您现在的位置是:NEWS > Nhận định
Link xem trực tiếp Philippines vs Brunei, bảng A AFF Cup 2022
NEWS2025-04-18 07:02:07【Nhận định】1人已围观
简介Trực tiếp AFF Cup Malaysia vs Lào: Sergio Aguero đá chínhTrực tiếp bóng vn vs thái lanvn vs thái lan、、

很赞哦!(6)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Chelsea vs Ipswich Town, 20h00 ngày 13/4: Trở lại với top 5
- Ứng dụng MES đúng cách để doanh nghiệp nâng cao năng suất
- Nguy cơ thiếu điện thoại 4G khi tắt sóng 2G
- Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: “Tôi rất buồn khi có hiện tượng giáo viên vi phạm”
- Nhận định, soi kèo Sitra Club vs Al Riffa Club, 23h00 ngày 14/4: Thêm một lần đau
- 'Kỹ năng nghề sẽ là tiền tệ quốc tế trong thế kỷ 21'
- Ngoại tình: Phát hiện người yêu ngủ cùng bạn thân
- VNISA và Đại học Duy Tân hợp tác trong lĩnh vực an toàn thông tin
- Nhận định, soi kèo Monaco vs Marseille, 22h00 ngày 12/4: Bệ phóng Stade Louis II
- Các tính năng bảo mật của Zalo có thể bạn chưa biết
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Atletico Madrid vs Real Valladolid, 2h00 ngày 15/4: Chủ nhà mở hội
(Ảnh: Cisco)Nếu không truy cập đúng trang của nhà phát triển hay nhà phân phối, bạn sẽ có nguy cơ tải trúng chương trình độc hại, dù đó là phần mềm quảng cáo (adware) hay mã độc tống tiền (ransomware). Do mọi người thường không có thói quen kiểm tra tập tin có an toàn không trước khi tải về, chiêu thức lây lan này đặc biệt phổ biến trong giới tội phạm mạng.
Làm thế nào để tránh tải về chương trình độc hại? Đầu tiên, bạn phải đảm bảo chỉ tải tập tin từ website đáng tin cậy. Tiếp theo, nếu phần mềm tính phí hay mất tiền, bạn đừng bấm vào phiên bản miễn phí tìm thấy đâu đó trên mạng vì nó có thể đang mạo danh phần mềm hợp pháp.
Bạn nên dùng phần mềm diệt virus để quét tập tin trước khi tải hoặc sử dụng các trang web như VirusTotal để kiểm tra nhanh.
2. Email lừa đảo (phishing)
Phishing là một trong các hình thức được hacker yêu thích nhất vì hầu như ai cũng liên lạc qua email, tin nhắn hay SMS. Trên hết, thủ phạm dễ dàng lừa nạn nhân chỉ bằng một số chi tiết như ngôn ngữ chuyên ngành, có tính thuyết phục, hình ảnh quen thuộc.
Trong các sự cố phishing, kẻ tấn công sẽ gửi cho con mồi một tin nhắn có vẻ đáng tin. Chẳng hạn, ai đó có thể nhận được email từ hãng chuyển phát nhanh thông báo về bưu kiện và yêu cầu cung cấp thông tin để nhận hàng an toàn. Nó rất hiệu quả trong việc tạo ra cảm giác gấp gáp, khiến người nhận đáp ứng ngay lập tức.
Một liên kết sẽ được gửi kèm trong email để nạn nhân mở ra, nhập thông tin, xác minh… Tuy nhiên, thực tế đây lại là liên kết độc hại. Trang web sẽ đánh cắp mọi dữ liệu bạn nhập vào, chẳng hạn thông tin liên lạc, thanh toán. Chúng cũng có thể trở thành công cụ phát tán mã độc ngay khi người dùng bấm vào liên kết.
Để tránh trở thành nạn nhân, bạn nên ghi nhớ kiểm tra kỹ các email phát hiện sai sót, địa chỉ người gửi bất thường hay các tập đính kèm đáng nghi. Ví dụ, nếu nhận được email từ FedEx nhưng địa chỉ email là “f3dex”, bạn nên bỏ qua.
3. Remote Desktop Protocol
Giao thức Remote Desktop Protocol (RDP) là công nghệ cho phép máy tính của một người dùng kết nối với máy tính của người khác qua một mạng. Dù giao thức này do Microsoft phát triển, hiện nay nó có thể dùng trên nhiều hệ điều hành khác nhau. Tội phạm mạng cũng tìm ra cách để khai thác giao thức.
Đôi khi, RDP không được bảo vệ nghiêm ngặt, bỏ ngỏ trên một hệ điều hành cũ, giúp kẻ tấn công có cơ hội hoàn hảo để triển khai. Ngay khi chúng tìm ra kết nối có vấn đề và chiếm quyền truy cập máy tính từ xa qua giao thức, chúng có thể cấy mã độc, thậm chí lấy đi dữ liệu từ thiết bị mà chủ nhân không hay biết.
Ransomware là một vấn đề phổ biến với người dùng RDP. Theo báo cáo năm 2020 của Paloalto, trong số 1.000 vụ tấn công mã độc tống tiền được ghi nhận, 50% sử dụng RDP làm trung gian lây nhiễm ban đầu. Ransomware sẽ mã hóa tập tin của người dùng, giữ chúng làm con tin để đòi tiền chuộc.
Nhằm bảo vệ thiết bị, bạn nên sử dụng mật khẩu mạnh, kích hoạt xác minh hai bước và cập nhật máy chủ bất cứ khi nào có thể.
4. Ổ đĩa flash
Dù có thể lây nhiễm mã độc từ xa, hacker cũng yêu thích loại hình truyền thống, đó là các ổ đĩa flash hay USB. Nếu tin tặc có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với thiết bị của nạn nhân, sử dụng USB là một cách nhanh và đơn giản.
USB sẽ được cài sẵn mã độc, thu thập dữ liệu trên thiết bị. Chẳng hạn, ổ đĩa flash cấy keylogger vào máy tính để theo dõi mọi thứ mà nạn nhân nhập, bao gồm thông tin đăng nhập, thanh toán hay dữ liệu nhạy cảm. Chúng có thể cấy mọi thứ, từ ransomware, spyware, virus đến “bọ”.
Đó là lý do vì sao nên cài đặt mật khẩu cho thiết bị và khóa chúng ngay khi rời khỏi tầm mắt. Bạn cũng nên vô hiệu hóa các cổng USB nếu không dùng tới máy tính. Ngoài ra, nên thận trọng khi sử dụng USB không rõ nguồn gốc, hay quét bằng phần mềm diệt virus.
Tội phạm mạng không ngừng tìm ra những cách thức mới để phát tán mã độc và tấn công nạn nhân. Vì vậy, bạn nên bảo vệ thiết bị bằng mọi cách và kiểm tra kỹ càng bất kỳ phần mềm, tập tin, liên kết nào trước khi tải hay truy cập.
Du Lam (Theo Makeuseof)
Xóa ngay 4 ứng dụng Android này nếu không muốn bị ‘cháy túi’
Hơn 100.000 người dùng Android đã tải về 4 ứng dụng độc hại, chứa mã độc Joker có khả năng đăng ký các dịch vụ tính phí ‘cắt cổ’ hàng tháng mà không hay biết.
">4 con đường lây lan phổ biến nhất của mã độc
Website giả mạo được thiết kế với giao diện hệt như trang web của ngân hàng. Khi click vào đường link giả mạo, người dùng sẽ thấy một website với giao diện giống hệt với trang web của các ngân hàng. Kẻ xấu sẽ tiếp tục đề nghị người dùng phải truy cập tài khoản thông qua website.
Trong trường hợp nhập thông tin về số thẻ, mã CVV, ngày hết hạn thẻ, người dùng sẽ ngay lập tức trở thành nạn nhân của những kẻ lừa đảo. Sau khi nhập mã OTP, tài khoản của nạn nhân sẽ bị trừ tiền do kẻ gian đã lấy cắp thành công thông tin thẻ và thực hiện giao dịch.
Chia sẻ với VietNamNet, chuyên gia an ninh mạng Ngô Minh Hiếu (Hieupc) cho biết, đang có một chiến dịch tấn công đánh cắp thông tin nhằm vào khách hàng của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng (VPBank) và Ngân hàng Quốc tế (VIB Bank). Chiến dịch này được các đối tượng lừa đảo triển khai từ ngày 14/11 đến nay.
Hiện một loạt website giả mạo liên quan đến chiến dịch này đã được đưa vào danh sách đen của dự án Chống lừa đảo. Một số trang web nổi bật có thể kể đến như card-vpb[.]com, vpbcards[.]online, card-vpb[.]online, vpbs-cards[.]com, vpb-nanghanmuc[.]online, vpb-nanghanmuc[.]com, hanmuc-vp[.]com, hanmuc-vp[.]online, vp-nanghanmuc[.]com, hanmuc-vpb[.]online,...
Đặc điểm chung của các trang web này là chúng đều có tên miền gợi nhớ đến tên gọi của ngân hàng, nhằm cố tình khiến người dùng nhầm lẫn.
Team phát triển dự án Chống lừa đảo. Dự án này mới đây đã được Bộ TT&TT vinh danh với Giải thưởng “Sản phẩm Công nghệ số Make in Viet Nam” năm 2022 ở vị trí top 10 sản phẩm xã hội số. Theo chuyên gia bảo mật Ngô Minh Hiếu, lợi dụng tâm lý tiêu dùng mùa lễ tết, nhiều kẻ lừa đảo đã tranh thủ khoảng thời gian này để tiếp cận nạn nhân.
Bằng chiêu bài hướng dẫn nâng cấp hạn mức thẻ, kẻ xấu sẽ lừa người dùng truy cập và đăng nhập thông tin lên website giả mạo thông qua phương thức dẫn dụ bằng tin nhắn văn bản SMS hoặc qua các mạng xã hội.
“Người dùng cần tuyệt đối không click vào các đường link lạ, không cung cấp thông tin danh tính như số CMND, CCCD, số điện thoại cũng như thông tin tài khoản ngân hàng. Trong trường hợp gặp vấn đề, cần gọi ngay đến ngân hàng và thông báo cho các cơ quan chức năng”, Hieupc khuyến nghị.
Người dùng cần tuyệt đối không chia sẻ thông tin cá nhân qua tin nhắn, số điện thoại cho người lạ trong bất kỳ trường hợp nào. Trước tình trạng kẻ xấu liên tục nhắm đến khách hàng, VPBank mới đây cũng đã ra khuyến cáo người dùng cần hết sức cảnh giác với các tin nhắn, cuộc gọi, email yêu cầu truy cập đường link lạ.
Bên cạnh đó, VPBank khẳng định tuyệt đối không gửi tin nhắn yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin thẻ, mã xác thực OTP... hoặc bất kỳ thông tin cá nhân nào khác thông qua Zalo cũng như các số điện thoại không định danh. Đây là điều mà người dùng cần lưu ý để tránh trở thành nạn nhân của những kẻ lừa đảo.
Trọng Đạt
">Vạch trần thủ đoạn lừa đảo mạo danh ngân hàng kết bạn Zalo
Các thiên tài thế giới ăn, ngủ như thế nào?
Nhận định, soi kèo Sitra Club vs Al Riffa Club, 23h00 ngày 14/4: Thêm một lần đau
Ảnh SCMP
Hãng tin AP dẫn lời bà Sonya McKinstry, một quan chức thành phố Tuscaloosa nói, các sinh viên trên tổ chức tiệc nhằm lây nhiễm virus cho nhau. Và rằng, những người tổ chức cố tình mời các vị khách đã dương tính với Covid-19 tới. Sau đó, các sinh viên sẽ bỏ tiền vào một cái lọ, bất cứ ai nhiễm virus đầu tiên sẽ được nhận toàn bộ tiền.
Lãnh đạo cơ quan cứu hoả thành phố là Randy Smith đã xác nhận thông tin trên với chính quyền thành phố hồi đầu tuần này. Ông Smith cho biết, ban đầu mọi người cho rằng thông tin trên là tin đồn, song qua tìm hiểu nhà chức trách phát hiện các cuộc tụ họp lây nhiễm trên là có thật.
Ông Smith không nói liệu đã có động thái gì được tiến hành với các sinh viên trên lẫn việc họ là học sinh trường nào. Được biết, tại Tuscaloosa có đại học Alabama và một số trường cao đẳng khác.
Alabama là một trong vài bang có số ca nhiễm virus tăng kỷ lục trong tuần qua. Theo quy định của bang này, ai đã nhiễm Covid-19 đều phải cách ly tại nhà trong 14 ngày và người phá luật sẽ bị phạt tiền lên tới 500 USD.
Hiện, tổng số ca nhiễm virus corona ở Mỹ là hơn 2,7 triệu và hơn 128.000 trường hợp đã tử vong.
Hoài Linh
Covid-19 lan nhanh kỷ lục tại Mỹ, WHO cảnh báo điều tồi tệ
Mỹ đang đi sai hướng trong cuộc chiến chống virus corona và số ca nhiễm mới có thể tăng hơn gấp đôi hiện giờ, chuyên gia hàng đầu về bệnh lây nhiễm của chính phủ Mỹ nói.
">Sự thật bữa tiệc cố tình lây nhiễm Covid
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm cho biết, trong lĩnh vực quảng cáo và quản lý nội dung trên mạng, đã bắt đầu áp dụng phương thức điều tiết bằng quản lý dòng tiền. (Ảnh: Đức Huy) Trước thực trạng trên, trong năm 2022, Bộ TT&TT đã tổ chức làm việc với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quảng cáo, các nhãn hàng lớn, nền tảng xuyên biên giới để chấn chỉnh; đồng thời kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính nhiều tổ chức, doanh nghiệp vi phạm nhưng đến nay tình trạng này chưa được ngăn chặn triệt để.
Vì thế, trong công văn ngày 23/3 gửi các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quảng cáo tại Việt Nam và các nhãn hàng, doanh nghiệp Việt Nam có hoạt động quảng cáo, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm yêu cầu các doanh nghiệp, nhãn hàng tăng cường rà soát, sàng lọc vị trí cài đặt quảng cáo trên mạng. Mục đích là không để quảng cáo bị gắn vào những trang, kênh, tài khoản, nội dung xấu độc, vi phạm pháp luật; chấm dứt tình trạng triển khai quảng cáo tràn lan không kiểm soát, dẫn đến việc gián tiếp tiếp tay cho các nội dung xấu độc, vi phạm pháp luật được sản xuất và phát tán trên không gian mạng.
Bộ TT&TT sẽ chỉ đạo các đơn vị chức năng rà soát, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp đặt quảng cáo vào nội dung xấu độc, vi phạm pháp luật.
Các nhãn hàng, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quảng cáo cần chủ động xây dựng Danh sách nội dung “xấu độc” trên mạng của đơn vị (gọi tắt là Black List) để loại trừ quảng cáo.
“Bộ TT&TT giao Cục PTTH&TTĐT là đầu mối tổng hợp các trang, kênh, tài khoản xấu độc được cơ quan chức năng phát hiện trong quá trình rà soát, xử lý thông tin vi phạm trên mạng, gửi tới các nhãn hàng và doanh nghiệp để tham khảo áp dụng”, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm cho biết.
Cũng để hỗ trợ các đơn vị trong việc tuân thủ pháp luật quảng cáo trên môi trường mạng, như VietNamNet đã thông tin, ngày 21/3, Bộ TT&TT đã công bố Danh sách nội dung đã được xác thực trên mạng - White List sử dụng cho hoạt động quảng cáo.
White List gồm 301 báo, tạp chí điện tử; 1.381 trang thông tin điện tử tổng hợp và 953 mạng xã hội. Theo Cục PTTH&TTĐT, danh sách này trước mắt có các báo điện tử, tạp chí điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp và mạng xã hội đã được cấp giấy phép hoạt động theo quy định pháp luật Việt Nam, có thông tin về người chịu trách nhiệm quản lý nội dung.
Trong thời gian tới, White List sẽ liên tục được Bộ TT&TT cập nhật định kỳ hàng quý hoặc đột xuất (khi cần thiết) theo hướng khuyến khích các trang thông tin điện tử, tài khoản, kênh nội dung, trang cộng đồng có danh tính xác thực đăng ký tham gia vào White List; loại bỏ các trang, kênh vi phạm pháp luật, không bảo đảm “chất lượng” khỏi danh sách.
Bộ TT&TT khuyến nghị các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quảng cáo, các nhãn hàng xem xét lựa chọn quảng cáo trong White List đã được Bộ công bố nhằm bảo đảm an toàn thương hiệu, góp phần phát triển hệ sinh thái quảng cáo và nội dung số Việt Nam an toàn, lành mạnh.
Doanh nghiệp bị phạt 15 triệu đồng vì quảng cáo trên kênh YouTube sai phạm
Với hành vi sai phạm – đặt sản phẩm quảng cáo trên kênh mạng xã hội YouTube ViệtxxKTV và Chính sựxx có nội dung vi phạm pháp luật, Công ty Truyền thông MMS Việt Nam vừa bị phạt 15 triệu đồng.">Xử lý nghiêm các trường hợp đặt quảng cáo vào nội dung xấu độc
Theo đó, học phí năm học 2020-2021 cho các hệ đào tạo trúng tuyển nhập học năm học 2020-2021 như sau:
Học phí hệ đại học:
Học phí ngành Y khoa: 6.800.000 đồng/tháng x 10 tháng/năm học.
Học phí ngành Răng Hàm Mặt: 7.000.000 đồng/tháng x 10 tháng/năm học.
Học phí ngành Phục hình Răng: 5.500.000 đồng/tháng x 10 tháng/năm học.
Học phí ngành Dược học: 5.000.000 đồng/tháng x 10 tháng/năm học.
Học phí ngành Y học cổ truyền: 3.800.000 đồng/tháng x 10 tháng/năm học.
Học phí các ngành thuộc Khoa Điều Dưỡng -Kỹ thuật Y học: 4.000.000 đồng/tháng x 10 tháng/năm học.
Học phí ngành Y học dự phòng: 3.800.000 đồng/tháng x 10 tháng/năm học
Học phí ngành Dinh dưỡng, Y tế công cộng: 3.800.000 đồng/tháng x 10 tháng/năm học.
Đào tạo Sau đại học
Học phí đào tạo Thạc sĩ, Bác sĩ Nội trú, Bác sĩ chuyên khoa I:
Học phí ngành Y khoa: 5.000.000 đồng/tháng x 10 tháng/năm học.
Học phí ngành Răng Hàm Mặt: 5.000.000 đồng/tháng x 10 tháng/năm học.
Học phí ngành Dược học: 5.000.000 đồng/tháng x 10 tháng/năm học.
Học phí ngành Y học cổ truyền: 4.000.000 đồng/tháng x 10 tháng/năm học.
Học phí các ngành thuộc Khoa Điều Dưỡng – Kỹ thuật Y học: 4.000.000 đồng/tháng x 10 tháng/năm học.
Học phí ngành ngành thuộc Khoa Y tế công cộng: 3.500.000 đồng/tháng x 10 tháng/năm học.
Học phí đào tạo Tiến sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II:
Học phí ngành Y khoa: 6.000.000 đồng/tháng x 10 tháng/năm học.
Học phí ngành Răng Hàm Mặt: 6.000.000 đồng/tháng x 10 tháng/năm học.
Học phí ngành Dược học: 6.000.000 đồng/tháng x 10 tháng/năm học.
Học phí ngành Y học cổ truyền: 4.800.000 đồng/tháng x 10 tháng/năm học.
Học phí các ngành thuộc Khoa Điều Dưỡng – Kỹ thuật Y học: 4.800.000 đồng/tháng x 10 tháng/năm học.
Học phí các ngành thuộc Khoa Y tế công cộng: 4.200.000 đồng/tháng x 10 tháng/năm học.
Sinh viên Trường ĐH Y Dược TP.HCM Với sinh viên tuyển sinh năm 2020-2021, trường trích 15% trên tổng thu học phí để chi học bổng với các mức từ 25-100% học phí. Tổng kinh phí là hơn 15 tỷ đồng. Trong đó, số tiền học bổng được chia cho các khoa như sau: Y khoa 4,08 tỷ đồng, Dược học 4,1 tỷ đồng, Răng-Hàm-Mặt 1,26 tỷ đồng, Y học cổ truyền 1,08 tỷ đồng, Điều dưỡng-Kỹ thuật Y học 3,5 tỷ đồng... Trong số 2.100 sinh viên được tuyển, sẽ có 800 sinh viên nhận được học bổng thuộc diện chính sách, học giỏi và có hoàn cảnh khó khăn.
Riêng với sinh viên nhập học từ năm 2019 trở về trước, học phí đối với hệ chính quy là: 1.430.000 đồng/tháng x 10 tháng, tức 14,3 triệu đồng/năm học.
Mức học phí áp dụng cho bậc đào tạo sau đại học là: 3.575.000 đồng/tháng x10 tháng, tức 35,75 triệu đồng/năm học.
Học phí với bậc cao học, BS chuyên khoa I, BS nội trú là: 2.145.000 đồng/tháng, tức 21,45 triệu đồng/năm học.
Đối với những sinh viên thuộc các khóa này, trường trích 10% khoản thu học phí cho quỹ học bổng UMP Foundation để hỗ trợ sinh viên, gồm Học bổng vượt khó và Học bổng khuyến học.
Ngoài ra trường tiếp tục tìm nguồn học bổng từ tổ chức và cá nhân, hỗ trợ sinh viên các khóa vay tiền ngân hàng và triển khai các hoạt động trợ giúp khác….
Lê Huyền
Toàn cảnh học phí Y-Dược năm 2020, cao nhất gần 200 triệu đồng
Học phí một số trường công lập đào tạo Y, Dược tại TP.HCM lên tới 88 triệu đồng/năm, còn ở phía Bắc chỉ tăng nhẹ tới mức 14,3 triệu. Trong khi đó, tại một số trường tư, học phí cho ngành này có thể lên tới gần 200 triệu đồng.
">Trường ĐH Y Dược TP.HCM chính thức công bố học phí năm học mới