Có thể bạn đã quen thuộc với Duolingo,ànhhiệntượngTikToknhưthếnàmanchester city vs ứng dụng học ngoại ngữ được hàng triệu người khắp thế giới tin dùng. Tuy nhiên, Duolingo cũng đứng sau loạt phim ngắn với nhân vật chính là Duo trên TikTok.
Trong những năm gần đây, các thương hiệu đã phát triển cùng với mạng xã hội, sử dụng bài đăng Twitter và Facebook để tương tác với khán giả. Song, xu hướng đã thay đổi khi người dùng muốn nhìn thấy khía cạnh vui vẻ, hài hước nhiều hơn, trong khi vẫn nắm được thông điệp và hoạt động của doanh nghiệp.
Mất 18 tháng để Duolingo thành một hiện tượng TikTok đích thực. Mỗi video của họ thu hút gần 4 triệu lượt xem. Đây chính là kết quả cho nỗ lực của Zaria Parvez, Giám đốc mạng xã hội toàn cầu tại Duolingo.
Theo Parvez, họ bắt đầu từ tháng 2/2021 khi hợp tác với một đại lý cho chiến dịch #learnonTikTok, xoay quanh việc học ngoại ngữ. Kết quả tương đối ổn nhưng không xuất sắc. Giao dịch kết thúc. 6 tháng sau, Parvez cảm thấy vẫn còn cơ hội với TikTok khi công ty quay lại văn phòng sau đợt phong tỏa Covid-19 đầu tiên tại Mỹ. Đó là vào tháng 9/2021, TikTok tuyên bố đạt 1 tỷ người dùng cũng là giây phút Parvez muốn tìm khán giả cho mình tại đây.
Mỗi một nền tảng đều có thể “cưỡi” lên những cơn sóng khác nhau mọi lúc, mọi nơi. Nhiều câu chuyện của Duolingo trên TikTok đều bắt đầu từ những video hay ảnh chế vui nhộn mà họ tìm thấy trên Internet. Khi xu hướng nào đó nổi lên, họ sẽ lên ý tưởng để khớp với nó và nhanh chóng sản xuất, cho lên sóng để không bị “nguội”.
Theo Parvez, nhóm của cô cố gắng phát triển loạt phim trên TikTok, dựa trên những trải nghiệm thực tế. Học một ngôn ngữ rất khó nhưng họ làm cho việc này trở nên thú vị hơn. Đây cũng chính là cảm giác khi học trên Duolingo.
Zario không biết rằng, TikTok của Duolingo sẽ nổi tiếng đến thế. “Tôi không nhận ra mọi người đang xem và chờ đợi video tiếp theo như thế nào cho tới khi họ bắt đầu bình luận”.
Với thành công khổng lồ từ kênh TikTok Duolingo, Parvez hi vọng nó sẽ là ví dụ khơi dậy cảm hứng cho các nhà sáng tạo nội dung, khuyến khích họ gia nhập thị trường công nghệ. Thành công này không cần đến ngân sách hàng triệu USD mà chỉ cần một người có động lực, có ý tưởng tốt và để họ bắt tay vào làm.
Du Lam (Theo TechRadar)
Năng lực cốt lõi của Facebook là mạng xã hội, còn của TikTok là nền tảng giải trí. Do đó, Facebook có thể thua đau nếu cố bắt chước đối thủ.