Vĩnh Phúc tập huấn, hướng dẫn phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn - 1

Ông Phạm Mạnh Cường, Phó Trưởng phòng Quản lý môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc phát biểu tại hội nghị (Ảnh: Vĩnh Phúc).

Theo thống kê hiện nay, lượng rác thải phát sinh trên địa bàn toàn tỉnh Vĩnh Phúc khoảng 920 tấn/ngày, trong đó ở khu vực đô thị khoảng 350 tấn/ngày, khu vực nông thôn khoảng 570 tấn/ngày. Tỷ lệ thu gom đạt trên 75% ở khu vực nông thôn và trên 95% ở khu vực đô thị.

Phương pháp xử lý chủ yếu là chôn lấp thông thường, chiếm khoảng 75% và đốt bằng các lò đốt rác quy mô nhỏ cấp xã hoặc cơ sở xử lý do tư nhân đầu tư, chiếm khoảng 25%. Hầu hết các bãi chôn lấp và cơ sở xử lý rác thải đang hoạt động hiện nay chưa đáp ứng được quy chuẩn về môi trường.

Ông Cường nói, lượng chất thải nhựa phát sinh khoảng 43.000 tấn/năm (chiếm khoảng 12,8% tổng khối lượng rác thải phát sinh). Trong đó, lượng chất thải nhựa được phân loại, thu gom, tái chế và xử lý chỉ vào khoảng 11-12 % (tương đương 4.730-5.160 tấn/năm).

Trước thực trạng đó, đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Phúc khẳng định việc giảm thiểu, phân loại, tái chế chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn để giảm áp lực trong khâu thu gom, xử lý rác là vô cùng quan trọng. Đây cũng là chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc triển khai các hoạt động về bảo vệ môi trường.

Theo đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc, vấn đề trên đã được cụ thể hóa tại Luật Bảo vệ môi trường năm 2020: "Hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm giảm thiểu, phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, thu gom và chuyển rác thải sinh hoạt đã được phân loại đến đúng nơi quy định".

Với mục tiêu từng bước xây dựng làng quê Vĩnh Phúc trở thành "nơi đáng sống, phát triển đồng bộ, toàn diện, bền vững về kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường và quốc phòng an ninh; giữ được sự cân bằng sinh thái, hài hòa với thiên nhiên, bản sắc văn hóa dân tộc; người dân có cuộc sống ổn định, ấm no và hạnh phúc", Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Đề án xây dựng Làng văn hóa kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2023-2030.

Để góp phần triển khai thực hiện hiệu quả mục tiêu Đề án xây dựng Làng văn hóa kiểu mẫu trên địa bàn Vĩnh Phúc cũng như việc thực hiện tốt công tác phân loại, thu gom chất thải rắn sinh hoạt quy mô hộ gia đình như quy định của Luật Bảo vệ môi trường, ông Phạm Mạnh Cường mong rằng qua buổi tập huấn sẽ giúp nhìn nhận rõ nét hơn về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc phân loại, thu gom, giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn và các biện pháp giảm thiểu hạn chế sản phẩm nhựa dùng một lần.

Đồng thời, qua đó xác định được vai trò, trách nhiệm của cá nhân, tổ chức đối với các nội dung trên. Từ đó, theo ông Cường, sẽ tuyên truyền, vận động và triển khai đến gia đình, cộng đồng dân cư cùng thực hiện, góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường.

Vĩnh Phúc tập huấn, hướng dẫn phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn - 2

Dự buổi tập huấn có lãnh đạo Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường, cùng cán bộ phụ trách môi trường cấp huyện, cấp xã và hơn 100 đại biểu tại các Làng văn hóa kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Ảnh: VP).

Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe cán bộ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc hướng dẫn thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, thực hiện các biện pháp giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng chất thải rắn sinh hoạt, cách sử dụng Sổ tay điện tử.

Qua đó nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân địa phương trong công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là công tác phân loại chất thải rắn tại nguồn góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe con người, hệ sinh thái và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững; thay đổi hành vi, thói quen của cộng đồng dân cư trong công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.

Từ đó, Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Phúc kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt và đặc biệt đảm bảo tiến độ triển khai thực hiện theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 (trước ngày 31/12 toàn bộ chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại các hộ gia đình đều được phân loại tại nguồn.

" />

Vĩnh Phúc tập huấn, hướng dẫn phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn

Phát biểu tại buổi tập huấn diễn ra ngày 3/12,ĩnhPhúctậphuấnhướngdẫnphânloạichấtthảirắnsinhhoạttạinguồbxh vleague ông Phạm Mạnh Cường, Phó trưởng Phòng Quản lý môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc, cho biết những năm qua kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và của tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng đã đạt được những thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực.

Bên cạnh những thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Vĩnh Phúc đang gặp không ít khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, nhất là trong công tác phân loại, thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

Vĩnh Phúc tập huấn, hướng dẫn phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn - 1

Ông Phạm Mạnh Cường, Phó Trưởng phòng Quản lý môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc phát biểu tại hội nghị (Ảnh: Vĩnh Phúc).

Theo thống kê hiện nay, lượng rác thải phát sinh trên địa bàn toàn tỉnh Vĩnh Phúc khoảng 920 tấn/ngày, trong đó ở khu vực đô thị khoảng 350 tấn/ngày, khu vực nông thôn khoảng 570 tấn/ngày. Tỷ lệ thu gom đạt trên 75% ở khu vực nông thôn và trên 95% ở khu vực đô thị.

Phương pháp xử lý chủ yếu là chôn lấp thông thường, chiếm khoảng 75% và đốt bằng các lò đốt rác quy mô nhỏ cấp xã hoặc cơ sở xử lý do tư nhân đầu tư, chiếm khoảng 25%. Hầu hết các bãi chôn lấp và cơ sở xử lý rác thải đang hoạt động hiện nay chưa đáp ứng được quy chuẩn về môi trường.

Ông Cường nói, lượng chất thải nhựa phát sinh khoảng 43.000 tấn/năm (chiếm khoảng 12,8% tổng khối lượng rác thải phát sinh). Trong đó, lượng chất thải nhựa được phân loại, thu gom, tái chế và xử lý chỉ vào khoảng 11-12 % (tương đương 4.730-5.160 tấn/năm).

Trước thực trạng đó, đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Phúc khẳng định việc giảm thiểu, phân loại, tái chế chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn để giảm áp lực trong khâu thu gom, xử lý rác là vô cùng quan trọng. Đây cũng là chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc triển khai các hoạt động về bảo vệ môi trường.

Theo đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc, vấn đề trên đã được cụ thể hóa tại Luật Bảo vệ môi trường năm 2020: "Hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm giảm thiểu, phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, thu gom và chuyển rác thải sinh hoạt đã được phân loại đến đúng nơi quy định".

Với mục tiêu từng bước xây dựng làng quê Vĩnh Phúc trở thành "nơi đáng sống, phát triển đồng bộ, toàn diện, bền vững về kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường và quốc phòng an ninh; giữ được sự cân bằng sinh thái, hài hòa với thiên nhiên, bản sắc văn hóa dân tộc; người dân có cuộc sống ổn định, ấm no và hạnh phúc", Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Đề án xây dựng Làng văn hóa kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2023-2030.

Để góp phần triển khai thực hiện hiệu quả mục tiêu Đề án xây dựng Làng văn hóa kiểu mẫu trên địa bàn Vĩnh Phúc cũng như việc thực hiện tốt công tác phân loại, thu gom chất thải rắn sinh hoạt quy mô hộ gia đình như quy định của Luật Bảo vệ môi trường, ông Phạm Mạnh Cường mong rằng qua buổi tập huấn sẽ giúp nhìn nhận rõ nét hơn về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc phân loại, thu gom, giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn và các biện pháp giảm thiểu hạn chế sản phẩm nhựa dùng một lần.

Đồng thời, qua đó xác định được vai trò, trách nhiệm của cá nhân, tổ chức đối với các nội dung trên. Từ đó, theo ông Cường, sẽ tuyên truyền, vận động và triển khai đến gia đình, cộng đồng dân cư cùng thực hiện, góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường.

Vĩnh Phúc tập huấn, hướng dẫn phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn - 2

Dự buổi tập huấn có lãnh đạo Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường, cùng cán bộ phụ trách môi trường cấp huyện, cấp xã và hơn 100 đại biểu tại các Làng văn hóa kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Ảnh: VP).

Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe cán bộ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc hướng dẫn thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, thực hiện các biện pháp giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng chất thải rắn sinh hoạt, cách sử dụng Sổ tay điện tử.

Qua đó nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân địa phương trong công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là công tác phân loại chất thải rắn tại nguồn góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe con người, hệ sinh thái và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững; thay đổi hành vi, thói quen của cộng đồng dân cư trong công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.

Từ đó, Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Phúc kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt và đặc biệt đảm bảo tiến độ triển khai thực hiện theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 (trước ngày 31/12 toàn bộ chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại các hộ gia đình đều được phân loại tại nguồn.