dễ nghe hơn các qui định của ngành giao thông”, “Yasuy là nam ca sĩ có 3 chân: Chân thành, chân chính và chân phương”.

Hay trong “Bước nhảy hoàn vũ 2016” với mong muốn tăng độ kịch tính cho chương trình, nhà sản xuất đã mời Khánh Thi - Chí Anh làm giám khảo. Không nằm ngoài dự đoán của nhiều người, những câu chuyện về hai nhân vật từng gắn bó với nhau, rồi ồn ào chia tay liên tục được khai thác. Có lần, trước khi nhận xét thí sinh, hai người còn lôi chuyện cũ của mình ra nhắc lại trên sóng truyền hình, rồi Khánh Thi bật khóc nức nở. Việc bộc lộ cảm xúc của mình trên ghế nóng là điều không sai, nhưng cách mà Khánh Thi - Chí Anh thể hiện lại có phần “lạc đề”.

Ở các chương trình truyền hình thực tế, giám khảo đóng vai trò quan trọng, họ có lúc được xem là host (người chủ) của chương trình, quyết định tính hấp dẫn và lôi kéo khán giả để tăng lượng rating. Cũng vì đó mà nhiều nhà sản xuất đã bất chấp mời những nhân vật tai tiếng, sẵn sàng chi ra số tiền “khủng” để đầu tư cho những người ngồi ghế nóng, dù có trái chuyên môn, hay non kinh nghiệm. Việc ca sĩ đi chấm thi nhảy múa, diễn viên đi chấm thi ca hát... là điều vẫn thường xuyên xảy ra. Vì thiếu kiến thức chuyên môn, nên đôi khi giám khảo đã nói bừa và hậu quả là nhận “gạch đá” dư luận.

Đã có nhiều người tự làm xấu hình ảnh khi nhận lời ngồi ghế nóng. Nhà thơ Đỗ Trung Quân không sai khi ví von: “Truyền hình là nơi (chỗ) để khoe... cái dốt nhanh nhất trước hàng chục triệu người”, nếu như bất chấp lợi nhuận để gật đầu làm giám khảo dù chưa đủ tài và đủ tầm. Việc mua vui cho khán giả của giám khảo trong những chương trình giải trí trên truyền hình không dễ chút nào vì vừa phải làm sao để góp phần thu hút công chúng nhưng lại phải chịu đối mặt với “búa rìu” dư luận.

Vì khán giả bỏ thời gian và tiền bạc để xem, ủng hộ chương trình, họ cũng có quyền đòi hỏi thứ họ xem phải chất lượng và có quyền tẩy chay. Thế mới thấy nghề giám khảo không dễ như nhiều người tưởng, không chỉ đơn giản là ăn mặc đẹp, cười duyên, rồi lên truyền hình nói huyên thuyên mấy câu là xong, mà nó nguy hiểm, dễ gây tai tiếng giống như kiểu ngồi “cưa bom showbiz” theo cách ví von của đạo diễn Lê Hoàng. Và hơn hết, nghệ sĩ chớ vì ham chạy show ngồi ghế nóng mà không rèn tài và tâm, đừng tự biến mình thành thảm họa trên truyền hình.

Theo Lao Động