您现在的位置是:NEWS > Kinh doanh
Nhận định, soi kèo Hapoel Nof HaGalil vs Ihud Bnei Shfaram, 20h00 ngày 19/1
NEWS2025-04-18 06:33:14【Kinh doanh】3人已围观
简介 Hoàng Ngọc - 18/01/2024 12:48 Nhận định bóng lịch phát sóng bóng đá hôm naylịch phát sóng bóng đá hôm nay、、
很赞哦!(76763)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Le Havre vs Rennes, 22h15 ngày 13/4: Phong độ đang lên
- Lương Thế Thành ngất xỉu khi quay phim mới
- Kia thu hồi hơn 250.000 chiếc Optima Sedan vì sự cố bung tấm trần xe
- Quyết định 876 của Thủ tướng phê duyệt lộ trình khai tử xe động cơ đốt trong
- Nhận định, soi kèo Boavista vs CD Nacional, 21h30 ngày 12/4: Bất phân thắng bại
- Những trang sách cuộc đời sống động của thầy cô giáo
- Rich kid thế giới đua nhau 'đốt tiền' vào thú cưng, mùa hè
- Rich kid thế giới đua nhau 'đốt tiền' vào thú cưng, mùa hè
- Nhận định, soi kèo Western Sydney vs Western United, 14h00 ngày 13/4: Tưng bừng và cởi mở
- Bà nghĩ đồ chơi tình dục của cháu trai là tất nên mang ủ ấm
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Sparta Rotterdam vs Heerenveen, 23h45 ngày 12/4: Tiếp tục bay cao
Anh Thư đề xuất đi chơi nửa tiếng mỗi tối vì còn bận học. “Khi rảnh em thích dành thời gian bên mẹ, thích ngắm mèo, ngắm hoa, ngắm các công trình kiến trúc cổ, thích đi biển, hoà mình vào thiên nhiên”.
“Nhược điểm của em là hơi cứng nhắc, không hiện đại lắm và ít bạn bè”.
Tuy vậy, Anh Thư cho biết cô đã sẵn sàng có bạn trai, thậm chí có thể kết hôn trong năm nay luôn.
“Em không quan trọng ngoại hình, mà chỉ nhìn vào cách người đó sống, cách đối xử với em. Em không thích đàn ông vũ phu, hiếu thắng, không biết kiểm soát cảm xúc” - cô chia sẻ về tiêu chuẩn tìm chồng của mình.
Ở phía ghế đỏ là chàng trai Nguyễn Văn Chân, hiện sống ở Long An cùng mẹ. Anh đang là nhân viên văn phòng thử việc, bởi vì sau khi tốt nghiệp đại học, anh đi lính, rồi làm ở uỷ ban xã một thời gian. Sau đó, anh xin nghỉ việc về phụ giúp gia đình cho đến bây giờ mới đi làm lại.
Chia sẻ về kế hoạch tương lai, anh Chân tiết lộ với MC Cát Tường là 2 năm nữa anh sẽ bán mảnh đất được thừa kế để đầu tư mua nhà cho thuê.
Anh chàng tên Chân cho biết anh không có nhiều nhu cầu về vật chất. Tự nhận xét về bản thân, anh Chân cho biết anh thấy mình là người bình thường, không có gì nổi trội nhưng cũng không có điểm yếu gì đáng kể. “Tính em hay thích cà giỡn, sống cuộc sống bình thường, có ít xài ít, có nhiều xài nhiều, vẫn còn ham chơi. Ví dụ như có lần em chạy xe từ Long An đến Cà Mau chỉ để chụp hình xong lại chạy về”.
Anh Chân chia sẻ, anh đang cảm thấy rất thoải mái và hài lòng với cuộc sống hiện tại. “Hằng ngày, sáng em đi làm, chiều về đi tập gym. Nếu có bạn gái thì sẽ đi ăn uống, cuối tuần rảnh có thể chạy xuống chơi. Quan điểm của em là sống nhẹ nhàng, từ từ tận hưởng cuộc sống”.
Anh mong muốn tìm kiếm một người phụ nữ hiền lành nhưng quan trọng nhất vẫn là cảm giác của mình với người đó.
Người được ghép đôi với anh Chân là cô gái Nguyễn Thị Yến, quê ở Bình Phước. Yến chia sẻ, cô đã từng làm nhiều nghề, hiện tại cô đang là chủ một spa ở TP Thủ , TP.HCM
Điểm mạnh của Yến là dễ thích nghi, nấu ăn ngon. Khác với 3 người còn lại, Yến đã từng có 4 mối tình nhưng tất cả lý do chia tay đều liên quan đến người yêu cũ của đối phương.
Tiêu chí của cô khi chọn bạn trai là “chỉ cần anh biết quan tâm, chia sẻ, động viên, không cần phải biết nhiều, không biết thì em dạy”. Nhưng cô mong muốn người đàn ông phải có chí, ngày hôm nay phải cố gắng hơn ngày hôm qua một chút, chứ đừng dậm chân tại chỗ.
Khi được mở rèm để gặp nhau và chia sẻ, 2 cặp đôi đã có những cuộc tranh luận và trao đổi thẳng thắn.
Cô gái tên Yến phản đối cách sống "tàng tàng" của chàng trai. Với cặp đôi ở ghế đỏ, anh Chân và chị Yến tỏ ra khá bất đồng nhau về quan điểm sống.
Yến băn khoăn trước cách sống hài lòng của anh Chân và đặt câu hỏi “liệu anh có thể cố gắng hơn một xíu được không?”. Theo cô, khi đã có mảnh đất thì nên cố gắng xây nhà, mua xe. Mai kia có con thì không thể để con cái thua thiệt so với bạn bè. Yến cho biết, cô vốn tự lập từ sớm nên tinh thần vượt khó rất cao.
Trong khi đó, anh Chân vẫn cương quyết anh không cần nhiều vật chất, có nhà để ở, có xe để đi là được rồi. “Nếu cứ cố dòm người ta, lao theo nó thì thấy cuộc sống không có ý nghĩa”.
Anh giải thích thêm với 2 MC: “Em muốn sống một cuộc sống phù hợp với số tiền mình có. Đi làm em cũng cố gắng làm nhưng chủ yếu là để có môi trường. Giờ nói mua xe hơi, nhà lầu thì em không mua nổi đâu”.
“Em tính 1 tỉnh thành sẽ có 8 cô gái giống em và em đang đi tìm người giống mình. Em không tin là mình không tìm được”.
Sau màn tranh cãi, anh Chân cũng thẳng thắn chia sẻ rằng, nếu quan điểm của cả hai như thế thì rất tiếc anh không phải là người phù hợp với Yến.
Về phía cặp đôi ghế xanh, Anh Thư ban đầu đưa ra một kế hoạch hẹn hò đúng “chuẩn” một cô gái truyền thống và chưa có mối tình nào. Cô nói sẽ sắp xếp đi chơi khoảng nửa tiếng với bạn trai vào buổi tối vì còn bận… học. Sau khi được 2 MC tư vấn, cô nới lỏng giờ giấc hơn một chút là “về trước 9h vì không quen đi chơi tối, về muộn cũng sợ”.
Anh Thư cẩn thận hỏi quan điểm của Xuất Sắc về các vấn đề thiết thực trong cuộc sống hôn nhân. Tiếp tục bị 2 MC “đả kích”, Anh Thư nói: “Vậy thì từ thứ 2 đến thứ 6, mình đi chơi nhẹ nhẹ, còn cuối tuần thì lâu hơn”.
Trước những câu hỏi thử thách của Anh Thư, Xuất Sắc đều vượt qua dễ dàng. Trước khi đưa ra quyết định cuối cùng, “Sau này lấy chồng về, em vẫn muốn đi học thêm thạc sĩ, muốn anh hỗ trợ việc nhà thì có được không?”. Hay “Hàng tháng em vẫn gửi tiền cho ba mẹ, sau này vẫn làm việc đó thì anh có thấy khó chịu về chuyện đó không?” - Anh Thư hỏi.
Trước những băn khoăn này của cô nàng, Xuất Sắc hoàn toàn nhất trí về tinh thần ham học và trách nhiệm của cô với cha mẹ.
Cuối chương trình, đúng như diễn biến, chỉ có cặp đôi ghế xanh là Anh Thư và Xuất Sắc là bấm nút đồng ý hẹn hò, cho nhau cơ hội tìm hiểu sâu hơn. Cặp đôi còn lại không chọn bấm nút vì quan điểm sống khác biệt.
Đăng Dương
">
Ghép đôi thần tốc tập 55: Cô chủ spa tranh cãi nảy lửa với bạn ghép đôi
Nhạc sĩ Võ Thiện Thanh. Tối qua là Thứ Bảy, nó được phép xem YouTube có giới hạn. Thường là cuối tuần nó mới được xem. Ông nói với nó tới năm 18 tuổi nó sẽ tự do. Bằng chứng là những kẻ tạo ra những trò đó không bao giờ cho con cái của họ tiếp xúc sớm với chúng. Họ giống như những kẻ bán rau nhưng bọn trẻ của họ lại được ăn một vườn rau riêng vậy.
Mà khi xem YouTube, thằng Nam cũng chỉ xem những gì liên quan tới âm nhạc. Rất may là nó không quan tâm những gì khác. Tối nay nó lại vừa xem một buổi hoà nhạc thật kỳ lạ. Khi cùng với dàn nhạc trình diễn đoạn nhạc chủ đề trong bộ phim Schindler’s List của John Williams, một nữ nghệ sĩ thổi kèn cor anglais không kìm được cảm xúc. Những giọt nước mắt lăn dài trên khuôn mặt cô mà ống kính máy quay ghi được làm cho thằng Nam cũng xúc động theo. Giai điệu đó mang một nỗi buồn thật sâu thẳm tới mức mà người nghệ sĩ thổi cor anglais khóc ngay trên sóng trực tiếp.
Sáng hôm sau, nó lại đem thắc mắc về đoạn nhạc này hỏi ba nó.
- Ba à! Đoạn nhạc ấy thật hay. Nhưng đến mức người thổi kèn cor anglais trong dàn nhạc lại bật khóc tại sân khấu. Vì sao vậy? Đoạn nhạc kỳ lạ ấy.
- À! Những âm thanh ấy nó gợi lại quá khứ thật đau buồn không chỉ riêng với người Do Thái, mà của cả thế giới đấy con à! Trong Thế chiến thứ hai, bảy triệu người Do Thái đã chết. Ba có cảm giác như nhà soạn nhạc đã viết nên những âm thanh này từ nơi sâu thẳm nhất, nơi tâm hồn ông với Đấng Tạo Hóa cùng hòa chung một nỗi đau con ạ!
- Nhưng vì sao nhà soạn nhạc lại làm được điều này hả ba? Đó cũng chỉ là những âm thanh thôi mà!
- Đúng! Đó chỉ là những âm thanh thôi con ạ. Nhưng không những chúng được sắp xếp một cách tối ưu nhất về cao độ, về khoảng cách, về thời gian vang lên, về sự kết hợp theo những quy luật nhất định, còn một điều bí ẩn khác: nó thuộc về tâm hồn, cái vô hình bên trong nhà soạn nhạc. Chính cái bí ẩn này làm nên Mozart, Beethoven, Chopin, Tchaikovsky… và người con vừa mới nghe tối qua là John Williams. Có những người trăm năm mới có một!
“Hừm! Lạ thật…”. Chỉ là những âm thanh, nhưng khi chúng biến thành âm nhạc thì nhờ cái điều bí ẩn nào đó sâu bên trong mà thằng Nam không thể hình dung. Cái mà mỗi khi nó nghe tiếng rao của bà lão vọng lên căn gác trong một đêm mưa, nó lại nao lòng. Và những âm thanh buồn sâu thẳm kia khiến người nhạc công cor anglais rơi lệ.
Nam đến trường cũng như bao bạn bè khác, bao quanh nó là thứ âm nhạc thời thượng. Nào là nhạc pop Việt, K-pop, nhạc Rap. Đối với nó, thứ âm nhạc thời thượng kia hiếm khi làm nó nao lòng. Ngay cả những bài Âu Mỹ cũng không còn hay như nó đã từng biết đến những ABBA, Michael Jackson, Carpenters… Có một thời gian, nó cứ ghiền nghe bài New kid in town của Eagles ở mỗi chuyến đi xa. Âm nhạc của cả thế giới này có vẻ nhạt phai đi khá nhiều. Nó lại hỏi ba nó về chuyện này. “Không thể phủ nhận thời đại công nghệ này, phần âm được gia tăng đáng kể với bao nhiêu máy móc và vô số phần mềm tối tân, mạng lưới phát hành online rộng khắp toàn cầu, nhưng chưa hẳn phần nhạc theo đó tăng lên, mà có khi còn ít lại”, ba nó giải thích.
- Vì sao hả ba?
- Vì cuộc sống càng hiện đại bao nhiêu, con người càng vô cảm bấy nhiêu. Khi cái sóng âm thanh mất đi cái phần bí ẩn vô hình từ nơi sâu thẳm trong tâm hồn kia, nó chỉ là những âm thanh vô tri, dù cho nó có được tạo nên từ máy móc công nghệ hiện đại đến cỡ nào chăng nữa, nó chỉ còn phần âm, phần nhạc đã biến mất. Và kỷ nguyên sắp tới, khi mà AI nằm trong tay loài người như con dao trong tay đứa trẻ, ba không biết chuyện gì tiếp theo…
Nghe xong, thằng Nam gật gù xen lẫn hoang mang. Hèn gì mà khi nghe những bài hát của ban nhạc The Beatles, âm thanh thời ấy rất hạn chế. Người ta chỉ thu được hai đường tiếng, các nhạc cụ dồn hết một channel, giọng hát ở channel còn lại. Vậy mà nó nghe vẫn rất hay. Cái “hay” đó nhạc pop thời nay không có được, không diễn tả được, giống như cái tinh thần thời đại lúc ấy được khắc họa thật sống động: Người ta hồn nhiên, vui tươi và mến yêu cuộc sống. Rồi đây âm nhạc sẽ ra sao trong kỷ nguyên AI? Qua bạn bè đồng trang lứa, thằng Nam biết nhạc Việt giờ cũng phát triển lắm. Hầu như thế giới có thể loại gì thì nhạc Việt đều có thể loại đó. Nhưng có vẻ như những gì bạn bè nó đang yêu thích lại không thể chinh phục đôi tai vốn được đắm chìm trong những giai điệu cổ điển cùng với nhạc pop thời hoàng kim của thế giới.
Nó đã quen với những âm thanh gợi mở cho nó bầu trời xanh, những đồng cỏ tít tận chân trời như khi nghe những bài hát của Bryan Adams trong Spirit, hay biển cả dập dìu của Beyond the sea. Nó không tìm thấy những điều này trong nhạc Việt, mà chỉ là yêu đương, tan vỡ, buồn đau… Như mọi lần, nó lại mang điều này thắc mắc với ba nó.
- Con có biết câu chuyện những con gai biển tàn phá rặng san hô không? Ba nó hỏi ngược lại.
- Dạ không! Mà chuyện này liên hệ gì tới âm nhạc?
- Các nhà bảo vệ môi trường một ngày phát hiện ra những rặng san hô bị tàn phá nghiêm trọng. Và họ sửng sốt khi biết rằng những con gai biển là thủ phạm!
- Rồi sao ba? Thế thì âm nhạc liên quan gì ở đây chứ?
- Nếu một nền âm nhạc bắt chước và du nhập những loại nhạc mà tính thẩm mỹ thấp, phần âm nhiều hơn nhạc, thì nền dân trí của một xã hội bị tổn hại cũng tương tự như rặng san hô bị gai biển tấn công vậy! Nhưng nếu ngược lại, chúng ta biết chọn lọc những tinh hoa của nhân loại, những thanh âm giàu tính nhạc và đến từ thế giới tâm hồn thật sự, xã hội ấy tự khắc sẽ giảm thiểu những điều tiêu cực mà hướng tới điều tốt đẹp con ạ!
Nghe ba nó phân tích xong, nó im lặng rồi nghĩ ngợi lung tung. Thật khủng khiếp nhỉ! Âm nhạc đối với nó giờ đây không còn là nghe cho vui tai, mà nó tác động tới tâm hồn con người ta và rộng hơn, nó kéo lùi hay nâng tầm sự phát triển cả xã hội. Điều này nó chưa hề nghĩ tới với đầu óc một thằng nhóc chưa tới mười tám như nó! Và rồi từ cách nhìn mà nó học từ ba nó, một hôm nó quan sát xe cộ trên phố rồi nói:
- Con để ý thấy rằng, hễ cứ mười ô tô đang lưu thông trên đường thì hết tám chiếc là Grab biển số vàng rồi ba nhỉ?
- Con thấy sao về thực trạng này?
- Con không biết nữa… nhưng con cảm thấy không ổn.
- Đúng thế con ạ! Chúng ta lại du nhập không chọn lọc! Cho phép quá nhiều hãng taxi công nghệ vào Việt Nam kinh doanh, cái lợi cho ngân sách quốc gia không đáng kể, nhưng nó sẽ tàn phá hệ sinh thái giao thông, như lũ gai biển với rặng san hô. Kết quả là: kẹt xe nghiêm trọng hơn, hãng taxi nội địa vất vả hơn, tư tưởng chọn nghề của thanh niên thiển cận và chụp giật hơn, những tài xế taxi nợ ngân hàng nhiều hơn. Nhưng dòng tiền lại chảy vào túi doanh nghiệp nước ngoài!
Nghe ba nó nói, thằng Nam tự rút ra một điều cho bản thân nó: Tính chọn lọc!
Giữa thế giới phẳng và thời đại ngập tràn công nghệ và mạng xã hội này, tồn tại hay không là ở sự học hỏi có chọn lọc. Nếu không nhạc Việt sẽ mãi là sự manh mún và tan chảy giữa thế giới bao la của các nền tảng số, mà ở đó, các ông chủ công nghệ không quan tâm bạn là ai, nghệ sĩ từ quốc gia nào. Họ chỉ quan tâm dòng tiền chảy đều vào túi họ. Bất chợt từ bên hàng xóm, một bài hát rất quen thuộc vang lên làm nó nao lòng:
“Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về
Mùa bình thường mùa vui naу đã về
Mùa xuân mơ ước ấу đang đến đầu tiên
Với khói baу trên sông, gà đang gáу trưa bên sông
Một trưa nắng vui cho bao tâm hồn”
Nó chợt nhớ hôm nay đã hai mươi ba Tết. Lạ thật, một bài hát lớn hơn tuổi của nó rất nhiều, và tác giả của bài hát nó phải gọi bằng ông cố. Nhưng sao mỗi khi nghe, tâm hồn nó dâng lên một cảm giác thật lạ: bình an, hạnh phúc và yêu thương. Nó lại thắc mắc với ba nó:
- Con rất yêu bài hát này, mặc dù so với tuổi con, bài hát đáng được gọi bằng ông cố! Vì sao vậy ba?
- Vì nó chính xác là âm nhạc con ạ! Không thể tách rời giữa âm và nhạc được! Nó là cái vô hình mà con chỉ có thể nhận biết bằng tâm hồn. Nó xuyên không! Nam thật sự đã hiểu âm nhạc là gì. Từ bên nhà hàng xóm, những lời ca cùng giai điệu nồng nàn lại tiếp tục vang lên như đốn tim cậu:
“Từ đâу người biết quê người Từ đâу người biết thương người Từ đâу người biết уêu người”...
Nhạc sĩ Võ Thiện Thanh
">Bài học từ âm nhạc dành cho thế giới tâm hồn
Đại diện báo VietNamNet cùng lãnh đạo UBND huyện Giao Thuỷ, UBND xã Giao Yến, Ban Giám hiệu trường THPT Giao Thuỷ B trao quà cho gia đình em Bùi Nguyên Thủ. Bùi Nguyên Thủ là học sinh Trường THPT Giao Thuỷ B. Mẹ mất lúc em mới 6 tuổi, từ đó em sống lầm lũi cùng bố trong căn nhà 3 gian tuềnh toàng, xập xệ, chẳng có đồ vật gì đáng giá ngoài chiếc giường và bộ bàn ghế cũ.
Ông Bùi Văn Viển, bố Thủ tuổi đã cao, lại mắc bệnh ung thư bàng quang, sức khoẻ càng ngày càng yếu rõ. Tiền thuốc thang hàng tháng cũng phải chạy vạy khắp nơi, ông chỉ mong sống được thêm ngày nào hay ngày đó để con có chỗ dựa tinh thần. Điều ông Viển trăn trở là nếu chẳng may mình mất đi, cậu con trai học rất tốt sẽ lỡ dở chuyện học hành.
Có lẽ tự ti vì hoàn cảnh của mình, Thủ rất rụt rè, ít nói, ánh mắt lúc nào cũng đượm buồn. Em chỉ mong bố được khỏe mạnh, em có thêm động lực, yên tâm học tập. Em ấp ủ mơ ước trở thành kỹ sư công nghệ thông tin, sớm kiếm được tiền chữa bệnh, chăm sóc cho bố.
Cô giáo Hoàng Thị Huyền (chủ nhiệm lớp 10A3, Trường THPT Giao Thuỷ B) cho biết, Thủ là học sinh rất ngoan, học giỏi. Kỳ thi giữa học kỳ 1 vừa qua, các môn tự nhiên em đều đạt điểm số cao. Biết hoàn cảnh của Thủ nên các khoản chi phí liên quan đến việc học của em đều được nhà trường và phụ huynh tập thể lớp 10A3 chung tay giúp đỡ. Tuy nhiên, khoản sinh hoạt phí hàng ngày ở nhà và tiền thuốc thang của bố vẫn là nỗi lo lớn đối với gia đình em nên rất cần sự hỗ trợ của cả cộng đồng.
Sau khi hoàn cảnh của Thủ được đăng tải, nhiều bạn đọc đã thông qua Báo VietNamNet chung tay ủng hộ em số tiền 20.694.999 đồng.
Ngoài ra, UBND huyện Giao Thuỷ, Phòng GD-ĐT huyện Giao Thuỷ, UBND xã Giao Yến và cá nhân Chủ tịch UBND huyện Giao Thuỷ Đinh Hoàng Dũng cũng có quà động viên gia đình Thủ.
Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Giao Thuỷ Nguyễn Quốc Hưng thừa uỷ quyền của Chủ tịch UBND huyện Giao Thuỷ Đinh Hoàng Dũng trao quà cho gia đình em Bùi Nguyên Thủ. Báo VietNamNet cùng đại diện chính quyền địa phương đã tới nhà trao số tiền đó cho Thủ để em trang trải thuốc thang cho bố và sinh hoạt phí hàng ngày, giúp em yên tâm học tập.
Đón nhận tấm lòng của mọi người, Thủ và bố xúc động gửi lời cảm ơn bạn đọc báo VietNamNet, chính quyền địa phương và các thầy cô, phụ huynh đã chung tay giúp đỡ gia đình em trong lúc khó khăn.
Chủ tịch UBND xã Giao Yến Đoàn Văn Cảnh cũng gửi lời cảm ơn đến báo VietNamNet cùng các nhà hảo tâm đã đồng hành, giúp đỡ gia đình em Bùi Nguyên Thủ.
“Bố Thủ bệnh nặng, hoàn cảnh rất khó khăn nhưng bản thân em có sự phấn đấu vươn lên. Địa phương cũng quan tâm, giúp đỡ em nhưng chỉ được phần nào. Tấm lòng yêu thương, sự sẻ chia và hỗ trợ của các nhà hảo tâm là nguồn động lực mạnh mẽ giúp Thủ vượt qua thử thách để thực hiện ước mơ của mình”, ông Cảnh nói.
Nhân buổi gặp gỡ, Chủ tịch UBND xã Giao Yến cũng bày tỏ mong muốn Thủ sẽ tiếp tục học thật tốt và sử dụng số tiền được cộng đồng giúp đỡ một cách hợp lý nhất để không phụ tấm lòng của mọi người.
">Trao hơn 20 triệu đồng đến em Bùi Nguyên Thủ ở Nam Định
Nhận định, soi kèo Wolves vs Tottenham, 20h00 ngày 13/4: Chủ nhà vào phom
Vị chuyên gia này cho biết, hiện nay tỷ lệ người sử dụng vận tải hành khách công cộng (như tàu điện trên cao, xe buýt,...) mới đang là khoảng 17%. Theo lộ trình của TP. Hà Nội, đến năm 2025, tỷ lệ này phấn đầu đạt từ 30-35%, tức là số lượng người tham gia loại hình này tăng gấp đôi. Đây là một mục tiêu khá khó khăn nếu không áp dụng nhiều biện pháp quyết liệt, đồng bộ.
Chuyên gia giao thông Nguyễn Đức Dư. Theo ông Dư, Hà Nội bắt buộc phải giảm phương tiện ô tô xe máy cá nhân ra đường và có các biện pháp khuyến khích người dân sử dụng các phương tiện công cộng. Trong đó, việc đầu tiên cần làm là phải phát triển hạ tầng giao thông công cộng và hạ tầng phụ trợ như hệ thống kết nối, bãi gửi xe,...
"Nếu hệ thống giao thông công cộng tốt là chưa đủ mà phải tiện lợi và đảm bảo công bằng. Ví dụ như ở gần các khu vực nhà ga tàu điện, bến xe buýt vùng ngoài vành đai 3 phải xây thật nhiều bãi đỗ xe với giá trông giữ rẻ. Còn ở vùng lõi thu tiền trông giữ xe thật cao. Đây là biện pháp mà nhiều nước như Nhật Bản đang áp dụng để khuyến khích người dân đi tàu điện ngầm từ ngoại thành vào trung tâm thành phố.
Nếu Hà Nội có nhiều bãi gửi xe giá rẻ ở gần khu vực nhà ga, bến xe buýt thì người dân sẽ thuận tiện hơn khi tiếp cận với các phương tiện công cộng. (Ảnh minh hoạ) Ông Dư dẫn chứng thêm, tại Nhật Bản với số dân khoảng 125 triệu người nhưng có tới 80 triệu ô tô đăng ký cá nhân. Tuy nhiên tỷ lệ người dân sử dụng phương tiện vận tải công cộng tại Tokyo tới 60-65%. Có nghĩa là người dân Nhật Bản dù không thiếu phương tiện cá nhân nhưng họ vẫn hàng ngày đi làm, đi học bằng tàu điện, xe buýt,...
"Vì sao tỷ lệ của họ lại cao vậy? Đơn giản vì giao thông công cộng vừa thuận tiện và vừa rẻ. Khi thấy thuận tiện, tự nhiên người dân sẽ thích và đến với vận tải công cộng thôi. Bởi sử dụng phương tiện này vốn có nhiều lợi thế so với phương tiện cá nhân, mà lợi thế dễ nhận thất nhất là giá rẻ hơn rất nhiều. Đã rẻ rồi mà còn thuận tiện nữa thì ai mà ko thích đi ", chuyên gia Nguyễn Đức Dư nêu ý kiến.
Hoàng Hiệp
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Hà Nội cho xe buýt thường đi vào làn BRT là thất sáchNếu cho xe buýt thường đi vào làn xe buýt nhanh-BRT sẽ là thất sách. Những điểm dừng xe BRT ở bên trái, sát dải phân cách, áp sát nhà ga trong khi những điểm dừng đón trả khách xe buýt thường lại ở bên phải, sát vỉa hè đường phố.">
Để người dân 'bỏ' ô tô xe máy cá nhân, cần có nhiều bãi gửi xe giá rẻ
Bàn chuyện đám cưới với Tơ, Tố nói: "Sau lần ấy, anh không nghĩ là mình sẽ lấy vợ. Đây là 300 triệu, bố cho hai đứa làm của hồi môn. Em cầm lấy lo cho đám cưới. Sau này, anh sẽ nghĩ cách kiếm tiền để chăm bố và lo cho em".
Tơ cảm động trả lời: "Em cũng chẳng bao giờ nghĩ mình sẽ kết hôn với ai cho tới khi gặp anh. Em ở như thế nào cũng được, miễn có anh là đủ".
Ở một diễn biến khác, thấy Tố và Tơ sắp kết hôn, Tú - người hàng xóm nhiều chuyện tỏ ra bực tức. Đúng lúc Tú đang rình mò Tố và Tơ nói chuyện, ông Công phát hiện: "Mày lại rình mò gì đấy? Còn mày nữa, mày cũng lấy vợ đi".
"Rình cái gì mà rình, nó chả liên quan gì đến tôi. Đồ phản bội. Rồi nó sẽ phải trả giá cho sự phản bội này", Tú cáu kỉnh đáp.
Liệu, đám cưới của Tố và Tơ có diễn ra thuận lợi?, diễn biến chi tiết tập 13 phim Dưới bóng cây hạnh phúcsẽ lên sóng tối 9/2, trên VTV1.
'Dưới bóng cây hạnh phúc' tập 12: Tố tuyên bố kết hônTrong 'Dưới bóng cây hạnh phúc' tập 12, Tố mừng ra mặt thông báo với cả gia đình rằng anh sẽ kết hôn.">
'Dưới bóng cây hạnh phúc' tập 13: Tố được bố cho 300 triệu cưới vợ
Tôi hợp làm nhà thơ, họa sĩ hơn Chủ tịch Hội
- Đắc cử vị trí chủ tịch Hội, ông có bất ngờ?
Cách đây một năm, tôi chưa từng nghĩ sẽ được đắc cử vị trí này. Khi biết Đại hội này mong muốn, đòi hỏi gì ở người đại diện cũng như nắm bắt ý chí của các hội viên, tôi nghĩ rằng hội viên sẽ chọn người có thể đồng hành cùng họ thực thi những yêu cầu ấy.
Tất nhiên, tôi vẫn bất ngờ. Có lẽ, tôi hợp là một nhà thơ, họa sĩ và người chơi nhạc dân tộc hơn là người đứng đầu một hội vô cùng phức tạp. Song khi đã bước đến vị trí mà các hội viên tin tưởng, tôi không còn con đường nào khác ngoài tiến lên phía trước.
Sự chuyển giao cần thiết và đúng chủ trương. So với các Đại hội trước, sự chuyển giao ở Đại hội Khóa X là ngoạn mục hơn cả! Lần đầu tiên, chúng tôi đưa vào BCH những gương mặt – dù đã có tuổi đời nhất định nhưng vẫn rất trẻ trong nền văn học. Điều đó tạo ra sự đợi chờ cho các nhà văn và bạn đọc.
- Ông có thể nói cụ thể hơn các thách thức?
Chúng tôi đang bước vào nhiệm kỳ mà văn học bị các phương tiện giải trí – truyền thông khác lấn át. Tuy nhiên, tôi có niềm tin lớn vào các thành viên trong BCH. Cảm hứng cho người đọc và người viết là tiền đề để tạo ra tác phẩm tốt. Nếu đánh mất cảm hứng, chúng ta sẽ không thể sáng tác tác phẩm hay cũng như tạo ra đời sống của văn học. Nhà văn, tác phẩm và bạn đọc phải đồng hành, chỉ cần 1 trong 3 thiếu hụt, nền văn học khó khăn ngay!
Việc nhà thơ làm quản lý cũng vậy. Chúng tôi làm quản lý lẫn nhau, khác các cán bộ quản lý hành chính. Khó khăn tất yếu có, như sự “lơ mơ” các con số, nhưng chúng tôi có người giúp việc chứ không tự làm tất cả.
Nhiệm kỳ trước có những thành tựu lẫn hạn chế. Chúng tôi tổ chức thành công cuộc thi tiểu thuyết, mạnh dạn trao giải cho các tác phẩm xuất sắc. 5 năm qua cũng là thời gian chúng tôi kết nạp nhiều nhà văn trẻ nhất – những chủ nhân tương lai của văn đàn, bất chấp những thắc mắc. Khiếm khuyết trong khâu tổ chức giải thưởng, kết nạp hội viên là có nhưng sẽ khắc phục dần.
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều trong Đại hội BCH Hội nhà văn VN Khóa X. - Việc tuyên bố đặt niềm tin vào BCH “chắc chắn thành công'' của ông liệu có quá tự tin?
Bản chất của tôi, Nguyễn Bình Phương, Phan Hoàng, Lương Ngọc An, Bích Ngân… là đổi mới. Những nhân tố đổi mới cộng vào nhau ít nhất sẽ làm tốt hơn, giảm bớt những thiếu sót nhiệm kỳ trước. Mục đích lớn của Hội là làm mới, trẻ hóa văn học Việt Nam, đưa văn học trong nước ra thế giới.
- BCH từ 6 người lên 11 người, có gì khó khăn, thưa ông?
(Cười)Chúng tôi có nhiều người hơn để chia sẻ lẫn nhau. Song gắn kết 11 người dĩ nhiên khó hơn 6 người. Trách nhiệm ấy thuộc về tôi. Họ được chọn ra từ phiếu tín nhiệm của đại biểu toàn quốc. Nhà văn thông thường rất vui tính, lãng mạn nhưng khi chọn ra người đại diện cho mình, họ sẽ rất khó tính đấy! Cá nhân tôi nhìn thấy ở họ những gương mặt khả ái, những đồng sự từng làm việc với nhau.
- Ở vai trò Chủ tịch, ông làm sao để dung hòa nhiều cá tính mạnh, khác nhau của các hội viên?
Tôi sẽ tìm ra con đường chung cho tất cả cá tính của mọi người, giống như một cánh đồng màu mỡ có ngô, khoai, lúa và nhiều hoa màu khác vậy! Dĩ nhiên, cá tính của mỗi nhà văn phải hướng đến sự thiện lành, giúp con người san sẻ bớt khổ đau, bất công và mang đến họ giấc mơ. Mỗi nhà văn sẽ có phương cách riêng, đó cũng là đặc tính của văn học. Khi chúng ta đã chọn được “con đường lớn”, cá tính của các nhà văn lại là điều hay để mang đến phong cách riêng biệt trong sáng tạo nghệ thuật.
Kết nạp thành viên hội còn lỏng lẻo là một sai lầm đáng yêu
- Vấn đề kinh phí duy trì Hội thì thế nào, thưa ông?
Tôi có quan hệ với không ít doanh nghiệp sẵn sàng đóng góp cho nền văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, vấn đề chúng ta có tạo được sự tin tưởng cho xã hội và người dân hay không? Kinh phí của Đảng và Nhà nước cho Hội đã hết sức, không thể đòi hỏi thêm được nữa. Song Hội cũng cần mở rộng hoạt động như dịch thuật, truyền bá văn học ra nước ngoài, thúc đẩy văn học trẻ và thiếu nhi…
Tuổi 63, tôi đã kết thúc sự sáng tạo của mình, không còn khả năng tạo ra đột phá nhưng còn bao nhiêu người trẻ đang và sẽ là nhân tố chính của nền văn học Việt Nam trong 10 – 20 năm nữa. Việc xã hội hóa là rất quan trọng! Tôi sẽ ra sức kêu gọi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có khả năng cùng đồng hành với Hội để thực hiện các mục tiêu lớn.
- Ông nói cụ thể hơn về vấn đề phát triển văn học thiếu nhi?
Chúng tôi sẽ đẩy mạnh Ban Văn học thiếu nhi, xin phép thành lập Quỹ Văn học thiếu nhi, đánh thức người trẻ lẫn cây bút lớn tuổi viết về thiếu nhi. Chúng ta có nhiều sách thiếu nhi tốt nhưng lại là sách dịch. Tôi muốn những đứa trẻ lớn lên trong nền văn hóa của chính chúng. Tôi đang cân nhắc việc đặt giải thưởng riêng cho Văn học thiếu nhi và Văn học trẻ đầu tay.
- Việc kết nạp thành viên của Hội đang có phần lỏng lẻo, thưa ông?
Tôi khẳng định có sự lỏng lẻo như bạn nói, nhất là khi việc kết nạp đánh vào tình cảm của hội đồng. Việc kết nạp một ai đó mà xã hội và các đồng nghiệp chưa thấy thỏa đáng là một sai lầm đáng yêu. Tôi chưa bao giờ thấy các nhà văn muốn trở thành thành viên của Hội như vậy. Chúng tôi chắc chắn chọn lựa và giới thiệu cho xã hội những cây bút tốt nhất, đặc biệt là cây bút trẻ.
- Theo ông, làm sao để nâng cao chất lượng sáng tác và đời sống hội viên?
Sáng tác là thách thức lớn nhất của tự mỗi nhà văn, BCH không thể thò tay vào không gian riêng họ. Việc của chúng tôi là ứng xử công bằng với hội viên, đánh giá đúng mực tác phẩm và đánh thức tiềm năng kỳ diệu trong họ.
Nhà thơ Hữu Thỉnh đã tạo ra "vùng riêng" cho Hội
- Sự kiện bán bản quyền tác phẩm của hơn 100 nhà văn trong 1 năm với giá vỏn vẹn 50 triệu từng gây bức xúc làng văn, ông có đề xuất gì?
Bản quyền tác phẩm thuộc về Trung tâm Quyền tác giả Văn học Việt Nam – nơi ít người, thiếu kinh phí, chuyên môn chưa cao. Vừa qua, có một số trung tâm bản quyền kỹ thuật số đã đến làm việc với tôi. Chúng tôi đang cân nhắc rằng Hội có thể không cần một trung tâm bản quyền riêng mà sẽ liên kết với các trung tâm bản quyền đủ kỹ thuật, tiềm năng và hiểu biết pháp luật. Chúng tôi sẽ bảo vệ bằng được bản quyền tác phẩm của các hội viên.
- Có ý kiến cho rằng các nhà văn còn e sợ khi viết về vấn đề tiêu cực trong xã hội như chống tham nhũng, ông nghĩ sao?
Vẫn có những tác phẩm như bạn nói nhưng chưa kịp ra mắt trong thời gian này. Chúng tôi đang nỗ lực làm việc với các cơ quan có liên quan để cùng thấu hiểu hơn rằng đó không phải là tác phẩm “vạch áo cho người xem lưng” mà là sự lý giải các vấn đề về tham nhũng, tội phạm, đạo đức con người đang xuống cấp… từ đó cảnh báo các nhà quản lý tốt hơn.
Nhà thơ Hữu Thỉnh tiếp tục cố vấn cho BCH. - Ông nhìn nhận thế nào về 20 năm đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hội của nhà thơ Hữu Thỉnh?
Ông Hữu Thịnh đã tạo ra một “vùng riêng” của Hội trong 20 năm ấy theo cách riêng của mình. Điều ấy tuyệt vời nhưng cũng khó khăn để thay đổi những khía cạnh cố hữu. Chẳng hạn sắp tới, chúng tôi sẽ sâu sát với hội viên, cùng nhau chia sẻ khó khăn để tránh tạo sự khó thấu hiểu nhau, thậm chí phản cảm.
Trong gia đình tôi, khoảng cách thế hệ vẫn tồn tại, huống chi hội viên trên 65 tuổi chiếm hơn 70%. Thách thức của chúng tôi là tạo sự gắn kết để cùng nhau thực hiện mục tiêu chung. Chúng tôi mời nhà thơ Hữu Thỉnh làm cố vấn vì biết đâu có những điều chúng tôi chưa nhìn thấy. Và chúng tôi giải quyết bằng phương cách, tinh thần của thế hệ mới.
- Vừa là Chủ tịch Hội Nhà văn lại kiêm Giám đốc NXB Hội Nhà văn, liệu đây có phải là gánh nặng của ông?
Tôi đang đảm nhiệm vị trí ấy tạm thời, chắc chắn sẽ có một tân giám đốc – Tổng biên tập NXB Hội Nhà văn mới. Người ấy có thể là một ủy viên BCH hoặc một người có năng lực quản lý của ngành xuất bản.
- Việc sáng tác của ông sẽ thế nào?
Thực trạng ấy đe dọa mọi người chứ không chỉ tôi. Song tôi có bí quyết để sáng tạo! Sắp tới, tôi sẽ có cuộc triển lãm 60 bức tranh lớn, viết cuốn thứ 2 về Mem và Kya, ra 2 tập thơ mới và bắt tay viết kịch bản phim truyện Thành Cổ Loa. Tôi biết cách “phân thân” để làm việc nhưng dĩ nhiên sẽ không dễ dàng như trước.
Thanh Tùng - Mỹ Niệm (ghi)
Chủ tịch Hội Nhà văn Nguyễn Quang Thiều: Hãy đặt cược lòng tin vào chúng tôi!
Nguyễn Quang Thiều - Chủ tịch mới của Hội nhà Văn Việt Nam nói sứ mệnh của BCH mới thật vinh quang, niềm hạnh phúc lớn lao nhưng trách nhiệm vô cùng nặng nề.
">Nguyễn Quang Thiều: 'Nhà văn vui tính, lãng mạn nhưng khi chọn người đại diện họ khó tính đấy!'