您现在的位置是:NEWS > Thể thao
Lương Triều Vỹ doạ kiện vì tin đồn có vợ bé, con rơi
NEWS2025-01-25 06:14:57【Thể thao】6人已围观
简介Lương Triều Vỹ mới ra thông cáo báo chí phủ nhận tin đồn có vợ b&eman city đấu với man utdman city đấu với man utd、、
Lương Triều Vỹ mới ra thông cáo báo chí phủ nhận tin đồn có vợ bé và con rơi. Anh nói: "Gần đây nhiều tin đồn và phát ngôn thất thiệt cho rằng tôi ngoại tình với nữ diễn viên nào đó và có con ngoài giá thú. Việc này ảnh hưởng nghiêm trọng đến những người tôi yêu thương và những người yêu thương tôi".
Trước đó,ươngTriềuVỹdoạkiệnvìtinđồncóvợbéconrơman city đấu với man utd truyền thông Đài Loan (Trung Quốc) tiết lộ Lương Triều Vỹ và Trình Tiêu có mối quan hệ tình ái khi chung sống ở Nhật Bản và có con rơi. Trước thông tin này, Lương Triều Vỹ im lặng, còn Trình Tiêu lên tiếng chuyện này "quá mức bịa đặt". Lương Triều Vỹ mới đưa vợ đi cùng trong một sự kiện để dập tin đồn cả hai ly thân vì scandal.
Trong thông cáo, nam diễn viên khẳng định cuộc sống hôn nhân của anh với Lưu Gia Linh đang tốt đẹp. Anh sẽ khởi kiện những thông tin sai sự thật nếu cần thiết.
Lương Triều Vỹ và Lưu Gia Linh là cặp vợ chồng nghệ sĩ quyền lực, giàu có ở Hong Kong (Trung Quốc). Họ nổi tiếng từ những năm 1980 trong giao đoạn điện ảnh Hong Kong ở thời kỳ đỉnh cao. Lần đầu đóng chung The Replica năm 1984, cả hai hẹn hò năm 1989. Cặp đôi kết hôn trong một buổi lễ lãng mạn ở Bhutan năm 2008 sau gần 20 năm quen biết và không sinh con.
Lương Triều Vỹ nổi tiếng với các phim Cảnh sát mới ra trường, Ỷ Thiên Đồ Long Ký, Giang hồ thập ác, Hiệp khách hành, Trùng Khánh sâm lâm, Sắc giới, Tâm trạng khi yêu, Vô gian đạo, Anh hùng, Nhất đại tông sư... Anh mới xác nhận sẽ đóng vai chính trong phim mới Silent Friend của đạo diễn Ildiko Enyedi. Lưu Gia Linh nổi tiếng với các phim tên tuổi như: Vô gian đạo, Anh hùng xạ điêu...
Minh Nguyễn
Lương Triều Vỹ - ảnh đế sẵn sàng đóng phim 18+, cả đời sống dựa vợLương Triều Vỹ là một trong những nam diễn viên Hoa ngữ được phương Tây biết đến nhiều nhất. Mới đây, anh vừa gia nhập Vũ trụ Điện ảnh Marvel với vai phản diện The Mandarin.
很赞哦!(7393)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Adelaide vs Auckland, 15h30 ngày 22/1: Hiện tượng bị giải mã
- 6 thắc mắc nhân viên môi giới bất động sản được hỏi nhiều nhất
- Nhiều địa phương chưa phê duyệt kế hoạch phát triển nhà ở 2022
- TP.HCM sẽ ‘thu hồi đất nào thì bồi thường đất đó’ để hài hoà lợi ích
- Nhận định, soi kèo Al Bukayriyah vs Al
- 4 xe tay ga nữ tầm giá 50 triệu đồng cho chị em sắm đi Tết
- Ông Dũng ‘lò vôi’ vừa giải chấp 220 lô đất ở Khu nhà ở Đại Nam
- Hóa giải 'cuộc chiến' ép con ăn rau củ
- Nhận định, soi kèo Shabab Al Ahli vs Al Jazira, 20h05 ngày 21/1: Đối thủ yêu thích
- Vụ 7 thanh niên tử vong ở đêm nhạc: Vì sao sốc ma túy lại dễ chết?
热门文章
站长推荐
Soi kèo góc AS Monaco vs Aston Villa, 0h45 ngày 22/1
- Buổi công bố chất lượng đo kiểm dịch vụ điện thoại và dịch vụ vụ truy cập Internet trên mạng viễn thông di động mặt đất trong Quý 4/2020 và Quý 1/2021. (Ảnh: Trọng Đạt)
Kết quả đo kiểm dịch vụ di động
Đối với dịch vụ điện thoại di động, việc đo kiểm được Cục Viễn thông thực hiện trên địa bàn 2 tỉnh Cần Thơ và Hậu Giang.
Kết quả cho thấy, về độ sẵn sàng của mạng vô tuyến, tỷ lệ này đo được tại MobiFone là 100%, VNPT 99,99%, Viettel 100% và Vietnamobile 99,21%, cao hơn tiêu chuẩn (95%).
Đối với tỷ lệ cuộc gọi bị rơi, kết quả đo kiểm của MobiFone là 0,39%, VNPT 0,42%, Viettel 0,24%, Vietnamobile 0,09%, tốt hơn so với tiêu chuẩn (2%).
Kết quả đo kiểm chất lượng dịch vụ điện thoại di động tại Cần Thơ, Hậu Giang. Về tỷ lệ cuộc gọi được thiết lập thành công, tỷ lệ này của MobiFone là 99,97%, VNPT 99,85%, Viettel 99,97%, Vietnamobile 100%, cao hơn tiêu chuẩn (98%).
Về số cuộc gọi có điểm chất lượng thoại lớn hơn hoặc bằng 3, tỷ lệ này của MobiFone là 99,85%, VNPT 99,82%, Viettel 99,94%, Vietnamobile 100%, cao hơn tiêu chuẩn (90%).
Bên cạnh đó, các chỉ số về tỷ lệ cuộc gọi bị ghi cước sai, tỷ lệ cuộc gọi bị tính cước sai, tỷ lệ thời gian đàm thoại bị ghi cước sai, tỷ lệ cuộc gọi bị lập hóa đơn sai đều ở trong mức quy chuẩn.
Theo nhận xét của Cục Viễn thông, Cần Thơ, Hậu Giang là 2 tỉnh có địa hình đồng bằng, ít bị che chắn nên các chỉ tiêu chất lượng của cả 4 doanh nghiệp đều tốt hơn nhiều so với quy chuẩn.
Kết quả đo kiểm dịch vụ 3G
Đối với dịch vụ truy nhập Internet trên mạng viễn thông di động mặt đất sử dụng 3G, việc đo điểm được thực hiện trên địa bàn 2 tỉnh Tây Ninh và Bình Phước.
Kết quả cho thấy, tốc độ tải xuống trung bình của 4 nhà mạng là MobiFone (15,57 Mbps), VNPT (12,25 Mbps), Viettel (20,51 Mbps), Vietnamobile (5,83 Mbps).
Tốc độ tải lên trung bình lần lượt là MobiFone (2,61 Mbps), VNPT (2,41 Mbps), Viettel (3,69 Mbps), Vietnamobile (2,46 Mbps).
Kết quả đo kiểm chất lượng dịch vụ 3G tại Tây Ninh, Bình Phước. Về độ sẵn sàng của mạng vô tuyến, tỷ lệ này đo được tại MobiFone là 99,3%, VNPT 99,58%, Viettel 99,8% và Vietnamobile 95,28%, cao hơn tiêu chuẩn (95%).
Đối với tỷ lệ truyền tải bị rơi và tỷ lệ truy nhập không thành công dịch vụ, kết quả đo kiểm của cả 4 nhà mạng đều ở mức 0%, tốt hơn so với tiêu chuẩn (5%).
Về thời gian trễ trung bình truy nhập dịch vụ, kết quả ghi nhận tại nhà mạng MobiFone là 4,26 giây, VNPT 3,79 giây, Viettel 3,84 giây, Vietnamobile 4,33 giây, thấp hơn tiêu chuẩn (10 giây).
Về số mẫu có tốc độ tải xuống lớn hơn hoặc bằng tốc độ tối thiểu mà các doanh nghiệp công bố, tỷ lệ này của MobiFone là 100%, VNPT 99,21%, Viettel 99,89%, Vietnamobile 99,54%, cao hơn tiêu chuẩn (95%).
Theo nhận xét của Cục Viễn thông, Chỉ tiêu “Độ sẵn sàng của mạng vô tuyến” của Vietnamobile tính trung bình trên cả hai địa bàn Tây Ninh và Bình Phước đạt yêu cầu của quy chuẩn. Tuy nhiên, riêng địa bàn tỉnh Bình Phước là 93,87% thấp hơn theo yêu cầu của quy chuẩn QCVN 81:2019/BTTTT (95%).
Các khu vực có vùng phủ sóng kém của Vietnamobile tập trung trên các địa bàn huyện Bù Gia Mập và huyện Bù Đốp của tỉnh Bình Phước, huyện Tân Châu và huyện Châu Thành của tỉnh Tây Ninh.
Kết quả đo kiểm dịch vụ 4G
Việc đo điểm dịch vụ Internet trên mạng viễn thông di động mặt đất sử dụng công nghệ 4G được thực hiện trên địa bàn 2 tỉnh Thái Nguyên và Bắc Ninh.
Kết quả đo kiểm tại Thái Nguyên cho thấy, tốc độ tải xuống trung bình của 3 nhà mạng là MobiFone (34,79 Mbps), VNPT (26,19 Mbps), Viettel (62,92 Mbps).
Tốc độ tải lên trung bình lần lượt là MobiFone (25,18 Mbps), VNPT (29,4 Mbps), Viettel (24,31 Mbps).
Về độ sẵn sàng của mạng vô tuyến, tỷ lệ này đo được tại MobiFone là 97,35%, VNPT 98,45%, Viettel 98,88%, cao hơn tiêu chuẩn (95%).
Đối với tỷ lệ truyền tải bị rơi và tỷ lệ truy nhập không thành công dịch vụ, kết quả đo kiểm của cả 3 nhà mạng đều ở mức 0%, tốt hơn so với tiêu chuẩn (5%).
Kết quả đo kiểm chất lượng dịch vụ 4G tại Thái Nguyên. Về thời gian trễ trung bình truy nhập dịch vụ, kết quả ghi nhận tại nhà mạng MobiFone là 1,57 giây, VNPT 1,76 giây, Viettel 1,62 giây, thấp hơn tiêu chuẩn (10 giây).
Về số mẫu có tốc độ tải xuống lớn hơn hoặc bằng tốc độ tối thiểu mà các doanh nghiệp công bố, tỷ lệ này của MobiFone là 97%, VNPT 95,23%, Viettel 98,91%, cao hơn tiêu chuẩn (95%).
Kết quả đo kiểm tại Bắc Ninh cho thấy, tốc độ tải xuống trung bình của 3 nhà mạng là MobiFone (37,01 Mbps), VNPT (23,3 Mbps), Viettel (52,35 Mbps).
Tốc độ tải lên trung bình lần lượt là MobiFone (25,33 Mbps), VNPT (32,4 Mbps), Viettel (24,22 Mbps).
Kết quả đo kiểm dịch vụ 4G tại Bắc Ninh. Về độ sẵn sàng của mạng vô tuyến, tỷ lệ này đo được tại MobiFone là 98,23%, VNPT 99,98%, Viettel 99,98%, cao hơn tiêu chuẩn (95%).
Đối với tỷ lệ truyền tải bị rơi và tỷ lệ truy nhập không thành công dịch vụ, kết quả đo kiểm của cả 3 nhà mạng đều ở mức 0%, tốt hơn so với tiêu chuẩn (5%).
Về thời gian trễ trung bình truy nhập dịch vụ, kết quả ghi nhận tại nhà mạng MobiFone là 1,65 giây, VNPT 1,79 giây, Viettel 1,72 giây, thấp hơn tiêu chuẩn (10 giây).
Về số mẫu có tốc độ tải xuống lớn hơn hoặc bằng tốc độ tối thiểu mà các doanh nghiệp công bố, tỷ lệ này của MobiFone là 98,8%, VNPT 95,1%, Viettel 98,69%, cao hơn tiêu chuẩn (95%).
Theo Cục Viễn thông, Bộ TT&TT đặt mục tiêu tăng tốc độ Internet Việt Nam để tiệm cận với chất lượng dịch vụ tại các nước đang phát triển. Ảnh: Trọng Đạt Thực tế hiện nay cho thấy, nhiều nhà mạng có tâm lý ngại đầu tư nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng do sợ tốn kém. Một vấn đề khác là các nhà mạng cảm thấy người dùng đã hài lòng với dịch vụ của mình rồi.
Chia sẻ về điều này, ông Lê Văn Tuấn - Phó Cục trưởng Cục Viễn thông cho rằng, tốc độ Internet di động tại Việt Nam vẫn thấp hơn mức trung bình của thế giới. Trong khi đó, các chỉ số về hạ tầng là một trong những tiêu chí để đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia.
Do vậy, các nhà mạng cần nhìn rộng ra để ngày càng tối ưu hơn nữa chất lượng dịch vụ. Trên cơ sở kết quả đo kiểm của Cục Viễn thông, các doanh nghiệp cần phân tích, tìm ra nguyên nhân kỹ thuật để cải thiện, nâng cao chất lượng mạng lưới.
Ông Lê Văn Tuấn cũng đề nghị các nhà mạng sớm công bố công khai tốc độ truy cập Internet trung bình trước ngày 15/4 tới. Cục Viễn thông sẽ tăng cường phối hợp với các Sở TT&TT để đo kiểm tại các địa phương. Mục tiêu của Bộ TT&TT là tăng tốc độ Internet Việt Nam lên trên mức trung bình và tiệm cận với chất lượng dịch vụ tại các nước phát triển.
Trọng Đạt
VNPT, Viettel, MobiFone nhận giải băng rộng di động, FPT và CMC nhận giải băng rộng cố định
Cuộc khảo sát được thực hiện với 8.400 mẫu khảo sát cá nhân và 300 mẫu khảo sát doanh nghiệp, qua đó cho thấy mức độ hài lòng và thói quen của người sử dụng dịch vụ viễn thông.
">Công bố kết quả đo kiểm dịch vụ viễn thông di động, 3G, 4G
Với việc thông qua dự luật, người dân tại Trung Phi có thể sử dụng Bitcoin để thực hiện các giao dịch hàng ngày, tương tự như một loại tiền tệ thông thường.
Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích địa chính trị và chuyên gia tài chính đang cảm thấy bối rối và khó hiểu trước động thái chính thức công nhận đồng Bitcoin của Cộng hòa Trung Phi.
Dù Cộng hòa Trung Phi là một quốc gia giàu tài nguyên như vàng, uranium và các khoáng sản có giá trị khác… tuy nhiên, do chịu ảnh hưởng của cuộc nội chiến từ năm 2012, hiện Trung Phi vẫn đang là một trong những quốc gia nghèo và kém phát triển nhất thế giới, với mức thu nhập trung bình ước tính đạt 477 USD/người vào năm 2020, trong đó 71% dân số Trung Phi sống dưới mức nghèo đói.
Đáng chú ý, chỉ khoảng 11% trong tổng số 4,8 triệu người dân tại Cộng hòa Trung Phi có quyền truy cập Internet, điều này khiến nhiều chuyên gia đặt câu hỏi làm cách nào để người dùng có thể sử dụng Bitcoin làm một loại tiền tệ giao dịch khi không phải ai cũng có điều kiện kết nối Internet?
"Câu hỏi lớn nhất là chính sách về tiền điện tử này là dành cho ai, khi mà tỷ lệ phủ sóng Internet tại Cộng hòa Trung Phi chỉ là 11%. Có lẽ chính phủ đã được dự báo về việc thông qua Bitcoin có thể thúc đẩy các khoản thanh toán trong nước, nhưng không rõ điều này sẽ diễn ra như thế nào?", David Gerard, một nhà nghiên cứu chính trị châu Phi, nhận xét.
Hiện Cộng hòa Trung Phi đang sử dụng đồng CFA franc Trung Phi làm đơn vị tiền tệ của mình. Đây là loại tiền tệ được sử dụng chung cho 6 nước nằm ở khu vực Trung Phi, thuộc Cộng đồng Kinh tế và Tiền tệ Trung Phi (bao gồm Cameroon, Cộng hòa Trung Phi, Tchad, Cộng hòa Congo, Guinea Xích Đạo và Gabon). Giá trị của đồng CFA franc Trung Phi gắn liền với biến động giá trị đồng Euro, do vậy, nhiều ý kiến cho rằng việc công nhận đồng Bitcoin là động thái để Cộng hòa Trung Phi giảm sự phụ thuộc vào đồng tiền chung CFA franc Trung Phi.
Như vậy, Cộng hòa Trung Phi đã trở thành quốc gia thứ 2 trên thế giới chính thức công nhận Bitcoin là một loại tiền tệ hợp pháp.
Trước đó, vào tháng 6/2021, El Salvador đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới xem Bitcoin như một loại tiền tệ hợp pháp và được sử dụng song song với đồng USD (tiền tệ chính thức của quốc gia này), cho phép người dân sử dụng Bitcoin cho các hoạt động giao dịch thường ngày như mua hàng hóa, nộp thuế, thanh toán hóa đơn…
Một số quốc gia khác cho phép sử dụng Bitcoin một cách hợp pháp, nhưng vẫn không xem Bitcoin như một loại tiền tệ chính thức để thay thế đơn vị tiền tệ chính thức đang được sử dụng tại quốc gia đó. Ngoài ra, chính phủ của một số quốc gia cũng đang xem xét hợp pháp hóa giao dịch tiền điện tử và chấp thuận sử dụng tiền điện tử cho các thanh toán hàng ngày.
(Theo Dân Trí)
">Nước nghèo nhất thế giới công nhận Bitcoin dù mức độ dùng Internet cực thấp
Ảnh minh hoạ Theo đó, đối với Dự án xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa - Chơn Thành, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và UBND tỉnh Bình Phước khẩn trương thống nhất phương án tài chính của dự án. Trong đó, phương án tài chính phải xác định rõ cơ cấu vốn ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và khả năng cân đối nguồn vốn cho dự án.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Bình Phước khẩn trương hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trong tháng 6/2023, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư theo đúng quy định.
Dự án xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa - Chơn Thành có chiều dài khoảng 128,8 km, đi qua địa phận tỉnh Bình Phước (101 km) và tỉnh Đắk Nông (27,8 km), quy mô đầu tư 4 làn xe hoàn chỉnh, chiều rộng nền đường 24,75 m, thực hiện giải phóng mặt bằng một lần theo quy mô quy hoạch được duyệt (quy mô 6 làn xe, chiều rộng nền đường 32,25 m).
Theo tính toán, sau khi dự án cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa - Chơn Thành hoàn thành sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ tỉnh Đắk Nông đi tỉnh Bình Phước về TP.Hồ Chí Minh.
PV
">Đẩy nhanh phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án cao tốc Gia Nghĩa
Nhận định, soi kèo Villarreal vs Mallorca, 3h00 ngày 21/1: Khách tự tin
- Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2020 và triển khai nhiệm vụ năm 2021 của Bộ TT&TT
“Thời đó, bưu điện đã mở ra cách làm mới, không tính toán trên những quy luật bình thường mà khơi dậy, đánh thức tiềm tàng, cố gắng đi tắt đón đầu”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, đồng thời bày tỏ nhận định: “Bây giờ, dường như sức mạnh đấy lại lặp lại, khi thế giới nói đến cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số. Thực tế năm 2020 vừa qua, thêm một lần nữa, dường như chúng ta lại cảm nhận chúng ta có thể tìm ra những cách mới, có thể đi lên mạnh mẽ hơn, có thể đạt được những điều bình thường tưởng chừng không làm được”.
Phó Thủ tướng đặt ra một sứ mệnh mới: Khoảng 10 năm hoặc nhanh hơn là 5 năm nữa, trên bản đồ các nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn trên thế giới sẽ có Việt Nam. Nếu thành công thì thành công đó sẽ có dấu ấn của ngành TT&TT.
Về câu chuyện chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ điện tử, Phó Thủ tướng lưu ý: “Trước kia chúng ta thường chỉ làm từ cao xuống thấp, từ chỗ hiện đại xuống chỗ kém hiện đại hơn. Thế nhưng bây giờ, muốn chuyển đổi số nhanh, muốn làm chính phủ điện tử nhanh thì vẫn tiếp tục duy trì mũi từ trên xuống, nhưng đồng thời làm thêm cả mũi từ dưới lên, từ những chỗ khó khăn nhất”.
Cũng theo Phó Thủ tướng, bây giờ muốn làm được chính phủ điện tử, chuyển đổi số, trách nhiệm của Bộ trên Trung ương cũng quan trọng, nhưng trách nhiệm, năng lực của địa phương còn quan trọng hơn.
“Làm Chính phủ điện tử, Chính phủ số bây giờ không khó như chúng ta vẫn tưởng. Chỉ cần chúng ta đồng lòng, quyết tâm, và nhận thấy nó giúp chúng ta minh bạch hơn với nhân dân, gần dân hơn, và giúp chính phủ, chính quyền các cấp vừa quản lý tốt, vừa phục vụ nhân dân, thì chúng ta chắc chắn sẽ làm được”, ông khuyến nghị.
Phó Thủ tướng kêu gọi các doanh nghiệp CNTT tích cực tham gia các chương trình của Bộ TT&TT, cùng ngồi với nhau tạo ra các nền tảng mở để sau này các doanh nghiệp khác cùng cài thêm ứng dụng vào, hình thành nên những nền tảng có lợi thế số đông người dùng. Việt Nam đã sáng tạo rồi, giờ có thể dùng lợi thế số đông để đi nhanh.
“Tài nguyên vô cùng lớn của Việt Nam là chúng ta có ngót 100 triệu dân, đủ để chúng ta có những bước nhảy vọt rất mạnh mẽ về CNTT. Muốn tận dụng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì phải đẩy mạnh ứng dụng CNTT triệt để, phát huy sự sáng tạo cùng quy mô dân số, quy mô thị trường. Việt Nam có thời cơ vào top những nước có nhiều sản phẩm không chỉ phục vụ trong nước mà còn chen chân ra thế giới”, Phó Thủ tướng chia sẻ thêm, và tin tưởng những năm tới, ngành TT&TT sẽ có bước phát triển mạnh mẽ hơn, góp phần vào sự nghiệp đổi mới mạnh mẽ, toàn diện của đất nước.
Chuyển đổi số là đổi mới lần hai
Cảm ơn những lời phát biểu đầy tâm huyết của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đối với ngành TT&TT, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ thêm: “30 năm trước, ngành viễn thông đổi mới lần một, chuyển từ thế hệ thiết bị viễn thông tương tự sang thiết bị số, dẫn dắt và thực hiện bởi Tổng cục Bưu điện, sau là Bộ Bưu chính Viễn thông và Bộ TT&TT. Đổi mới lần hai này là chuyển đổi số, ngành TT&TT lại lĩnh ấn tiên phong một lần nữa, dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia. Nhưng lần này thành hay bại là ở các địa phương, ở các ngành, tức là chuyển đổi số các địa phương, chuyển đổi số các ngành. Sự có mặt của lãnh đạo 30 ban, bộ, ngành trung ương, 56/63 tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương tại hội nghị hôm nay đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc, sự quyết tâm đi đầu, đi nhanh về chuyển đổi số, với khát vọng thông qua chuyển đổi số để phát triển nhanh và bền vững đất nước”.
Cũng theo Bộ trưởng, chuyển đổi số ngành là chuyển đổi số doanh nghiệp, chuyển đổi số địa phương là chuyển đổi số người dân. Đây cũng là việc khó nhất, vì thế cũng là việc hiệu quả nhất. Các nền tảng số toàn quốc của các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đã sẵn sàng. Giờ là sự quyết tâm vào cuộc của các địa phương.
“Câu chuyện của Bến Tre, Ninh Bình, Bình Phước và nhiều địa phương khác đã khích lệ chúng ta đi nhanh hơn, mạnh mẽ hơn, tiếp cận đột phá hơn nữa. Vì chỉ có như vậy, Việt Nam mới bứt phá vươn lên, thay đổi thứ hạng của đất nước, của địa phương, trở thành tỉnh có thu nhập cao, quốc gia phát triển có thu nhập cao. Công nghệ số, chuyển đổi số, báo chí truyền thông có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp này. Ngành TT&TT chưa bao giờ có sứ mệnh lớn lao như bây giờ. Chúng ta lại lĩnh ấn tiên phong lần hai và thông qua đây sẽ định vị lại ngành TT&TT”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng bày tỏ.
Bình Minh
Phê duyệt Kế hoạch chuyển đổi số Bộ TT&TT giai đoạn 2021–2025
Bộ TT&TT đặt mục tiêu Bộ thuộc nhóm 5 bộ, ngành, dẫn đầu về ứng dụng CNTT, chuyển đổi số giai đoạn 2021 – 2025, hình thành hệ sinh thái số trong Bộ, xây dựng thành công Bộ TT&TT số.
">Ngành TT&TT có thể tìm ra cách mới để làm những điều tưởng không làm được
Nhóm chơi siêu xe Evo Team đã có chuyến hành trình từ TP.HCM lên Đà Lạt vào dịp cuối tuần sau kì nghỉ Tết Nguyên đán. Nổi bật trong đoàn xe là sự xuất hiện của chiếc Lamborghini Aventador SVJ.
Hiện nay, có tổng cộng 5 chiếc SVJ đã được đưa về Việt Nam, bao gồm cả hai phiên bản mui cứng (Coupe) và mui trần (Roadster). Chiếc xe được đề cập trong bài mang màu sơn vàng Giallo Evros ở ngoại thất nguyên bản.
Hiện nay, xe đã được đổi màu ngoại thất bằng phương pháp decal với phong cách 7 sắc cầu vồng, chuyển từ màu đỏ sang màu tím từ trước ra sau. Đây là phối màu lần đầu xuất hiện trên siêu xe tại Việt Nam.
Trước đó, chiếc Lamborghini Aventador SVJ này đã được trang bị gói độ đến từ hãng Novitec. Với gói độ này, xe được bổ sung nhiều chi tiết bằng carbon như ốp cản trước, ốp khe gió, ốp sườn... nhằm tăng tính thể thao.
Bộ mâm là loại đa chấu được sơn đen, kích thước 20 inch ở phía trước và 21 inch ở phía sau, kết hợp với bộ ốc khóa tâm và cùm phanh màu vàng tiệp màu ngoại thất nguyên bản của xe.
Hệ thống ống xả nguyên bản của xe cũng được thay bằng thương hiệu B.R.E với khối lượng nhẹ hơn và mang đến âm thanh hay hơn.
SVJ là viết tắt của cụm từ "Super Veloce Jota", dùng để chỉ biến thể nâng cấp cho trường đua, đi kèm thiết kế ấn tượng và nhiều công nghệ tân tiến nhất. Lamborghini chỉ sản xuất giới hạn 900 chiếc Aventador SVJ và 800 chiếc Aventador SVJ Roadster trên toàn cầu.
So với Aventador SV, SVJ tăng 40% lực ép xuống mặt đường nhờ vào hệ thống khí động học Aerodinamica Lamborghini Attiva thế hệ mới (ALA 2.0). Cơ cấu này xuất hiện tại nhiều vị trí ngoại thất của xe, bao gồm cả bộ cánh gió khí động học kích thước lớn làm từ sợi carbon.
Cung cấp sức mạnh cho Aventador SVJ là khối động cơ V12, dung tích 6.5L, sản sinh công suất 770 mã lực tại 8.500 vòng/phút và mô-men xoắn 720 Nm tại vòng tua 6.750 vòng/phút.
Aventador SVJ là siêu xe đắt nhất của Lamborghini tại Việt Nam. Sau khi đóng các loại thuế phí, siêu xe này có giá khoảng 50 tỷ đồng. Đối thủ đáng gờm của Aventador SVJ tại Việt Nam là Ferrari SF90 Stradale có giá từ 37 tỷ đồng.
Theo ZingNews
Bạn đang sở hữu một chiếc xe độc hay bản độ siêu đẹp? Hãy chia sẻ bài viết cảm nhận, hình ảnh về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Thợ Việt lại khiến thế giới trầm trồ với siêu phẩm xe Mercedes G500 bằng gỗ
Sau hàng loạt siêu xe bằng gỗ được chế tác thủ công, kênh youtube của một nghệ nhân tại Hà Nội lại khiến các trang báo quốc tế "dậy sóng" với tác phẩm Mercedes-Benz G500 cực chất, còn biết nhả khói khi tăng ga.
">Siêu xe Lamborghini Aventador SVJ bảy sắc cầu vồng tại TP.HCM
Biển số 30K-899.99 của Hà Nội giá cao nhất 4,655 tỷ Ngoài ra, một biển số cũng của Hà Nội những mang dãy số "tam hoa" 9 là 30K-889.99 đạt mức giá 3,6 tỷ đồng. Biển số 30K-966.66 có giá cao thứ 4 là 2,370 tỷ đồng. Trong khi đó, biển đẹp "ngũ quý 2" là 12A-222.22 của Lạng Sơn lại có giá thấp hơn đáng kể, đạt 1,580 tỷ đồng. So với biển siêu VIP "ngũ quý 2" 22A-222.22 của tỉnh Tuyên Quang trúng giá 12,19 tỷ đồng trong phiên đấu ngày 25/12, thì biển ngũ quý 2 của Lạng Sơn độ "hot" có lẽ không thể bằng. Cuối cùng trong nhóm biển số tiền tỷ, biển 30K-888.89 của Hà Nội cũng có giá cao lên đến 1,570 tỷ đồng.
Một số biển khác có giá thấp hơn nhưng vẫn cao hơn mức trung bình ngày thường thấy như: Biển 19A-569.99 của Phú Thọ giá 365 triệu đồng; biển 88A-666.69 của Vĩnh Phúc giá 250 triệu đồng; biển 88A-689.89 của Vĩnh Phúc giá 265 triệu đồng; biển 30K-888.82 của Hà Nội giá 245 triệu đồng; biển 47A-666.69 của Đăk Lăk giá 305 triệu đồng; biển 61K-379.79 của Bình Dương giá 350 triệu đồng…
Chiều nay, tiếp tục có 3.500 biển số được lên sàn đấu giá trực tuyến. Có thể điểm qua một số biển đẹp trong phiên đấu chiều nay như: 30K-622.66; 51L-188.88; 74A-252.52; 78A-188.99; 73A-333.89; 22A-222.36;...
">Đấu giá biển số sáng 26/12: Biển số 30K