Một trong những nội dung đáng chú ý sau khi sửa các văn bản pháp lý về giáo dục đại học là các mô tả về đại học định hướng nghiên cứu. Các trường đại học đang có lợi thế hay xác định theo "dòng nghiên cứu" này đã nêu những bất cập mong được tháo gỡ.
Nhiều tiêu chí chưa hợp lý
GS Nguyễn Đình Đức,ĐạihọcnghiêncứuVNTiêuchuẩncaoưutiênthấxem trực tiếp bóng đá ngoại hạng anh Trưởng ban đào tạo ĐHQG Hà Nội cho biết, bản thân ông cảm thấy mừng khi trong Nghị định hướng dẫn thi hành những thay đổi của Luật Giáo dục Đại học sửa đổi lần này đã có những quy định về đại học nghiên cứu.
Nhấn mạnh ý nghĩa của các bảng xếp hạng quốc tế đến mức "chưa lọt vào bảng xếp hạng quốc tế thì vẫn chưa thể coi là thành công", ông Đức nêu tên các cơ sở trong năm qua đã lọt vào các bảng này như 2 Đại học quốc gia, ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Duy Tân,… và khẳng định việc xây dựng đại học nghiên cứu của Việt Nam là hoàn toàn khả thi và có thể tiệm cận với chuẩn quốc tế.
Tuy nhiên, GS Đức nêu băn khoăn, một số tiêu chí để công nhận đại học nghiên cứu của Việt Nam có phần chưa hợp lý.
Chẳng hạn, để thành đại học nghiên cứu thì phải đạt tỷ lệ trung bình một giảng viên cơ hữu công bố mỗi năm từ 0,3 bài trở lên trên các tạp chí khoa học có uy tín. Đây là một tiêu chí có thể tiệm cận được nhưng rất khó với đại học Việt Nam. Theo tiêu chí này, không trường thành viên nào thuộc ĐHQG HN có thể đáp ứng được.
GS Nguyễn Đình Đức: "Chưa có ưu tiên rõ ràng, nếu là hiệu trưởng tôi sẽ xin rút khỏi đại học nghiên cứu". Ảnh: Thuý Nga
Ngoài ra, ở tiêu chí “đại học nghiên cứu phải có quy mô tuyển sinh trình độ thạc sĩ, tiến sĩ trung bình không thấp hơn 20% tổng tuyển sinh”, ông Đức cho biết, trước đây ĐH Quốc gia Hà Nội cũng xây dựng tiêu chí để thành đại học nghiên cứu thì tỷ lệ này là 25%, ngang bằng với thế giới.
Tuy nhiên những năm gần đây, các trường của Australia, Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản rất khát nguồn sinh viên tài năng chất lượng cao của Việt Nam nên họ sẵn sàng cấp học bổng và yêu cầu trình độ tiếng Anh ở mức vừa phải để thu hút.
“Chính vì vậy, tỷ lệ tuyển sinh đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ ở Việt Nam giảm xuống. Tỷ lệ này của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên chỉ là 14,5, còn tại Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn là 17%. Mặc dù Trường ĐH Khoa học Tự nhiên mỗi năm có mấy trăm bài báo, công bố quốc tế rất tốt nhưng lại vướng tiêu chí về tỷ lệ này”, ông Đức lấy dẫn chứng.
Đầu tư 9 triệu/sinh viên cho đại học nghiên cứu là quá thấp!
Đại diện ĐH Quốc gia Hà Nội cũng nêu băn khoăn khi những quyền lợi của đại học nghiên cứu chưa thực sự cụ thể, rõ ràng.
Theo ông, hiện nay các đại học nghiên cứu phải là những "tập đoàn quân" và có vai trò rất lớn trong việc khuyến khích giáo dục Việt Nam hội nhập quốc tế. Nếu như vậy thì phải được hưởng quyền hạn rất lớn.
"Nghị định chỉ nói tới việc ưu tiên cấp kinh phí khoa học công nghệ và được kiểm định giáo dục. Nếu chỉ như thế, cá nhân tôi là hiệu trưởng các trường đại học thì cũng sẽ xin rút khỏi đại học nghiên cứu".
Đại học nghiên cứu phải có quyền lợi gì hấp dẫn thì các trường mới tích cực tham gia để tuyên bố sứ mệnh trở thành”.
Ông Đức cũng ví dụ một ưu tiên như: Mức đầu tư cho một sinh viên của đại học nghiên cứu phải gấp 3 lần so với đại học bình thường. Hiện nay, mức đầu tư cho một sinh viên đại học công lập là 9 triệu đồng là quá thấp.
Đáp lại những băn khoăn này, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định: Đầu tư cho đại học nghiên cứu theo xu hướng quốc tế không phải để xếp hạng mà nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và đổi mới sáng tạo.
Bây giờ không bàn nâng hay hạ chuẩn nữa, mà là cần cố gắng phấn đấu để đạt được.
Bộ trưởng cho biết, Chính phủ vừa giao cho Bộ GD-ĐT tham mưu ban hành Nghị định về nghiên cứu khoa học trong trường đại học. Điều này sẽ tạo hành lang pháp lý khuyến khích, tạo động lực cho trường có đầu tư tốt trong nghiên cứu và có sản phẩm tốt.
“Tôi thống nhất với Bộ trưởng Bộ KH&CN là tới đây, bằng việc rà soát xem trường nào có năng lực, sản phẩm mạnh thì sẽ có những chính sách đầu tư theo hướng vun cao, tạo ra những "đầu tàu" dẫn dắt trong hệ thống GDĐH. Chúng ta đầu tư dựa vào sản phẩm và định hướng để có trọng tâm, trong điểm, tránh dàn trải.
Phải xem trường có sản phẩm gì chứ không phải xem tiềm năng. Nếu chỉ có tiềm năng mà tổ chức kém, không ra được sản phẩm thì không thể cứ ngồi chờ đầu tư được”, Bộ trưởng nói.
Mong được giao, đặt hàng đào tạo nghiên cứu sinh
Là đại diện cho một trường đại học tư trực thuộc tập đoàn sản xuất công nghiệp, GS.TS Phạm Thành Huy, hiệu trưởng Trường ĐH Phenikaa cho biết, ngôi trường này đặt mục tiêu phấn đấu lọt vào top 100 trường đại học tốt nhất châu Á trong vòng 20 năm.
Để làm được điều này, trường đã chủ động xây dựng chính sách nhằm thu hút người học, nghiên cứu sinh. Nhưng trường đang gặp khó trong việc mở ngành.
GS.TS Phạm Thành Huy, Hiệu trưởng Trường ĐH Phenikaa
Cụ thể, theo Khoản 1 Điều 33 thì việc mở được ngành đào tạo tiến sĩ và thạc sĩ đối với trường đại học mới đòi hỏi lộ trình thời gian dài: "Chúng tôi rất mong muốn được giao đào tạo nghiên cứu sinh và được giải phóng tối đa nguồn lực".
Giải đáp điều này, TS Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học cho biết, nếu như các trường đã kiểm định chương trình thì sẽ được mở ngành ở trình độ cao hơn; còn nếu đã kiểm định cơ sở giáo dục đại học thì sẽ được tự chủ mở ngành ở trình độ đại học.
Còn cần có những chế độ đặc thù cho những trường có đầu tư đạt chuẩn chất lượng cao thì cần buổi làm việc riêng.
"Chúng ta có mô hình trường đại học xuất sắc, giao đào tạo sau đại học khi chưa đào tạo trình độ đại học. Nhưng đó là những trường do Nhà nước và các cơ sở giáo dục nước ngoài đầu tư như ĐH Viêt Đức hay Việt Pháp. "Tiền lệ" này có thể tạo ra chuẩn chất lượng để những trường khác bàn ở giai đoạn sau".
PGS Hoàng Minh Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội nêu thực tế số tiến sĩ là giảng viên của trường ĐH hiện nay rất thiếu. Ông bày tỏ nếu kết hợp được đề án nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục ĐH đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT giai đoạn 2019 - 2030 với việc "đặt hàng giao nhiệm vụ đào tạo tiến sĩ cho các trường đại học" thì sẽ góp phần đáng kể nâng cao chất lượng giáo dục đại học. Khi đó, các trường có cơ hội thực sự đào tạo tiến sĩ trong nước, gắn kết nghiên cứu, nâng cao thành tích nghiên cứu, tạo nguồn nhân lực cho cách mạng 4.0.
Thúy Nga - Hạ Anh
Hiệu trưởng Bách khoa lo lắng "dễ mất uy tín chương trình kỹ sư"
Việc quy định bằng cấp theo khung năng lực quốc gia là cơ hội để hội nhập quốc tế.