Ngân hàng đồ ăn miễn phí cho người nghèo ở Mỹ
- Food bank - ngân hàng thực phẩm là nơi cung cấp đồ ăn miễn phí cho người nghèo ở Mỹ.
Tổng số người nghèo toàn nước Mỹ đã giảm qua các năm nhưng lại có xu hướng gia tăng ở các vùng kinh tế khó khăn,ânhàngđồănmiễnphíchongườinghèoởMỹthẩm tiểu đình đặc biệt là nông thôn.
Ngân hàng thực phẩm - nơi cung cấp đồ ăn miễn phí cho những người có hoàn cảnh khó khăn cũng vì thế mà ngày càng khó khăn. Trong khi nguồn thực phẩm của ngân hàng giảm dần thì lượng người tìm đến vẫn rất đông.
Vì thế mà các ngân hàng thực phẩm như Feeding America Southwest Virginia phải tìm cách xử lý tận gốc nguyên nhân dẫn đến đói kém (như nghèo đói, thất nghiệp, bệnh tật) để giảm tải lượng người xếp hàng chờ nhận đồ ăn miễn phí.
Hiện ngân hàng thực phẩm Southwest Virginia cung cấp khoảng 15 triệu bữa ăn mỗi năm cho những vùng nghèo nhất của bang Virginia. Tỷ lệ người nghèo ở đây là 29%, cao gấp 2 lần tỷ lệ trung bình của nước Mỹ.
Theo Feeding America - mạng lưới Food bank trên toàn nước Mỹ, ngày càng nhiều cư dân của bang không lo đủ bữa ăn cho bản thân.
Ngân hành thực phẩm di động được tổ chức mỗi tháng một lần tại công viên ở Hurley, bang Virginia. Đồ ăn miễn phí cho người nghèo do cư dân trong vùng tự đóng góp. |
Cư dân trong vùng tự góp đồ ăn cho người nghèo
Mỗi tháng một lần, các tình nguyện viên của chương trình Food bank lại tập kết ở công viên Hurley, Virginia để phát đồ ăn miễn phí cho người nghèo. Hàng trăm người xếp hàng, người già chiếm đa số, mang theo túi nilon để đựng thực phẩm mang về.
Chương trình Food bank này do cư dân trong vùng tự đóng góp thực phẩm (bao gồm đồ hộp, các loại đồ nướng và thực phẩm tươi). Các tình nguyện viên hiểu rằng, những người hàng xóm xung quanh họ đang gặp khó khăn.
Chị Bernice Wolford, một người đến nhận hỗ trợ, cho biết, đồ ăn miễn phí đã là chiếc phao cứu sinh của gia đình chị. Con trai 21 tuổi của chị vừa cấy ghép tim, không thể kiếm việc làm, trong khi phải nuôi con nhỏ 2 tuổi.
Chị Cathy Rose đang nhận đồ ăn từ một Food bank ở Clintwood, Virginia. Chị Rose cho biết chị sống nhờ vào đồ ăn miễn phí bởi hỗ trợ của chính phủ cho người khuyết tật như chị không đủ để trang trải cuộc sống. |
Những người xếp hàng đến nhận đồ ăn miễn phí chủ yếu là người thất nghiệp, ốm yếu, hay chưa đủ điều kiện để nhận hỗ trợ từ chương trình Social Security (một chương trình an sinh xã hội của Mỹ).
Pamela Irvine, Chủ tịch Food bank ở Virginia, cho biết, ngân hàng đang thiếu nguồn cung trầm trọng. Thức ăn phân phát hết ngay khi vừa chuyển đến. Nguồn chính của Food bank là hàng tồn kho hoặc hàng lỗi từ các nhà máy.
Tuy nhiên ngày nay các nhà máy kiểm soát tồn kho rất tốt, hàng lỗi cũng ít hơn trước. Hơn nữa, nhà tài trợ chính của Food bank là các công ty khai thác than giờ phần lớn đã ngưng hoạt động.
Theo Feeding America, đóng góp từ cá nhân cũng tăng trưởng chậm hơn so với các năm trước. Đóng góp từ các cửa hàng thực phẩm trong vùng cũng sụt giảm.
Tìm nguồn đồ ăn bổ dưỡng cho người nghèo
Bà Pamela, chủ tịch Food bank ở Virginia, cho biết, tổ chức của bà đang cố gắng làm việc với các nhà cung cấp sản phẩm chăm sóc sức khoẻ trong vùng để mang về thực phẩm tốt cho sức khoẻ, thực phẩm dành cho người béo phì cho khách hàng của Food bank.
Bà Pamela Irvine, Chủ tịch của Feeding America Southwest Virginia, cho biết, Food bank đang ngày càng khó khăn trong việc tìm nguồn cung. |
Đại diện của một tập đoàn chăm sóc sức khoẻ cũng đến công viên Hurley vào ngày phát đồ ăn miễn phí để chỉ dẫn cho những ai cần đăng ký bảo hiểm y tế.
Bởi họ tin rằng những người khoẻ mạnh thì chi tiêu cho chăm sóc y tế ít hơn, họ có việc làm và sẽ không cần nhờ tới hỗ trợ của Food bank nữa. Hiện tại, hơn một nửa những người đang nhận hỗ trợ từ Feeding America bị cao huyết áp, một phần ba bị béo phì.
Food bank ở Virginia cũng đang lên kế hoạch kết hợp với chính quyền địa phương tổ chức các bếp ăn tập thể, những người thất nghiệp sẽ được đào tạo để làm việc ở bếp ăn này.
Sản phẩm làm ra sẽ được xe tải của Feeding America phân phát cho trẻ em nghèo trong khu vực. Bà Pamela cũng kỳ vọng sẽ tổ chức một hội trợ nông dân để dạy trẻ em về ăn uống đủ chất và lành mạnh.
Kế hoạch của bà Pamela cần 850.000 đô la đầu tư để mua sắm trang thiết bị và cải tạo toà nhà. Thành phố quyết định đầu tư 500.000 đô la, phần còn lại do các nhà tài trợ đóng góp. Họ hi vọng vằng dự án sẽ đem lại việc làm và cải thiện cuộc sống cho cư dân trong vùng.
Nghề 'độc' Sài Gòn: 25 năm tân trang bồn cầu bán cho người nghèo25 năm qua, ông Lê Văn Quyện, 47 tuổi, quê Tiền Giang miệt mài thu mua bồn cầu cũ sau đó tân trang. Những chiếc bồn cầu này được ông bán với giá rất rẻ cho người nghèo. 友情链接 |