您现在的位置是:NEWS > Kinh doanh
Cận cảnh hoạt động Giao Đấu trong Thông Thiên Tây Du
NEWS2025-04-18 04:50:46【Kinh doanh】0人已围观
简介Giao Đấu chỉ mở vào khung giờ 19h-19h30 hàng ngày và chia người chơi làm 2 phe Xanh – Đỏ. Nếu người honda zoomerhonda zoomer、、
Giao Đấu chỉ mở vào khung giờ 19h-19h30 hàng ngày và chia người chơi làm 2 phe Xanh – Đỏ. Nếu người chơi đã quen với các tính năng Chiến Trường tương tự thì hẳn không lạ lẫm gì với Giao Đấu. Sự khác biệt đem lại bản sắc riêng cho Thông Thiên Tây Du là tính năng Giao Đấu chỉ diễn ra theo hình thức tiêu diệt và thu thập đồng thời. Bên cạnh đó việc hạn chế mỗi cá nhận 20 lần hồi sinh cũng đem lại cho Giao Đấu một cảm giác mới lạ với những tính năng cùng loại.
Giao Đấu đã sẵn sàng
Bên cạnh việc cấm sử dụng các loại thuốc và sinh lực thì cách tính điểm phân định thắng - thua không có gì mới,ậncảnhhoạtđộngGiaoĐấutrongThôngThiênTâhonda zoomer phe nhiều điểm hơn thông qua việc tiêu diệt và thu thập Thánh Hỏa sẽ giành thắng lợi, nhưng đừng nên bỏ qua lưu ý thuộc tính người chơi sẽ tăng lên sau mỗi lần tử vong.
Đá Cường Hóa, Vàng Khóa và Điểm Vinh Dự là phần thưởng cho mỗi người chơi tham gia Giao Đấu. Phe chiến thắng chắc chắn sẽ nhận được nhiều phần thưởng hơn nhưng ngoài ra để tránh cho cái sự “lười” của người chơi “trỗi dậy”, phần thưởng cho mỗi cá nhân còn căn cứ vào số điểm cá nhân đó đạt được.
Nếu nhận định rằng Giao Đấu chỉ là tính năng PK tự do giữa 2 phe và chỉ cần đạt được điểm thật cao, tiêu diệt thật nhiều mục tiêu để giành chiến thắng thì thật sai lầm. Chính đặc điểm thuộc tính tăng sau mỗi lần tử vong và hạn chế 20 lần hồi sinh sẽ tạo ra ưu thế rất lớn cho phe nào có sự tính toán và đoàn kết tốt. Hãy cứ tham gia, cứ trải nghiệm Giao Đấu, bạn sẽ gặp không ít trường hợp người chơi sở hữu điểm cao chót vót nhưng phe đó vẫn thua.
Giao Đấu thực sự là tính năng đối kháng nổi bật trong số hang chục hoạt động khác của Thông Thiên Tây Du. Tham gia Giao Đấu là người chơi đã tự thưởng cho mình những quãng thời gian giải trí đầy sảng khoái, đồng thời cũng là nơi giành cho không ít cá nhân phô diễn khả năng lãnh đạo và mưu lược tài tình.
Chơi ngay Thông Thiên Tây Du tại: http://td.360game.vn/
Fanpage Thông Thiên Tây Du: https://www.facebook.com/td.360game.vn/
Noah
很赞哦!(3)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Nữ Monterrey vs Nữ Queretaro, 9h00 ngày 15/4: Thắng không dễ
- Nam vương Danh Chiếu Linh, Minh Quyền cùng khoe cơ bắp rắn rỏi
- Hoa hậu Thuỳ Tiên, Tiểu Vy khoe giọng hát trong đám cưới Á hậu Phương Anh
- Google phải chia 36% doanh thu tìm kiếm Safari cho Apple
- Nhận định, soi kèo Napoli vs Empoli, 1h45 ngày 15/4: Chắt chiu điểm số
- Apple chính thức công bố loạt chip M3, MacBook Pro và iMac mới
- Công cụ CCleaner phát tán malware tới hàng triệu PC
- Học sinh Việt Nam giành 1 HC Vàng, 6 HC Bạc kỳ thi Olympic quốc tế cho các thành phố lớn
- Nhận định, soi kèo Central Cordoba vs Huracan, 4h00 ngày 15/4: Chủ nhà sa sút
- Gương mặt thật của diễn viên đóng vai ác quỷ ma sơ ám ảnh triệu khán giả
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Eintracht Frankfurt vs Heidenheim, 22h30 ngày 13/4: Không dễ cho chủ nhà
Trong 'Biệt dược đen' đang phát sóng, Lương Thanh vào vai Dương, thành viên nữ duy nhất trong đội cảnh sát điều tra của Tuyển. Sau 3 tập đầu, Dương khá mờ nhạt và bị nhiều khán giả phản ứng vì đài từ cũng như diễn xuất khá nhạt nhòa của Lương Thanh. Đây là lần đầu Lương Thanh vào vai công an trên màn ảnh. Chia sẻ tại buổi ra mắt phim, nữ diễn viên cho biết khi nhận vai Dương thấy áp lực và lo lắng bởi đây là vai khá khó với Lương Thanh. Nữ diễn viên cho hay, thời gian đầu khá căng thẳng khi vào vai nhưng được hai đạo diễn và các diễn viên trong phim hỗ trợ nên ngấm dần nhân vật. Khác với hình ảnh chỉn chu nghiêm túc trên phim, ngoài đời Lương Thanh rất trẻ trung xinh đẹp và thời trang. Nữ diễn viên theo đuổi phong cách nhẹ nhàng, trong sáng. Lương Thanh có thể thay đổi đủ kiểu trang phục nhưng luôn giữ mái tóc dài thẳng giản dị. Trước khi đóng 'Biệt dược đen', nữ diễn viên sinh năm 1996 đã tham gia hàng loạt bộ phim truyền hình trên giờ vàng VTV thuộc nhiều thể loại khác nhau nhưng chủ yếu là vai phụ. Lương Thanh từng góp mặt trong các phim: Cả một đời ân oán, 11 tháng 5 ngày, Đừng nói khi yêu, Dưới bóng cây hạnh phúc.... nhưng để lại dấu ấn mạnh nhất vẫn là vai Trà tiểu tam mưu mô và trơ trẽn trong Hoa hồng trên ngực trái. Không chỉ là gương mặt quen thuộc trên phim truyền hình, Lương Thanh được còn được nhiều thương hiệu thời trang yêu thích và là người mẫu ảnh khá đắt show. Nữ diễn viên có gu thời trang ổn định, chuộng phong cách nữ tính và gợi cảm. Lương Thanh đặc biệt thu hút với lối trang điểm nhẹ nhàng, thanh lịch cùng kiểu tóc đơn giản nhưng vẫn cuốn hút. Cô cũng rất phù hợp với trang phục mang đậm nét truyền thống và kín đáo. Hiếm khi Lương Thanh mặc những thiết kế quá hở hang. Lương Thanh với hình ảnh đối lập với vẻ đáng ghét của nhân vật tiểu tam Trà của 'Hoa hồng trên ngực trái' hay siêu lừa Tố trong 'Dưới bóng cây hạnh phúc', Trang mưu mô của 'Đừng nói khi yêu'. Lần hiếm hoi nữ diễn viên khoe dáng trong trang phục đồ bơi khi đi biển. Góc nghiêng cuốn hút ở đời thường của nữ công an trong 'Biệt dược đen'. Đóng phim khá nhiều nhưng Lương Thanh ít khi nói về mình và hoàn toàn kín tiếng về đời tư. Lương Thanh trong trích đoạn phim 'Biệt dược đen':
Diệu Hồng
Diễn viên bị khán giả ghét nói về vai công tử thác loạn, 'ra đi' ngay đầu phimDiễn viên Tuấn Anh - vai Bát trong 'Cuộc đời vẫn đẹp sao' từng bị đông đảo khán giả ghét kể hậu trường cảnh giả chết, bạo hành phụ nữ trong phần mới nhất của series phim 'Cảnh sát hình sự' trên VTV.">
Nhan sắc đời thực của Lương Thanh
Sàn giao dịch tiền ảo luôn là đích ngắm của tin tặc
Binance cho biết sàn này đã dự chi số tiền 10 triệu USD chỉ riêng cho hoạt động ngăn chặn và bắt giữ tin tặc. Điều này cho thấy Binance thực sự nghiêm túc với ý định của mình.
Sàn giao dịch tiền ảo nói chung và tiền ảo nói riêng đang là đích ngắm của tin tặc, nhất là vào thời điểm giá trị giao dịch các loại tiền ảo lên cao. Đã có rất nhiều sàn giao dịch tiền ảo bị tấn công gần đây.
Điển hình là sàn giao dịch tiền mã hóa Coincheck bị tin tặc tấn công và đánh cắp 500 triệu USD giá trị đồng NEM. Đây cũng là vụ tấn công nghiêm trọng nhất trong lịch sử thị trường tiền ảo.
Cũng liên quan tới vụ tấn công Binance, giá trị giao dịch bitcoin đã giảm 10% do tâm lý lo sợ của giới đầu tư.
Nguyễn Minh (theo Mashable)
Nhật đình chỉ hoạt động 2 sàn giao dịch tiền ảo
Cơ quan Dịch vụ Tài chính Nhật Bản vừa yêu cầu hai sàn giao dịch tiền số Bitstation và FSHO dừng hoạt động trong ít nhất một tháng; phạt hành chính 5 sàn giao dịch khác.Nhật đình chỉ hoạt động 2 sàn giao dịch tiền ảo
">Sàn tiền ảo treo thưởng 250.000 USD để bắt tin tặc
(người giúp việc - PV)của đoàn phim.
Diễn viên Phi Thanh Vân. Là nhà sản xuất kiêm đầu tư, cô thường thấy sốt ruột, "ngồi trên đống lửa" khi phim bị trễ tiến độ ghi hình. Cô biết ơn dàn diễn viên, ê-kíp làm việc chăm chỉ, chuyên nghiệp giúp dự án ra mắt đúng thời hạn.
Diễn viên Hồ Bích Trâm đóng vai Vi - một ca sĩ xinh đẹp, có tiếng, vì kiếm tiền nuôi tình nhân mà bán thân xác, làm người thứ 3. Khi quay phim, cô bị tát đến 8 lần.
"Do không quen và ngại ngùng, chị Quốc Phương tát tôi đến 8 lần mới xong cảnh quay. Tôi đóng vai người thứ 3 thế nào mà cả đoàn phim đều ghét, nói 'nhìn muốn tát thêm'", cô kể.
Diễn viên Quốc Cường đóng vai đại gia bất động sản, làm đẹp, có cảnh nóng với Hồ Bích Trâm. Anh chia sẻ: "Theo đúng yêu cầu, tôi và Trâm đều không mặc đồ bảo hộ. Khi vào diễn, đoàn phim phát hiện chúng tôi đều âm thầm 'nai nịt' quần áo lót nên cười suốt 20 phút, biến buổi quay cảnh nóng thành cảnh hài".
Dàn diễn viên phim "Tiểu tam vô hình". Phim Tiểu tam vô hìnhkể về vợ chồng ông Cường (Quốc Cường), bà Phương (Quốc Phương) và 3 con luôn được xem là gia đình hạnh phúc kiểu mẫu, nhiều người ngưỡng mộ.
Bà Phương hiền lành, cam chịu, hết lòng hy sinh cho chồng con. Bà luôn tin vào hạnh phúc gia đình, thậm chí vẫn tin yêu mù quáng khi phát hiện những góc khuất mà ông Cường giấu giếm.
Làm phim về đề tài ngoại tình, Phi Thanh Vân nói câu chuyện tương tự gia đình Cường - Phương phổ biến trong xã hội, không chỉ riêng showbiz.
Cô tin đề tài quen thuộc vẫn thu hút khán giả bởi "chủ đề ngoại tình, người thứ 3 luôn hấp dẫn". Phim kịch tính nhưng không nặng tâm lý nhờ các yếu tố hài hước, vui nhộn để người xem xả stress.
Quốc Phương 'Bông hoa rừng Sác' trở lại phim ảnh vì Phi Thanh VânDiễn viên Quốc Phương - mỹ nhân ảnh lịch, quảng cáo một thời trở lại màn ảnh vì quan hệ thân tình hơn 20 năm với Phi Thanh Vân.">
Phi Thanh Vân ra phim về bí mật showbiz
Nhận định, soi kèo ASEC Mimosas vs SOL FC, 22h30 ngày 14/4: Điểm tựa sân nhà
- Sáng nay 3.6, học sinh TP.HCM kết thúc kỳ thi tuyển sinh lớp 10 với môn Toán (120 phút). VietNamNet đăng tải lời giải tham khảo môn Toán thi lớp 10 tại TP.HCM để học sinh và phụ huynh tham khảo.
ThS. Ngô Thanh Sơn, TS Nguyễn Phú Vinh (THPT Vĩnh Viễn - TP.HCM)
Đề thi môn Toán tuyển sinh lớp 10 TP.HCM năm 2018
Hơn 87.000 học sinh TP.HCM vừa kết thúc môn thi Toán, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10. VietNamNet đăng tải đề thi và đáp án môn Toán để học sinh và phụ huynh tham khảo.
">Đáp án môn Toán thi tuyển sinh lớp 10 tại TP.HCM năm 2018
Sinh ra trong một gia đình có truyền thống học hành, cha từng làm quan đầu tỉnh, nhưng vì chán ghét quan trường, 20 anh chị em của GS Đàm Trung Đồn đã được cha hướng theo con đường làm khoa học. Là con thứ 19 trong gia đình, giống như các anh chị mình, ông luôn ý thức việc phải nỗ lực, chăm chỉ học hành.
Ngày toàn quốc kháng chiến, cậu bé Đàm Trung Đồn – khi ấy chưa học hết cấp 1 – theo gia đình tản cư về Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên. Cha mất, GS Đồn được các anh lớn trong nhà thay cha kèm cặp. Chỉ trong vòng hơn 2 năm, ông đã học xong chương trình cấp 2. Đến năm 1950, khi các anh trai đều đã thoát ly đi bộ đội và làm cán bộ tham gia kháng chiến, ông theo mẹ ra Hà Nội tiếp tục học hành.
Sống trong Hà Nội tạm chiếm nhưng lòng vẫn luôn hướng về kháng chiến, điều đó càng thôi thúc ông phải quyết tâm học tập. Thời phổ thông, ông từng là thủ khoa trong kỳ thi học sinh giỏi Vật lý của các trường trong vùng tạm chiếm. Đến năm 1952, với ước mơ trở thành một nhà khoa học, ông quyết tâm ghi danh vào Trường ĐH Khoa học Hà Nội.
GS Đàm Trung Đồn (1934) là một trong những nhà giáo đầu tiên tham gia giảng dạy tại ĐH Tổng hợp
Đến khi Hiệp định Geneve được ký kết, Trường ĐH Khoa học Hà Nội chuyển vào Sài Gòn. Trong khi rất nhiều sinh viên theo trường di cư vào Nam, GS Đồn là một trong số rất ít sinh viên được Thành Đoàn Thanh niên cứu quốc Hà Nội cử ra học lớp tiếp quản Thủ đô. Sau đó, trở về, ông tiếp tục học tại Trường ĐH Sư phạm Khoa học và tốt nghiệp khoá đầu tiên sau hoà bình lập lại vào năm 1956.
Lớp của ông năm đó cũng là lớp cán bộ đầu tiên được đào tạo để tham gia xây dựng các trường ĐH Tổng hợp, ĐH Xây Dựng, ĐH Bách khoa,… Cũng kể từ năm 1956, ông được phân công giảng dạy Vật lý tại ĐH Tổng hợp và trở thành lực lượng nòng cốt.
“Hồi ấy, ĐH Tổng hợp chỉ có một khoa Khoa học Tự nhiên, gồm Toán, Lý, Hóa, Sinh. Tổ Vật lý có 5 người gồm thầy Kon Tum – khi ấy là hiệu trưởng nhà trường, thầy Vũ Như Canh, anh Phan Văn Thích, anh Phạm Viết Chinh và tôi.
Lớp cán bộ trẻ đều mới tốt nghiệp hệ 3 năm, tương đương trình độ đại học năm thứ 2 tại các trường đại học nước ngoài. Do đó, các anh em tôi đều được cử đi nước ngoài để bổ túc kiến thức còn thiếu. Thời điểm ấy, anh Phan Văn Thích, anh Phạm Viết Chinh được cử đi học ở Liên Xô, cho nên, giáo viên tổ Vật lý khi ấy không còn nhiều”, thầy Đồn nhớ lại.
Do hoàn cảnh lịch sử và nhu cầu công tác, dù nhiều năm sau đó, năm nào ông cũng được cử đi nghiên cứu sinh, nhưng không năm nào được duyệt do nhu cầu công tác rất thiếu cán bộ.
GS Đồn phải ở lại trong nước làm việc với điều kiện hết sức khó khăn. Trường mới thành lập nên cơ sở vật chất rất thô sơ. Phòng thực tập Vật lý đại cương duy nhất khi ấy cũng không có trang thiết bị gì nhiều. GS Đàm Trung Đồn hiểu rằng, ông chỉ có một con đường duy nhất là phải tự học, tự làm.
GS Đàm Trung Đồn trong buổi gặp gỡ Đại tướng Võ Nguyên Giáp
“Ban đầu tôi cảm thấy rất buồn. Nhưng sau này, khi nhìn lại, tôi lại thấy đó là một may mắn. Tôi được đặt trong môi trường buộc bản thân phải nỗ lực rất nhiều. Thời điểm đó, hầu hết các vấn đề khoa học kỹ thuật của đất nước cần giải quyết đều gửi về ĐH Tổng hợp. Khi tham gia giải quyết các vấn đề thực tế, tôi cũng phải tự nghiên cứu, tìm tòi. Nhờ thế, tôi thấy mình trưởng thành rất nhanh”, GS Đồn nói.
Trong suốt giai đoạn 1959 – 1972, chủ trương của nhà trường là vừa tiến hành giảng dạy, vừa nghiên cứu phục vụ cuộc kháng chiến chống Mỹ. Thời điểm đó, GS Đồn đã có rất nhiều cống hiến cả trong đào tạo lẫn các nhiệm vụ của đất nước.
Đó là thời điểm ĐH Tổng hợp thí điểm đào tạo hệ 4 năm hoàn chỉnh thay vì 3 năm như trước đây, do đó cần xây dựng các giáo trình chuyên đề và các bài thực tập chuyên đề. GS Đồn nói, bản thân ông khi ấy không có gì cả, chỉ có sức trẻ nên đã quyết tâm tự học, đồng thời tự xây dựng phòng thí nghiệm.
Được GS Tạ Quang Bửu động viên, giúp đỡ về tài liệu, ông đã tự mày mò và học các kiến thức về bán dẫn. Ngoài ra, ông cũng nhờ những người bạn của mình đang học về bán dẫn tại ĐH Lomonosov gửi cho chương trình học và các bài tập chuyên đề bằng tiếng Nga, kết hợp với một số cuốn sách xin được từ các chuyên gia người Nga,… để tự xây dựng ra giáo trình chuyên đề.
Nhưng khó khăn nhất vẫn là việc xây dựng các bài thực tập thí nghiệm. Ông lại tìm kiếm các linh kiện và một số phụ tùng trong nhóm đồ viện trợ, đồng thời xin từ các chuyên gia nước ngoài và nhờ bạn bè đang học tập ở nước ngoài mua giúp. Trên cơ sở đó, ông đã tự lắp ráp được các thiết bị đo lường điện tử theo sơ đồ tìm được trong các sách chuyên khảo và đã xây dựng được 4 bài thí nghiệm chuyên đề.
Tự mình đảm nhiệm từ việc biên soạn đến xây dựng các bài thí nghiệp chuyên đề, ông cũng tham gia giảng dạy ở hầu hết các chuyên đề của bộ môn, đồng thời hướng dẫn những luận văn tốt nghiệp đầu tiên cho sinh viên hệ 4 năm thí điểm của ĐH Tổng hợp.
Đến khi chiến tranh với Mỹ ở miền Nam lan rộng, nhà trường có chủ trương đẩy mạnh nghiên cứu sang nghiên cứu phục vụ quốc phòng. Là người đầu tiên trong nước có kiến thức về linh kiện bán dẫn, lại am hiểu về kỹ thuật điện tử, GS Đồn tích cực tự làm các linh kiện như máy đo hay thiết bị đo hồng ngoại.
Nhờ ham học tập, mạnh dạn đi vào thực tế, ông được giao giải quyết rất nhiều vấn đề khó khăn gặp phải cả trong sản xuất và chiến đấu lúc ấy như nghiên cứu về hoạt động của thủy lôi trôi hay cách xác định các tính năng của vi mạch lần đầu tiên được sử dụng trong khí tài của Mỹ,…
Đất nước thống nhất, ĐH Tổng hợp tiếp tục có chủ trương chuẩn bị tích cực để tiến tới việc hướng dẫn nghiên cứu sinh trong nước. Chính GS Đồn cũng là người trực tiếp sửa chữa, cải tiến các thiết bị của bộ môn đã bị xuống cấp trong thời kỳ chiến tranh phá hoại, đồng thời làm mới một số thiết bị bổ sung. Cho đến năm 1983, ông đã hướng dẫn thành công hai luận án phó tiến sĩ. Đó cũng là những luận án đầu tiên về vật lý thực nghiệm được hướng dẫn và bảo vệ thành công ở trong nước.
Với những cống hiến của mình, đến năm 1984, ông đã trở thành thầy giáo Vật lý đầu tiên của Trường ĐH Tổng hợp được Nhà nước phong hàm Giáo sư, cũng là “vị giáo sư đặc biệt” vì không có bằng tiến sĩ.
Trăn trở chuyện phát triển nhân tài
Năm 1992, khi GS Đàm Trung Đồn được Bộ GD-ĐT giao nhiệm vụ làm trưởng đoàn dẫn đội tuyển Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic Vật lý quốc tế. Nhưng năm đầu tiên lại không có giải, kể cả là giải khuyến khích, điều đó khiến ông vô cùng trăn trở.
“Có mấy điều làm tôi vô cùng suy nghĩ. Học sinh của mình rất giỏi, nhưng chương trình học lại không cập nhật. Chưa kể, hiểu biết về thí nghiệm cũng rất ít do không được thực hành nhiều.
Tôi nhớ mãi trong chuyến bay trở về cùng đoàn Thái Lan, một phóng viên Thái Lan có đến hỏi tôi rằng: “Năm nay dẫn đoàn, ông có hài lòng với kết quả mà đoàn Việt Nam đạt được không?”. Tôi trả lời rằng, tôi rất hài lòng, bởi nhờ kết quả này đã giúp chúng tôi thấy rõ đoàn mình yếu ở chỗ nào và chương trình học đang thiếu ra sao”.
Đến khi quay trở về, ông đặt kế hoạch bồi dưỡng thêm cho học sinh về Vật lý hiện đại, đồng thời đề nghị cần sửa đổi cách bồi dưỡng và tuyển chọn học sinh giỏi, yêu cầu phải chú trọng đến phần thực hành. Để có thiết bị cho học sinh làm thí nghiệm, ông cũng tự làm, dù còn khá thô sơ. Nhưng cũng nhờ thế, những năm sau, kết quả của đội tuyển Việt Nam trong các kỳ thi Olympic Vật lý quốc tế và Olympic Vật lý châu Á đều tăng vượt bậc, trong đó đã có nhiều Huy chương Vàng, Bạc.
Đến năm 2002, Việt Nam có thí sinh đoạt Huy chương Vàng với số điểm tuyệt đối của cuộc thi, đồng thời còn được nhận thêm giải đặc biệt về bài thi thí nghiệm có điểm số cao nhất.
Sự chuyển mình rõ rệt của đội tuyển Việt Nam khi ấy cũng đã khiến Hội đồng Olympic quốc tế vô cùng ngạc nhiên.
10 năm đào tạo và dẫn đoàn học sinh Việt Nam chinh chiến tại các kỳ thi quốc tế, điều khiến GS Đàm Trung Đồn tiếc nuối nhất là nhiều học sinh rất giỏi, nhưng sau đó lại tản mạn đi theo các ngành nghề khác.
“Tôi nghĩ rằng, nếu mình không đào tạo tiếp thì rất uổng, bởi những học sinh đi thi quốc tế đều là các em rất giỏi”.
Cuối cùng, trong một buổi họp hội đồng khoa học của ĐH Quốc gia Hà Nội, ông đề xuất phải lập hệ đào tạo cử nhân tài năng Toán, Lý, Hóa để tiếp tục tập trung những sinh viên xuất sắc, thực hiện việc đào tạo chất lượng cao. Suy nghĩ này của ông cũng trùng khớp với những điều Giám đốc ĐH Quốc gia khi ấy đang nung nấu.
Sau đó, hệ cử nhân tài năng chính thức được thành lập tại ĐH Quốc gia Hà Nội và GS Đàm Trung Đồn cũng đứng ra nhận trách nhiệm làm trưởng ban điều hành hệ đào tạo cử nhân tài năng này.
Ông đã đề ra một chương trình tốn ít thời gian chuẩn bị hơn là cho các sinh viên ngành Toán, Lý, Hóa trong hai năm đầu sẽ được dạy về các nền tảng khoa học cơ bản như nhau. Những sinh viên tài năng này sau đó sẽ được gửi đi du học nước ngoài.
Với những mối quan hệ quen biết của mình với các giáo sư thuộc các trường đại học trên thế giới, GS Đồn đã liên hệ với Trường ĐH Bách khoa Paris và giới thiệu được trên dưới 60 sinh viên sang Pháp đào tạo tiếp.
Ngoài ra, ông còn đề nghị hợp tác với Trường Mỏ Paris (đại học tổng hợp đa ngành đứng thứ 3 của Pháp); Trường ĐH Brown của Mỹ hay với Viện Jaist ở Nhật.
Cũng nhờ thế, trong những lứa sinh viên được GS Đàm Trung Đồn giới thiệu ra nước ngoài, rất nhiều người hiện đang là cán bộ chủ chốt của khoa; nhiều người trở thành lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước; cũng có người hiện đang là đồng nghiệp của ông trong ngành.
Mặc dù nghỉ hưu đã lâu, nhưng GS Đồn vẫn cần mẫn làm việc và tham gia đóng góp cho sự phát triển của ngành cũng như việc bồi dưỡng, đào tạo lớp trẻ tài năng. Ông tin tưởng và kỳ vọng, những thế hệ trẻ, khi đã có điều kiện học tập tốt hơn, sẽ tiếp tục thực hiện được những hoài bão mà lớp thế hệ như ông vẫn chưa thể thực hiện được.
Thúy Nga
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - 65 năm dẫn đầu về khoa học cơ bản
Trải qua 65 năm, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội trước đây - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội ngày nay luôn khẳng định vị thế dẫn đầu trong đào tạo, nghiên cứu khoa học.
">Vị giáo sư không có bằng tiến sĩ, hơn 50 năm đóng góp cho ngành Vật lý
- Kết thúc buổi thi môn Ngữ văn kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 ở Hà Nội năm học 2018-2019 sáng nay, nhiều học sinh chia sẻ gặp khó với một câu hỏi thử thách khả năng ghi nhớ.
Ghi nhận của VietNamNet tại điểm thi Trường THPT Hoài Đức B (xã An Khánh, huyện Hoài Đức) sau buổi thi môn Ngữ văn sáng nay, nhiều thí sinh lắc đầu nhận xét đề có một câu hỏi khó nhớ để trả lời là câu 3 phần 1.
Câu 3 phần 1 yêu cầu: “Ghi lại chính xác câu thơ trong một bài thơ của chủ tịch Hồ Chí Minh mà em đã được học ở chương trình Ngữ văn THCS cũng có hình ảnh con thuyền trong đêm trăng”.
Đề văn thi vào lớp 10 ở Hà Nội năm 2018. Ảnh: Thanh Hùng Em Nguyễn Quang Sỹ (học sinh Trường THCS La Phù) đánh giá đề thi năm nay khó hơn năm ngoái.“Câu 3 phần 1 không chỉ bản thân em mà qua hỏi bạn bè cũng ít người làm được. Em dự kiến mình được khoảng 5 điểm”.
Lê Phương Thảo (Trường THCS Dương Nội) thì cho rằng đề thi vừa sức. “So với năm ngoái khó hơn vì có văn bản văn học trung đại là tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương- vì có những chi tiết bằng tiếng Hán em không hiểu. Đặc biệt là câu 3 phần 1 thì em không thể nhớ nổi”
Em Triệu Tiến Trọng (Trường THCS Dương Nội) cũng không đưa ra được câu trả lời cho câu hỏi đó. “Em thấy đề khó hơn đề năm trước ở câu 3 phần 1 vì kiến thức đó ở chương trình lớp 7. Em biết câu đó vì đã học rồi nhưng có từ hán việt nên không nhớ”. Trọng dự đoán mình sẽ được khoảng 6,5 điểm.
Ảnh minh họa: Thanh Hùng Cô Đặng Ngọc Phương, giáo viên dạy Văn khối THCS của Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam đánh giá: “Đề có độ bao quát tốt những kiến thức và kĩ năng ở các cấp độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao. Đề đòi hỏi học sinh phải học chắc chắn, bám sát văn bản và sách giáo khoa, học gắn với hiểu. Câu hỏi vừa sức và có tính phân loại học sinh. Câu nghị luận xã hội gần gũi, học sinh thuận lợi khi triển khai”.
Theo cô Phương, đề hợp lý tuy nhiên chưa có sự đột phá mới mẻ.
“Câu 3 bài 1 hơi khó và có thể sẽ phân loại học sinh, nhưng cá nhân tôi cho rằng cách phân loại dựa trên câu hỏi học thuộc là không nên, vì có đánh giá khả năng liên tưởng nhưng đánh giá trí nhớ phần nhiều hơn là năng lực học sinh.
Câu nghị luận văn học chọn đoạn đó là khá hay rồi, nhưng nếu có thể thì tăng độ khó câu nghị luận xã hội hơn 1 chút thay vì đặt yêu cầu khó vào nội dung câu hỏi đòi hỏi khả năng tái hiện của học sinh. Bởi chương trình lớp 7 thì hơi xa”.
Cô Phương cho rằng với đề thi này, phổ điểm chủ yếu là các mức điểm từ 7 đến 8 điểm.
Một giáo viên dạy văn ở quận Cầu Giấy nhận định: “Đề thi năm nay kiến thức khá cơ bản, nhưng phạm vi của đề khá rộng, xuyên suốt dọc chương trình THCS. Riêng đối với câu 3 phần 1, khá “đánh đó” học sinh vì câu này thuộc nội dung trong chương trình lớp 7, yêu cầu thí sinh phải thuộc thơ. Nhìn chung, đề thi không thể hiện nhiều tính sáng tạo. Phần văn nghị luận xã hội bám sát chương trình, nhưng đòi hỏi thí sinh nắm hết chương trình cơ sở mới hoàn thành hết được để thi. Học sinh không thuộc thơ của những năm học trước sẽ “bó tay” trước nội dung này”.
Cô Trịnh Thị Tuyết, nguyên giáo viên dạy Văn Trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) đánh giá so với đề thi năm ngoái thì không khó hơn.
“Cấu trúc đề hợp lý, gồm hai phần với quỹ điểm 6-4 như mọi năm. Cả hai phần đều bám sát kiến thức cơ bản của THCS, có sự kết hợp giữa các phân môn trong môn Ngữ văn là Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn, phần Nghị luận xã hội kết hợp Nghị luận văn học khá cân đối.
Nội dung các câu hỏi trong phần 1 & 2 khá quen thuộc, không làm khó học trò, kiểm tra đồng đều các yêu cầu về kiến thức văn học, kiến thức tiếng Việt, kiến thức xã hội và các kĩ năng...
Tuy nhiên, qua bao năm thi tuyển sinh THPT, cấu trúc đề ngữ văn hầu như không thay đổi; dung lượng và tính chất các câu hỏi của hai phần gần như trùng nhau với những yêu cầu kiểm tra kiến thức Văn học/ Tiếng Việt/ Làm văn...; khác nhau duy nhất là hai đoạn văn với yêu cầu Nghị luận văn học và Nghị luận xã hội! Cấu trúc lặp lại yêu cầu trong hai phần độc lập của đề, sự lặp lại kiểu cấu trúc trong nhiều năm đem lại cảm giác đơn điệu nhàm chán cho trò khi làm bài, sự lười biếng cho giáo viên khi dạy-luyện...”
Cô Tuyết cho rằng, vấn đề có lẽ không dừng lại là đề như thế nào mà ở tư duy ra đề.
Theo cô Tuyết, phổ điểm dao động chủ yếu ngưỡng từ 7-8 điểm.
Thanh Hùng
Sở GD-ĐT Hà Nội thừa nhận lọt đề thi Ngữ văn lớp 10 ra ngoài
Sở GD-ĐT Hà Nội thừa nhận có hiện tượng để lọt đề thi, nhưng cho rằng việc này không ảnh hưởng đến kết quả làm bài của thí sinh tại cuộc họp báo thông tin về việc đề thi môn Ngữ văn lớp 10 sáng nay (7/6) vừa diễn ra.
">Đề Văn thi vào lớp 10 Hà Nội có câu hỏi gây khó cho nhiều thí sinh