您现在的位置是:NEWS > Ngoại Hạng Anh
Nam sinh đậu ĐH Ngoại thương muốn bỏ học
NEWS2025-04-18 08:24:12【Ngoại Hạng Anh】6人已围观
简介Ngày 25/7,đậuĐHNgoạithươngmuốnbỏhọlịch thi đấu u23 châu á câu chuyện về một nam sinh đạt 27,5 điểm tlịch thi đấu u23 châu álịch thi đấu u23 châu á、、
Ngày 25/7,đậuĐHNgoạithươngmuốnbỏhọlịch thi đấu u23 châu á câu chuyện về một nam sinh đạt 27,5 điểm trong kỳ thi đại học vừa qua có ý định bỏ học để phụ giúp gia đình lan truyền trên Facebook đã gây xôn xao dư luận.
Chàng thủ khoa mong làm chỗ dựa cho mẹ很赞哦!(7932)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Bình Dương vs SHB Đà Nẵng, 18h00 ngày 13/4: Tìm lại niềm vui
- Con bị xâm hại, bố mẹ đừng mải mê chiến đấu mà bỏ rơi con mình
- Tâm sự: Phụ nữ không muốn sinh con, xin đừng lấy chồng
- Không chỉ công ty lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng là mục tiêu của ransomware
- Nhận định, soi kèo Central Cordoba vs Huracan, 4h00 ngày 15/4: Chủ nhà sa sút
- Trạm cứu hộ trái tim tập 8: Mẹ Nghĩa quyết định hỏi con trai về âm mưu với Hà
- Gà cảnh, thú chơi tao nhã của giới trẻ Sài thành
- CLOUDSEC 2021: Thảo luận và thiết kế lại an ninh mạng cho một tương lai trên nền tảng đám mây
- Soi kèo góc Napoli vs Empoli, 1h45 ngày 15/4
- Tâm sự: Chết lặng khi nhìn thấy người chồng sắp cưới của chị họ
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Defensor vs Cerro, 4h00 ngày 15/4: Khó cho chủ nhà
- Một học sinh lớp 6 trong lúc nô đùa đã trèo lên lan can và bất ngờ bị ngã từ tầng 4 xuống đất và tử vong khi đang cấp cứu tại bệnh viện.
Vụ việc xảy ra vào lúc 9h45, ngày 21/2, tại trường THCS Trần Quốc Toản, TP. Hạ Long (Quảng Ninh).
Sở GDĐT tỉnh Quảng Ninh xác nhận, cháu Nguyễn Công Minh là học sinh lớp 6A5, Trường Trần Quốc Toản, trong giờ ra chơi lúc nô đùa đã trèo ra lan can tầng 4 bất ngờ bị ngã xuống đất bất tỉnh.
Cháu Minh tử vong do rơi từ tầng 4 trong giờ ra chơi, trong ảnh là trường THCS Trần Quốc Toản, nơi cháu Minh theo học
Ngay sau đó, cháu Minh được sơ cứu tại trường và được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh.
Tại bệnh viện, em Nguyễn Công Minh được chẩn đoán bị dập phổi, lá lách. Đến thời điểm 15h, em Minh được tiến hàng phẫu thuật phần lá lách bị dập nát.
17h cùng ngày, ông Trịnh Văn Mạnh, Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh trao đổi và xác nhận, tuy các y bác sỹ của bệnh viện đã nỗ lực hết sức cứu chữa cháu Nguyễn Công Minh. Nhưng do vết thương quá nặng nên cháu đã không qua khỏi. Gia đình đã nhận cháu và đưa về lúc 16h30.
Theo Ban Giám hiệu Trường THCS Trần Quốc Toản, ngay sau khi xảy ra sự việc, lực lượng Công an, Sở GDĐT đã có mặt tại hiện trường để làm rõ nguyên nhân vụ việc.
- Phạm Công
Mải nô đùa, một học sinh tử vong vì rơi từ tầng 4
Ứng dụng AI (trí tuệ nhân tạo) đã trở thành một “bước ngoặt” mang tính cách mạng đối với báo chí. AI giúp phóng viên có máy làm thay nhiều công đoạn trong quá trình sáng tạo tác phẩm báo chí, thậm chí viết thay phóng viên, biên tập video, thiết kế đồ hoạ…
AI giúp các tòa soạn hiểu được người đọc/người nghe/người xem đang cần gì và đưa đúng thông tin họ quan tâm - những thông tin có giá trị đối với từng cá nhân trong bối cảnh cụ thể (điều không thể có trước đây, khi người đọc phải “bơi” trong một “biển” thông tin).
AI giúp không gian trải nghiệm tin tức được mở rộng như ngoài đời thực với công nghệ thực tế ảo sống động. Xu hướng video ngắn tích hợp trên báo điện tử cùng với sự kết nối đa nền tảng tạo nên sự tương tác mạnh mẽ với người dùng.
Bên cạnh “bước ngoặt” AI, công nghệ blockchain sẽ giảm thiểu những vụ vi phạm bản quyền nội dung số, giúp chống lại tin giả bằng cách cung cấp một chuỗi xác thực có thể kiểm chứng cho thông tin, tạo môi trường nội dung số minh bạch để thúc đẩy sáng tạo.
Sự kết hợp giữa báo chí sáng tạo với công nghệ số đưa đến cho người dùng những trải nghiệm mới rất tuyệt vời.
Người dùng có thể tham gia phát triển câu chuyện, lựa chọn những gì mà mình muốn thấy. Chẳng hạn, khi xảy ra một vụ trộm cắp trong khu vực, người dân có thể sử dụng nền tảng tích hợp trên báo để thông báo cho hàng xóm, chia sẻ thông tin về nghi phạm, và thảo luận về các biện pháp bảo vệ an ninh cộng đồng. Hay một lễ hội cộng đồng sắp diễn ra, báo chí sẽ cung cấp thông tin chi tiết về thời gian, địa điểm và các hoạt động sẽ diễn ra, kèm theo phản hồi và nhận xét từ người dân địa phương.
Ở Mỹ, nhiều tờ báo tích hợp mạng xã hội địa phương giúp kết nối người dân với các tin tức và sự kiện trong khu vực, thậm chí người dân còn tham gia viết bài và cập nhật thông tin.
Một mô hình đáng chú ý khác, báo chí tổ chức các buổi thảo luận trực tiếp trên nền tảng mạng xã hội về các chủ đề “nóng” như bầu cử, biến đổi khí hậu, quyền phụ nữ… Những sự kiện này thường có sự tham gia của các chuyên gia và cho phép khán giả đặt câu hỏi trực tiếp. Những buổi diễn thuyết về giáo dục và sáng tạo của TED Conferences đã thu hút hàng triệu lượt xem trực tuyến, tạo ra thảo luận rộng rãi về cải cách giáo dục trên toàn thế giới.
Nhiều tờ báo còn tận dụng sức mạnh của khán giả để thu thập thông tin, xác minh sự thật và khám phá các góc nhìn mới. Các nền tảng như Ushahidi cho phép người dùng báo cáo và lập bản đồ sự cố theo thời gian thực, rất cần thiết khi xảy ra các cuộc khủng hoảng hoặc sự kiện quy mô lớn.
Có tờ báo lại sử dụng cảm biến để thu thập dữ liệu về môi trường như chất lượng không khí, nhiệt độ, mức độ ô nhiễm nước, từ đó cung cấp bằng chứng xác thực cho các câu chuyện về sức khỏe cộng đồng, biến đổi khí hậu và quy hoạch đô thị. Hoặc kết hợp dữ liệu được gắn thẻ địa lý để cung cấp ngữ cảnh và thông tin chi tiết theo vị trí. Các công cụ lập bản đồ giúp hình dung dữ liệu theo không gian địa lý, tăng cường trải nghiệm người dùng.
Báo chí Việt Nam chuyển mình, bứt tốc
Về việc ứng dụng AI để tăng hiệu quả đổi mới sáng tạo số, các cơ quan báo chí tại Việt Nam đã tìm hiểu và ứng dụng ở nhiều mức độ khác nhau.
Ở mức cơ bản, AI giúp phóng viên/biên tập viên xây dựng kịch bản, xây dựng tác phẩm báo chí có tính sáng tạo cao, thậm chí gợi ý cả đề tài. Tiếp đó, AI giúp thông tin báo chí đáp ứng tốt hơn nhu cầu cá thể hóa của người đọc/người nghe/người xem, tăng tính hấp dẫn, thu hút công chúng.
Ở mức cao hơn, AI giúp các tòa soạn khai thác, sử dụng dữ liệu lớn để đo lường các chỉ số, từ đó điều chỉnh nội dung phù hợp nhu cầu của công chúng. Chẳng hạn trước kia, báo chí hay dùng công nghệ đo của Google Analytics, nhưng mới đây, VnExpress sử dụng công nghệ đo của Tập đoàn FPT, một công cụ đo rất thông minh, thậm chí có những điểm còn ưu việt hơn Google Analytics.
Báo Thanh Niên là một điển hình của việc “thu trái ngọt” khi ứng dụng công nghệ số và đổi mới sáng tạo. Sau khi quyết định đầu tư công nghệ, vài năm gần đây, báo này luôn ở Top đầu về lượng người đọc, độ lan tỏa bài viết trên các nền tảng số.
Thời báo Kinh tế sau khi chuyển từ mô hình báo sang tạp chí đã nhanh chóng triển khai cách làm báo rất mới. Từ ứng dụng công nghệ tăng tính sáng tạo khi kể các câu chuyện, đến ứng dụng công nghệ để triển khai các thể loại báo chí hiện đại như long-form, e-magazine, và cả ứng dụng công nghệ để tăng nguồn thu cho tòa soạn như vận hành chatbot kinh tế…, họ đều đã làm.
Không chỉ các cơ quan báo chí lớn ở Trung ương, mà nhiều cơ quan báo chí địa phương ở những đô thị trung tâm có đông dân cư, giàu tiềm lực tài chính, cũng đã quan tâm đầu tư chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ số để tăng hiệu quả đổi mới sáng tạo báo chí.
Ví dụ Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội, từng có giai đoạn “xuống đáy”, nhưng sau khi Tổng Biên tập mới về, có chiến lược đặc biệt về công nghệ số, đưa nội dung lên các nền tảng, thay đổi cách kể chuyện của đài truyền hình… hiện đang vào Top 10, thậm chí Top 5 của các đài truyền hình trong cả nước.
Hệ thống báo Đảng trước đây thuộc diện những tờ báo dạng bao cấp, giờ cũng có thay đổi lớn.
Báo Nhân Dân có thể nói là một trong những tờ báo hàng đầu Việt Nam về đổi mới sáng tạo và ứng dụng công nghệ hiện nay. Với phương châm “Ở đâu có Nhân dân thì có Báo Nhân Dân”, các ấn phẩm của Báo Nhân Dân được đưa lên tất cả các nền tảng số, giao diện và cách kể chuyện trở nên gần gũi với đa dạng đối tượng công chúng.
Báo Nhân Dân đang mang lại rất nhiều trải nghiệm khác nhau cho công chúng: Có thể nghe podcast những câu chuyện rất hay; Có thể khám phá nhiều thông tin chuyên sâu qua các tác phẩm báo chí dữ liệu…
Sự đổi mới sáng tạo của Báo Nhân Dân còn thể hiện qua nhiều hoạt động khác như: Tổ chức sự kiện (mới đây, câu chuyện một tờ báo Đảng lần đầu tiên mời nhạc sĩ saxophone Kenny G sang Việt Nam biểu diễn tạo nguồn cảm hứng rất lớn cho cộng đồng); Bán các sản phẩm như túi, mũ, áo, cốc… có thương hiệu Báo Nhân Dân… Qua đó không chỉ đem lại nguồn thu mới mà còn quảng bá thương hiệu Báo Nhân Dân ra thế giới.
Thúc đẩy các mô hình sáng tạo để giữ vững “trận địa” thông tin
Để triển khai hiệu quả các mô hình báo chí sáng tạo gắn với ứng dụng công nghệ số, điều kiện tiên quyết là người đứng đầu của cơ quan báo chí phải quyết liệt đổi mới, trực tiếp chỉ đạo hoạt động chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ số của cơ quan mình, đồng thời lan tỏa, truyền cảm hứng để cả tòa soạn cùng thấy cần phải thay đổi.
Tòa soạn cần phải có chiến lược ứng dụng công nghệ số và đổi mới sáng tạo với những mục tiêu, sứ mệnh rõ ràng, kèm theo những kế hoạch cụ thể về những việc cần làm trong ngắn hạn, dài hạn.
Chuyển đổi số báo chí là một quá trình. Có thể chuyển đổi số một khâu rất nhỏ vẫn mang lại giá trị rất lớn cho tòa soạn.
Tuy nhiên, năm 2023, kết quả khảo sát về chỉ số chuyển đổi số báo chí do Cục Báo chí thực hiện cho thấy, tỷ lệ yếu kém vẫn còn cao. Một trong những nguyên nhân là khối các tạp chí chiếm khoảng 2/3 tổng số báo chí tham gia khảo sát, nhưng nhiều tạp chí còn chưa có ấn phẩm điện tử, hoặc có ấn phẩm điện tử nhưng không đầu tư nhiều, chỉ đăng tải bài viết đơn giản, không có trải nghiệm gì độc đáo. Với khối các báo, tỷ lệ yếu cũng đang ở mức trên 50%, tỷ lệ tốt rất nhỏ, chỉ hơn 10%.
Nhiều lãnh đạo cơ quan báo chí tâm tư: Muốn ứng dụng công nghệ số, đổi mới sáng tạo số thì câu hỏi đầu tiên là tiền đâu. Kinh tế báo chí đang rất khó khăn.
Nhưng thực tế cho thấy, nếu có quyết tâm, có cách làm sáng tạo thì vẫn có thể huy động được nguồn lực cần thiết. Các cơ quan báo chí có thể hợp tác với các công ty công nghệ và các nguồn lực khác, công khai mục tiêu và minh bạch lợi ích của các bên tham gia.
Với vai trò cơ quan quản lý nhà nước, Cục Báo chí – Bộ Thông tin và Truyền thông đã, đang và sẽ có nhiều hoạt động hỗ trợ, thúc đẩy các cơ quan báo chí ứng dụng công nghệ số, đổi mới sáng tạo số.
Trung tâm Hỗ trợ chuyển đổi số báo chí thuộc Cục Báo chí thường xuyên triển khai các lớp đào tạo bồi dưỡng để cập nhật kiến thức về công nghệ mới, cách làm báo mới, xu hướng báo chí mới cho các cơ quan báo chí; Tư vấn cụ thể về việc lựa chọn công nghệ cho báo chí và tìm kiếm nhà cung cấp sản phẩm công nghệ phù hợp (sẵn sàng làm “cầu nối” giữa các cơ quan báo chí với công ty công nghệ trong nước và cả công ty công nghệ ở nước ngoài)…
Các cơ quan báo chí phải hướng đến mục tiêu giành lại thị phần người đọc/người xem/người nghe, giữ được “trận địa” thông tin. Để có thể kéo công chúng về với báo chí chính thống, giúp họ tiếp cận những nguồn tin được kiểm chứng, có giá trị và ý nghĩa nhân văn, thay vì tiếp cận thông tin sai lệch, xấu độc trên các kênh truyền thông khác, các cơ quan báo chí không có cách nào hiệu quả, khả thi hơn là đổi mới sáng tạo và ứng dụng công nghệ số.
Lưu Đình Phúc (Cục trưởng Cục Báo chí – Bộ TT&TT)
">Thúc đẩy các mô hình báo chí sáng tạo gắn với ứng dụng công nghệ số
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng thăm và chúc mừng Truyền hình Công an Nhân dân nhân dịp 21/6. Ảnh: Lê Anh Dũng Báo cáo đoàn công tác, Đại tá Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Truyền hình Công an Nhân dân cho hay, tiền thân của Truyền hình Công an Nhân dân là chương trình Vì an ninh Tổ quốc, phát sóng từ tháng 8/1972 trên các kênh sóng của Đài truyền hình Trung ương. Căn cứ tình hình mới, Bộ Công an đã đề xuất lên Chính phủ, dẫn đến sự ra đời của Truyền hình Công an Nhân dân năm 2011.
Đến thời điểm hiện tại, Truyền hình Công an Nhân dân có 1 kênh truyền hình với số lượng nhân sự chưa đến 500 người. Sau 13 năm xây dựng và phát triển, Truyền hình Công an Nhân dân đã đáp ứng được nhiệm vụ chính trị trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các nội dung sai trái, thù địch và đạt được một số thành tích nhất định.
Trong bối cảnh hiện nay, các thách thức mà Truyền hình Công an Nhân dân phải đối mặt là làm sao để đổi mới phương thức tác nghiệp, sản xuất nhằm đáp ứng được các yêu cầu nhiệm vụ mới, làm sao để có nguồn lực, cơ chế tạo thuận lợi cho phát triển.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ với cán bộ, lãnh đạo Truyền hình Công an Nhân dân. Ảnh: Lê Anh Dũng Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Truyền hình Công an Nhân dân là 1 trong 7 kênh chương trình truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của quốc gia. Điều đó có nghĩa là Truyền hình Công an Nhân dân phải đến được với tất cả người dân Việt Nam.
Căn dặn những người làm Truyền hình Công an Nhân dân, Bộ trưởng cho rằng, không gian chính, mặt trận chính hiện nay là không gian mạng. Nếu không truyền thông trên môi trường số chính là bỏ trống trận địa.
Ngoài việc đưa tin xác thực, đẩy lên nền tảng số, Truyền hình Công an Nhân dân phải “đi ra ngoài tin tức”, bằng việc có thêm nghề mới là phân tích, đánh giá, biến tin tức thành tri thức. Truyền hình Công an Nhân dân cũng có thể phát triển nền tảng số để người dùng đóng góp nội dung và đội ngũ KOL của chính mình để dẫn dắt dư luận xã hội.
Sứ mệnh mới của báo chí là khơi gợi khát vọng Việt Nam, từ đó tạo nên sức mạnh tinh thần để thúc đẩy đất nước phát triển. Bộ trưởng mong muốn những người làm Truyền hình Công an Nhân dân có thể đóng góp vào việc tạo nên khát vọng dân tộc.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng thăm và chúc mừng Đài Truyền hình Việt Nam nhân dịp 21/6. Ảnh: Lê Anh Dũng Trong chuyến thăm Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng vui mừng thông báo, Samsung đã gửi công văn xác nhận sẽ tích hợp VTVGo lên Smart TV và phím tắt trên điều khiển TV bán tại Việt Nam.
Đây cũng là nhà sản xuất cuối cùng trong 5 nhà sản xuất TV lớn xác nhận sẽ đưa nền tảng phát sóng truyền hình trên môi trường số VTVGo vào sản phẩm. Điều này sẽ giúp tăng sự nhận diện của thương hiệu VTV và đưa Đài Truyền hình Việt Nam đến gần hơn với khán giả.
Trước chia sẻ của người đứng đầu Bộ TT&TT, Tổng Giám đốc VTV Lê Ngọc Quang gửi lời cảm ơn Bộ trưởng, lãnh đạo Bộ và các đơn vị nghiệp vụ của Bộ TT&TT đã phối hợp, dành nhiều thời gian, tâm sức, trí tuệ để hỗ trợ Đài Truyền hình Việt Nam, với thành quả cụ thể là đưa logo VTVGo xuất hiện trên tất cả điều khiển từ xa của các nhà sản xuất TV lớn.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng thăm và chúc mừng Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội. Ảnh: Lê Anh Dũng Cũng trong sáng 20/6, người đứng đầu Bộ TT&TT đã đến thăm và lắng nghe nhiều ý kiến đề xuất, chia sẻ của lãnh đạo và cán bộ nhân viên Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội. Trong 2 năm qua, Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội đã có nhiều chuyển biến tích cực trong hoạt động. Chính cán bộ công nhân viên Đài cũng cảm nhận được sự thay đổi này.
Chia sẻ với với đoàn công tác, ông Nguyễn Kim Khiêm, Giám đốc Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội, thay mặt 700 cán bộ nhân viên cảm ơn sự quan tâm của Bộ trưởng và lãnh đạo Bộ thời gian qua. Nhờ vậy, Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội đã có những chuyển đổi mạnh mẽ. Tại buổi làm việc, ông Khiêm cũng chia sẻ một số băn khoăn, mong được “thủ lĩnh” của lĩnh vực báo chí, truyền thông Việt Nam chia sẻ chỉ dẫn, định hướng.
Trước những băn khoăn của Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng ủng hộ việc đưa các sản phẩm nội dung do Đài sản xuất lên môi trường số, để chiếm lĩnh trận địa trên không gian số. Đồng thời, Bộ trưởng cũng đưa ra một số gợi mở về cách làm để Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội có thể tự mình gỡ rối vấn đề quản lý và sử dụng tài sản công.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đưa ra định hướng cho sự phát triển của Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội. Ảnh: Lê Anh Dũng Định hướng cho chặng đường tiếp theo, Bộ trưởng cho rằng, Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội nên hoạt động theo cơ chế “lưỡng tính”, vừa như một đơn vị sự nghiệp nhưng lại phải vận hành như một doanh nghiệp, trả lương theo cơ chế thị trường, chỉ có vậy mới thu hút được người giỏi về làm việc. Để làm được điều đó, nguồn kinh phí hoạt động của Đài nên đến từ hình thức hợp đồng đặt hàng.
Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội bắt buộc phải đầu tư cho chuyển đổi số, tạo ra hệ tri thức của Đài, đưa tri thức của những người thông thái trong Đài vào trong trợ lý ảo. Điều này sẽ giúp thay đổi căn bản hệ tri thức và cách làm việc của Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng thăm và chúc mừng Tạp chí Cộng sản. Ảnh: Lê Anh Dũng Tiếp đón Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng và đoàn công tác Bộ TT&TT đến thăm trong buổi sáng 20/6, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản Lê Hải Bình cho biết, điều mà đơn vị ông luôn trăn trở là làm sao để đổi mới, tăng cường sức ảnh hưởng và sự lan tỏa của Tạp chí, nhưng lại giảm tải được công việc cho người lao động.
Gợi ý cách làm, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, Tạp chí Cộng sản nên tự coi mình là ấn phẩm “mẹ”, sau đó sinh ra hệ thống “con”, sử dụng chất liệu do Tạo chí tạo ra để lan tỏa thông tin.
Tạp chí Cộng sản có thể đổi mới cách làm theo hướng cung cấp công cụ cho độc giả, phát triển trợ lý ảo để cung cấp thông tin lý luận cho các cán bộ trung, cao cấp thông qua hình thức hỏi và trả lời. Tạp chí cũng có thể xây dựng một hệ tri thức về lý luận để độc giả có thể tra cứu, tham vấn khi cần thiết, dùng công nghệ để nhặt ra các “hạt ngọc” từ những bài chia sẻ của người dân trên mạng.
Bộ TT&TT sẽ hỗ trợ Tạp chí Cộng sản trong việc hình thành chiến lược chuyển đổi số. Tuy vậy, để chuyển đổi số thành công, Tạp chí Cộng sản nên chọn ra từ một đến hai mũi đột phá, với những cách tiếp cận mới. Quan trọng hơn, quá trình chuyển đổi số của Tạp chí Cộng sản phải có sự tham gia trực tiếp của người đứng đầu.
'Không gian mạng là mặt trận chính về công tác truyền thông'Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, không gian mạng hiện nay là mặt trận chính, cuộc chiến chính về công tác truyền thông tư tưởng và nếu bỏ trống trận địa này là thất bại.">Trợ lý ảo sẽ thay đổi căn bản cách làm việc của các cơ quan báo chí
Nhận định, soi kèo Betis vs Villarreal, 23h30 ngày 13/4: Thăng hoa
Hồi học đại học, tôi không phải đóng học phí và còn được nhận học bổng. Không phải do tôi học giỏi, mà là ai cũng có học bổng. Học sinh phổ thông lên đại học như tôi nhận 18 đồng mỗi tháng. Có mấy anh hình như có thành tích gì đó thì được 22 đồng/tháng. Ngoài học bổng còn có nhu yếu phẩm, gạo, thịt, mắm, muối…, thỉnh thoảng có cả thuốc lá Hoa Mai, Đà Lạt nữa, dù tôi không hút thuốc.
18 đồng đối với dân thành phố có thể không là gì, nên cứ mỗi khi nhận học bổng là các bạn đó kéo nhau ra quán xài cho hết. Nhưng với một số bạn ở tỉnh, đó có thể là nguồn tiền dùng để sống trọn tháng. Ngay cả gạo hay nhu yếu phẩm, nhiều bạn cứ nhận được là bán ngay cho những người thu gom chực chờ ngoài cổng trường.
Bác sĩ Võ Xuân Sơn - Tác giả bài viết Khi ra trường, tôi nói chuyện với nhiều bệnh nhân. Họ luôn nghĩ rằng gia đình tôi rất giàu. Phải giàu mới có đủ tiền cho con học y, vì theo họ, học y tốn kém lắm. Thật vậy, cái ống nghe Littmann lúc ấy giá khoảng gần 3 chỉ vàng, số tiền lớn ngang với một gia tài đối với nhiều người dân. Tuy nhiên, với chính sách học bổng như vậy, thì dù cho không có cái ống nghe Littmann, thậm chí là nhiều bạn nhà rất nghèo, vẫn có thể trở thành bác sĩ.
Thế rồi, vài năm sau khi tôi ra trường, Nhà nước không cấp học bổng cho sinh viên nữa. Ngược lại, sinh viên còn phải đóng học phí. Thực ra thì ban đầu học phí rất thấp, chỉ mang tính tượng trưng. Về sau này, sinh viên phải đóng tiền mua đủ thứ sách, giáo trình. Có thầy đi giảng còn mang cả sách lên giảng đường, dành hẳn một khoảng thời gian để bán sách.
Khi tôi làm nghiên cứu sinh, học phí tôi đóng rất thấp so với các anh trên 45 tuổi. Vì khi ấy tôi còn trẻ, nên Nhà nước trả tiền đào tạo. Còn các anh lớn tuổi học xong không phục vụ được bao nhiêu, nên phải đóng học phí rất cao. Tuy nhiên, đóng học phí cao hay thấp thì học phí cũng chỉ là tượng trưng. Còn tất tần tật, học môn gì cũng đóng tiền, thi gì cũng đóng tiền. Trình luận án thì ngoài tiền hội trường, tiền máy, tiền cho nhân viên phục vụ, tiền công chấm thi của các thầy… còn phải trả tiền đi lại, ăn ở cho các thầy nữa. Gặp hội đồng có vài thầy từ nước ngoài về thì mạt luôn.
Trường ĐH Y Dược TP.HCM vừa công bố học phí mới. Dư luận khá xôn xao vì mức ấy cao hơn trước đây rất nhiều. Cá nhân tôi thì không cho rằng mức học phí đó là cao. Trên thực tế, thời gian qua, dù mức học phí chính thức khá thấp, thì học viên cũng phải trả khá nhiều tiền ngoài nữa.
Tôi thường xuyên tham gia các hội thảo chuyên ngành, trong nước cũng như quốc tế. Tôi cũng đã tham gia nhiều khóa học huấn luyện chuyên môn kĩ thuật. Nếu so sánh mức học phí của Trường ĐH Y Dược TP.HCM với phí tham gia các hội nghị, khóa học thì nó hoàn toàn không cao. Học phí một năm học y đa khoa hiện nay còn ít hơn so với học phí cho một khóa học một kĩ thuật mổ nào đó tại phòng xác kéo dài 2 hay 3 ngày, hoặc chi phí để được vào xem một cuộc mổ của một bác sĩ nổi tiếng kéo dài vài giờ.
Đấy là chưa kể đến học phí học đại học ở các nước tiên tiến. Học phí đại học ở các nước tiên tiến hầu hết là rất cao. Các trường càng có danh tiếng thì học phí càng cao. Đã vậy, ở bất cứ nước tiên tiến nào, chi phí học y luôn là cao nhất so với hầu hết các ngành khác.
Nếu nhà nghèo thì tốt hơn...
Vấn đề là làm sao để cho những người có đủ khả năng trí tuệ, có đam mê, có tố chất để trở thành bác sĩ, nhưng nhà nghèo, có thể đeo đuổi trường y?
Tôi đã gặp một số bác sĩ tại Mỹ là người gốc nhập cư, trong đó có cả người gốc Việt. Tất cả họ đều nói, rằng nếu nhà họ nghèo, thì điều kiện học của họ tốt hơn là nhà không nghèo nhưng không giàu. Vì họ nhận được sự hỗ trợ từ Nhà nước và nhiều tổ chức phi lợi nhuận. Những người không nhận được hỗ trợ, mà gia đình không thể trả học phí, thì có thể mượn tiền để học, sau khi ra trường sẽ trả nợ.
Tất nhiên là lương mà họ nhận được sau khi ra trường đủ cho họ sống ở mức khá cao, mà vẫn có thể dành một phần để trả nợ cho toàn bộ thời gian học (học Y để ra hành nghề là từ 11 đến 15 năm) chỉ trong một khoảng thời gian ngắn hơn thời gian học.
Ở Việt Nam, tôi cho rằng việc thu học phí với mức được coi là cao như hiện nay của Trường ĐH Y Dược TP.HCM có thể sẽ là một bước đột phá cho thu nhập của nhân viên y tế, bao gồm cả bác sĩ. Khi ấy, chỉ rất ít người có đủ lòng trắc ẩn để sẵn sàng bỏ tiền ra học y và khi ra trường chấp nhận đồng lương Nhà nước như hiện nay.
Còn một điều nữa mà tôi mong muốn. Đó là, cùng với việc đưa mức học phí lên cao phù hợp với chi phí đào tạo, mong rằng các trường hạn chế bớt các khoản thu ngoài học phí. Chứ nếu mức học phí như hiện nay mà cũng chỉ là tượng trưng, thì chắc ít ai có thể học ra trường.
Bác sĩ Võ Xuân Sơn
Không thể đào tạo bác sĩ mà chỉ tốn hơn 1 triệu đồng/tháng
ĐH Y Dược TP.HCM lý giải với ngành Răng-Hàm-Mặt, chi phí đào tạo là hơn 100 triệu đồng/sinh viên/năm. Do vậy, với mức thu 70 triệu đồng/năm, nhà trường vẫn phải bù lỗ để sinh viên có thể theo học.
">Học phí trường Y 70 triệu/năm có thể là bước đột phá
- Bị thầy hiệu trưởng đánh giữa khuya vì tội “không chịu đi nhậu”, nam giáo viên đã chia sẻ bức xúc trên mạng xã hội.Hiệu trưởng lên tiếng vụ học sinh viết tâm thư tố thầy giáo quấy rối tình dục">
Thầy giáo bức xúc bị hiệu trưởng đánh vì… không chịu đi nhậu
- Lấy tên gọi là “Du ca đường phố”, giới trẻ Hà thành đã biến chân tượng đài LýThái Tổ bên Hồ Gươm vào mỗi chiều chủ nhật trở thành nơi thể hiện niềm đam mênhạc cụ.
Cuối tháng 10/2011 - “Du ca đường phố” ra đời. Đến nay, những buổi “hát rong”vẫn diễn ra theo tinh thần: không ồn ào, không phô trương, nhưng buổi giao lưucủa các thành viên vẫn cuốn hút người xem bằng tiếng Guitar mộc mạc, đằm thắm.
">Học hỏi, chia sẻ với đàn Guitar Giới trẻ Hà thành mê du ca đường phố