Cách xếp lương đối với giảng viên đại học công lập
Đây là nội dung dự thảo Thông tư "Quy định mã số,áchxếplươngđốivớigiảngviênđạihọccônglậmilan đấu với juventus tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong cơ sở giáo dục đại học công lập" đang được Bộ GD-ĐT đưa ra lấy ý kiến góp ý đến hết ngày 28/6.
Thông tư này không áp dụng đối với viên chức giảng dạy thuộc khối ngành công an, quân đội.
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo đối với các chức danh
Giảng viên đại học được phân hạng với 3 chức danh: Giảng viên đại học hạng I - mã số V.07.01.01; Giảng viên đại học hạng II - mã số V.07.01.02; Giảng viên đại học hạng III - mã số V.07.01.03.
Theo dự thảo, giảng viên đại học hạng III và hạng II phải có bằng tốt nghiệp thạc sĩ trở lên; giảng viên đại học hạng I phải có bằng tiến sĩ phù hợp với vị trí việc làm, ngành hoặc chuyên ngành giảng dạy.
Giảng viên đại học hạng II cũng được yêu cầu có ít nhất 3 bài báo khoa học là công trình nghiên cứu khoa học của giảng viên đã được công bố trên tạp chí khoa học có mã số chuẩn quốc tế ISSN. Yêu cầu này với giảng viên đại học hạng I là 6 bài báo khoa học.
Viên chức thăng hạng từ chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học hạng II lên chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học hạng I phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học hạng II hoặc tương đương tối thiểu đủ 6 năm, trong đó thời gian gần nhất giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học hạng II hoặc giảng viên chính hạng II tối thiểu đủ 1 năm.
Viên chức thăng hạng từ chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học hạng III lên chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học hạng II phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học hạng III hoặc tương đương tối thiểu đủ 9 năm đối với người có bằng thạc sĩ, đủ 6 năm đối với người có bằng tiến sĩ; trong đó thời gian gần nhất giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học hạng III hoặc giảng viên hạng III tối thiểu đủ 1 năm.
Giảng viên có hệ số lương cao nhất nhất là 8,00
Về cách xếp lương, theo dự thảo, chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học hạng I được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3, nhóm 1 (A3.1) từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00.
Chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học hạng II được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm 1 (A2.1) từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.
Chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học hạng III được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.
Đối với viên chức giảng dạy được bổ nhiệm chức danh Giáo sư, dự thảo quy định, trường hợp đã được bổ nhiệm và đang xếp lương ở chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học hạng I nhưng chưa xếp bậc cuối cùng của chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học hạng I thì được xếp lên 1 bậc trên liền kề từ ngày được bổ nhiệm chức danh giáo sư, thời gian xét nâng bậc lương lần sau kể từ ngày giữ bậc lương cũ.
Trường hợp đã xếp bậc cuối cùng của chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học hạng I thì được cộng thêm 3 năm (36 tháng) để tính hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm chức danh giáo sư.
Trường hợp chưa được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học hạng I thì được đặc cách bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học hạng I nếu đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn quy định.
Đối với viên chức giảng dạy được bổ nhiệm chức danh Phó giáo sư thì được đặc cách bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học hạng I nếu đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn quy định.
Thúy Nga
Trường tự quyết liên kết đào tạo, sửa bất cập văn bằng 2
- Theo dự thảo quy chế đào tạo trình độ đại học, các trường sẽ được phép triển khai giảng dạy trực tuyến, nhưng không được dạy quá 20% tổng số tín chỉ trong chương trình.