Cậu bé chịu nhiều đau đớn do căn bệnh hiểm ác gây ra
Nhắc đến bệnh tình của con, anh Hạng A Chầu (SN 1991) thở dài: “Cháu chào đời vẫn khỏe mạnh bình thường. Đến đầu năm 2018 thì bỗng nhiên sốt liên tục, nôn mửa, bụng phình to không ăn uống được gì. Vợ chồng tôi sợ quá mới đưa cháu xuống bệnh viện đa khoa tỉnh khám. Sau khi làm các xét nghiệm, các bác sĩ kết luận cháu bị u lypmpho không Hodgkin, khuyên gia đình xuống bệnh viện Hà Nội điều trị tiếp…”.
Nhập viện Nhi trung ương được ít ngày, Hạng A Mạnh được chuyển sang bệnh viện K3 Tân Triều để điều trị thuốc. Sau đó, em tiếp tục chuyển sang Bệnh viện Việt Đức.
Hiện tại, sức khỏe của A Mạnh mỗi ngày một suy yếu dần, em không thể đi lại được như các bệnh Nhi khác cùng phòng mà chỉ nằm im trên giường. Có những lúc bệnh trở nặng, em rơi vào hôn mê sâu, phải dùng đến các công cụ, máy móc hỗ trợ hồi sức mới qua được cơn nguy kịch.
Bố mẹ người dân tộc nghèo khó
Kể từ ngày con phát hiện ra bệnh, mỗi tháng anh Chầu lại đều đặn khăn gói bồng bế con xuống bệnh viện điều trị. Hành trình đi tìm sự sống cho con trai mới chỉ mới bắt đầu nhưng gia đình đã rơi vào cảnh khốn đốn vì gánh nặng kinh tế.
Theo bác sĩ, căn bệnh lypmpho không Hodgkin mà em Mạnh gặp phải là sự phát triển của khối u từ các tế bào bạch cầu lympho. Bé có chỉ định sinh thiết hạch ổ bụng qua nội soi nhằm xác định tính chất u để có phác đồ điều trị hoá chất. Tính chất của căn bệnh lypmpho không Hodgkin rất phức tạp, cần có lộ trình điều trị và theo dõi lâu dài.
Anh Chầu vô cùng lo lắng cho tính mạng của con
Qua tìm hiểu được biết, gia đình của anh Hạng A Chầu nhiều năm nay thuộc diện hộ nghèo của xã, kinh tế chủ yếu dựa vào mấy sào ruộng. Hết vụ, vợ chồng anh Chầu chỉ biết lên rừng kiếm củi, hái măng đem xuống chợ bán lấy tiền mua gạo nuôi gia đình.
Để có tiền đưa con ra ngoài Hà Nội chữa trị, vợ chồng anh Chầu phải nhờ anh em đứng lên vay giúp 30 triệu đồng. Gia đình nội ngoại hai bên ai cũng có hoàn cảnh khó khăn nên không thể giúp đỡ được nhiều.
Bụng Mạnh phình to, căng cứng đau đớn
Giấy chứng nhận hộ nghèo của gia đình
Bé Mạnh là người dân tộc nên được bảo hiểm hỗ trợ 100%, nhưng những loại thuốc sử dụng ngoài danh mục bảo hiểm mới đáp ứng được bé thì lại quá đắt đỏ. Mới những ngày đầu mà số tiền vay mượn cho con chữa bệnh đã dần cạn kiệt, trong khi đó bệnh của em Mạnh cần phải điều trị một thời gian dài.
Thương con, yêu con, làm tất cả để đánh đổi cứu lấy giọt máu của mình nhưng cái nghèo, cái khó đeo bám, số tiền nợ, tiền thuốc mỗi ngày một nhiều khiến gia đình rơi vào cảnh bất lực. Hoàn cảnh đáng thương của bé Hạng A Mạnh đang rất cần tấm lòng hảo tâm của Quý bạn đọc chia sẻ.
Phạm Bắc
Mọi đóng góp có thể gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Anh Hạng A Chầu, bản Ta Số 1, xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. SĐT 0365133503.
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2019.039 (em Hạng A Mạnh)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
Rất may, đến phút 19, ĐT U16 Việt Nam có bàn thắng vượt lên dẫn trước 1-0 khi Văn Phong đi bóng kỹ thuật loại hậu vệ Australia trước khi dứt điểm ở góc hẹp, bóng chạm chân một cầu thủ áo vàng bật ra. Cú sút bồi sau đó của Văn Chí không thành công nhưng bóng lại đến chân của Công Sơn trong thế rất thuận lợi và cú cứa lòng chân phải của tiền vệ này đã đánh bại thủ thành đội bạn, mở tỷ số trận đấu.
Đây có thể xem là bàn thắng rất quan trọng đối với việc giải tỏa áp lực tâm lý đối với các học trò HLV Đinh Thế Nam, đồng thời giúp U16 Việt Nam chủ động hơn trong điều tiết thế trận. Trong khi đó, bên kia chiến tuyến, U16 Australia không còn cách nào khác ngoài việc đẩy cao đội hình để tìm kiếm cơ hội. Điều này đã tạo ra nhiều khoảng trống hơn cho các đường phản công của U16 Việt Nam, trong đó đang chú ý là tình huống ở phút 35, tiếc rằng cú sút của Văn Phong lại đưa bóng đi chệch cột dọc.
U16 Australia (áo vàng) gây ra nhiều khó khăn cho U16 chủ nhà. Ảnh: VFF
Sang hiệp hai, U16 Australia rất cố gắng để tạo pressing lên phần sân của U16 Việt Nam. Tốc độ chơi bóng cũng được đội bóng xứ chuột túi đẩy lên cao hơn và những đường chuyền dài, câu bổng cũng được sử dụng nhiều hơn để tiếp cận khung thành thủ môn Quang Trường. Trong khi đó, các học trò của HLV Đinh Thế Nam chủ trương chơi bóng an toàn, tổ chức phòng ngự theo khu vực khá tốt.
Tuy nhiên, pha phạm lỗi của Văn Bảy với cầu thủ đội bạn trong vòng cấm dẫn đến quả penalty ở phút 58 đã đẩy U16 Việt Nam đối diện với khó khăn. Oliveira dứt điểm chính xác từ chấm 11m, gỡ hòa 1-1 cho U16 Australia.
Trong thời gian quan trọng còn lại của trận đấu, mặc dù đã lấy lại được sự tự tin cần thiết, thậm chí có thể vượt lên dẫn bàn nếu như thủ thành U19 Australia không có pha bay người xuất sắc để cản phá cú sút căng ngoài vòng cấm của Văn Phong ở phút 72.
Niềm vui của các cầu thủ U16 Australia. Ảnh: VFF
Nhưng bi kịch đã xảy ra ở phút 89 khi 2 cầu thủ của U16 Việt Nam đã không cản được Smyth đi bóng và dứt điểm trong vòng cấm, nâng tỷ số lên 2-1 cho U16 Australia. Thời gian ngắn ngủi còn lại không đủ để U16 Việt Nam có thể lật ngược được thế cờ, đành phải chấp nhận nhường ngôi nhất bảng cho đối thủ một cách rất đáng tiếc.
Ở trận đấu mang tính thủ tục diễn ra lúc 16h00 tại sân 1, U16 Timor Leste đã giành chiến thắng với tỷ số đậm 5-0 trước U16 Mông Cổ. Mặc dù không có cơ hội cạnh tranh suất vé đi tiếp nhưng các cầu thủ trẻ của Timor Leste đã thể hiện sự tiến bộ rất đáng ghi nhận.
Như vậy, cuộc đua tại bảng H đã khép lại với tấm vé vào Vòng chung kết được trao cho U16 Australia. ĐT U16 Việt Nam xếp ở vị trí nhì bảng nên buộc phải chờ đợi kết quả của các bảng đấu khác mới có thể biết được có lọt vào tốp 4 đội thứ nhì có thành tích tốt nhất hay không. Do bảng H gồm có 5 đội nên kết quả với đội xếp cuối là U16 Macau sẽ không được tính. Như vậy, thành tích thi đấu tại vòng loại của U16 Việt Nam hiện tại là 6 điểm và hiệu số +8.
Sau khi các bảng hoàn tất việc thi đấu, 16 đội đã được xác định giành vé dự VCK U16 châu Á 2020. Tiếc rằng U16 Việt Nam và cả U16 Thái Lan đề không có suất đi tiếp.
Kết quả này là chưa đủ để giúp thầy trò HLV Đinh Thế Nam có thể lọt vào nhóm 4 đội nhì có thành tích tốt nhất. U16 Việt Nam đứng thứ 5, sau các đội U16 Yemen (bảng E), U16 Indonesia (bảng G), U16 Uzbekistan (bảng B) và U16 Oman (bảng D).Cũng bởi vậy mà U16 Việt Nam hụt mất tấm vé dự VCK U16 châu Á 2020 đầy tiếc nuối.
Đồng cảnh ngộ với U16 Việt Nam, U16 Thái Lan cũng được 6 điểm và hiệu số +8 và cũng chỉ đứng thứ 6 ở danh sách các đội nhì do đó không thể vượt qua vòng loại.
Ở khu vực Đông Nam Á, duy nhất U16 Indonesia là đội đoạt vé dự VCK U16 châu Á 2020.
Vòng chung kết U16 châu Á 2020 sẽ diễn ra từ ngày 16/9 đến 3/10/2020 tại Bahrain.