Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Trần Văn Tùng cho biết như trên tại Diễn đàn đối thoại doanh nghiệp và đổi mới công nghệ diễn ra chiều 25/11 tại TP Pleiku,Đổimớicôngnghệnângcaonănglựccạmu vs mci tỉnh Gia Lai. Diễn đàn do Bộ KH&CN phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, UBND tỉnh Gia Lai tổ chức.
Đổi mới công nghệ là tất yếu
Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách nhằm khuyến khích doanh nghiệp đổi mới công nghệ. Các chính sách này được triển khai thông qua các công cụ thuế; các chương trình hỗ trợ cụ thể và các giải pháp tài chính như: trích lập Quỹ KH&CN, hỗ trợ tín dụng với lãi suất thấp và bảo lãnh tín dụng cho các khoản vay phục vụ đổi mới công nghệ.… Trong đó, Chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020 đã được phê duyệt từ năm 2011 là một trong các giải pháp hiệu quả do Bộ KH&CN triển khai.
Toàn cảnh diễn đàn. |
Với các chính sách, giải pháp từ cơ quan quản lý nhà nước cùng sự nỗ lực từ phía doanh nghiệp, thời gian qua đã có nhiều doanh nghiệp phát triển và lớn mạnh trên cơ sở đổi mới công nghệ. Ví dụ như, Tập đoàn Sao Mai đã làm chủ công nghệ tinh luyện phụ phẩm mỡ cá tra thành các loại dầu thực phẩm và dầu công nghiệp, giúp tăng thêm 800 tỷ giá trị sản phẩm mỗi năm; Doanh nghiệp Lương Quới chuyển giao thành công quy trình tách tinh dầu dừa tinh khiết đạt tiêu chuẩn quốc tế giúp tăng giá trị sản phẩm gấp 4 lần, hiện có năng lực tiêu thụ tận dụng tới 6 triệu lít nước dừa từ khoảng 12 triệu quả dừa do các doanh nghiệp khác không có khả năng sử dụng…
Tại Gia Lai, đã có một số điểm sáng như: Doanh nghiệp Vĩnh Hiệp, Trường Sinh và nhiều doanh nghiệp tiềm năng khác. Những thành quả này là minh chứng cụ thể và thuyết phục về vai trò, tác động mạnh mẽ mà công nghệ có thể mang lại cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Trần Văn Tùng cũng nhìn nhận rằng, hoạt động đổi mới công nghệ vẫn chưa thành hoạt động phổ biến, đặc biệt tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa do nhiều nguyên nhân khác nhau như: nhận thức của doanh nghiệp về vai trò của công nghệ còn chưa đầy đủ; các công nghệ đang sử dụng có tuổi đời lớn; thiếu nguồn lực cho đổi mới công nghệ; thiếu thông tin về các cơ chế, chính sách hỗ trợ của Nhà nước…
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng chia sẻ tại diễn đàn. |
Đây cũng là các nội dung được trao đổi tại Diễn đàn với sự tham gia của lãnh đạo các bộ, ban, ngành từ trung ương tới địa phương, các doanh nghiệp và nhà khoa học trong và ngoài nước. Các diễn giả đã tập trung trao đổi các công nghệ mới có tiềm năng ứng dụng tại Việt Nam đặc biệt là các công nghệ phục vụ phát triển bền vững. Đồng thời đóng góp ý kiến để huy động hiệu quả các nguồn lực xã hội nhằm đẩy mạnh, phổ biến và đổi mới công nghệ trong cộng đồng doanh nghiệp.
Phiên thảo luận thứ nhất tại Diễn đàn với chủ đề “Cập nhật xu hướng và nhu cầu công nghệ phục vụ phát triển bền vững”.
Theo Thứ trưởng Trần Văn Tùng, các công nghệ mới không chỉ giúp doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm với các tính năng ưu việt với chi phí cạnh tranh, mà còn tạo ra các mô hình kinh doanh chưa từng xuất hiện. Ví dụ như tạo ra doanh nghiệp vận chuyển có quy mô tầm cỡ thế giới mà không cần sở hữu phương tiện vận chuyển như Uber, Grab; tạo ra doanh nghiệp cho thuê phòng quy mô toàn cầu mà không cần xây bất cứ khách sạn nào như Airbnb;... Quan trọng hơn, các công nghệ mới còn giúp chúng ta sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, xử lý triệt để các nguồn rác thải, giảm phát thải nhà kính và hướng tới hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững.
“Đối với doanh nghiệp, hoạt động đổi mới công nghệ không còn là một lựa chọn, mà sẽ là hoạt động tất yếu nếu muốn duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh. Đổi mới công nghệ không chỉ mang tới hiệu quả vượt trội trong sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp, mà còn góp phần vào sự phát triển của địa phương và quốc gia”, Thứ trưởng Trần Văn Tùng cho hay.
Để hoạt động đầu tư công nghệ có hiệu quả, bước đầu tiên và quan trọng nhất là lựa chọn công nghệ phù hợp với năng lực của doanh nghiệp, tiềm năng phát triển của địa phương và góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững của quốc gia.
Phiên thảo luận thứ nhất tại Diễn đàn với chủ đề “Cập nhật xu hướng và nhu cầu công nghệ phục vụ phát triển bền vững”. |
Ông Lương Minh Huân, Viện trưởng Viện Phát triển doanh nghiệp (VCCI) cho rằng, vị trí công nghệ chưa được doanh nghiệp coi trọng, chỉ đứng sau thị trường, tài chính và nhân lực nên Việt Nam cần sử dụng công nghệ đến từ các nước phát triển. Đồng thời, kinh tế Việt Nam tiếp cận mô hình kinh tế tuần hoàn. Doanh nghiệp cần phải tìm kiếm công nghệ để tối ưu hóa nguyên liệu đầu vào, phù hợp với nhu cầu và nguồn lực của doanh nghiệp.
Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Hồng Sơn khẳng định, không thể phủ nhận được vai trò của công nghệ đối với phát triển doanh nghiệp. Đổi mới công nghệ giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, cắt giảm chi phí, tạo ra sản phẩm độc đáo đáp ứng nhu cầu thị trường. Trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0, nhiều doanh nghiệp đặt ra nhiệm vụ đổi mới công nghệ là vấn đề sống còn. Đổi mới công nghệ phải gắn với phát triển bền vững, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi trình độ và năng lực công nghệ còn thấp cần có công nghệ phù hợp và thể chế phù hợp. Quan trọng hơn cả là đổi mới công nghệ phải gắn với phát triển bền vững, giúp cuộc sống con người tốt hơn.
Là người từng có nhiều năm hợp tác cùng các doanh nghiệp, PGS. Dương Minh Hải (ĐH Quốc gia Singapore) dẫn ví dụ từ quốc gia này các doanh nghiệp luôn sẵn sàng đổi mới công nghệ. Khi các nhà khoa học viết dự án nghiên cứu phải có doanh nghiệp hỗ trợ. Để làm được điều này, vấn đề nhà khoa học đặt ra phải trùng với sự quan tâm của doanh nghiệp. Nếu nghiên cứu đó giải được bài toán cho những khó khăn họ đang gặp phải thì việc cấp kinh phí không còn là chuyện khó khăn. Điều doanh nghiệp cần là làm sao đơn giản hóa trong sản xuất, nâng hiệu suất đầu tư.
Thu Hiền
- Từ kết quả của Chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia cho thấy, nhiều chính sách ban hành đã tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư đổi mới thiết bị và công nghệ.