您现在的位置是:NEWS > Kinh doanh
Phân tích kèo hiệp 1 SLNA vs Hà Nội, 18h ngày 26/8
NEWS2025-04-19 12:11:55【Kinh doanh】2人已围观
简介 Hoàng Ngọc - 25/08/2022 05:35 Kèo thơm bóng đ lịch thi đấu ngoại hạng anh tuần nàylịch thi đấu ngoại hạng anh tuần này、、
很赞哦!(87796)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Gol Gohar Sirjan vs Esteghlal, 21h30 ngày 16/4: Tin vào khách
- 6 món ăn chơi vừa thanh vừa mát cho ngày đầu hè oi bức ở Hà Nội
- Người phụ nữ Nghệ An tử vong sau khi ăn châu chấu rang
- Doanh nhân công nghệ Việt kiến nghị gì lên Thủ tướng?
- Nhận định, soi kèo Al Minaa Basra vs Al Shorta SC, 23h30 ngày 17/4: Đối thủ khó chơi
- Đám cưới dễ thương nhất Tây Ninh: Rước dâu bằng xe đạp
- Cách tự sửa thông tin cá nhân trên ứng dụng PC
- Bệnh viện công phải học quản trị của bệnh viện tư
- Kèo vàng bóng đá Inter Milan vs Bayern Munich, 02h00 ngày 17/4: Bảo vệ thành quả
- Những “cấm kỵ” khi ăn rau muống vào mùa hè
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Gol Gohar Sirjan vs Esteghlal, 21h30 ngày 16/4: Tin vào khách
Nhiều loại nông sản, đặc sản vùng miền đã được tiêu thụ qua các sàn TMĐT của doanh nghiệp bưu chính.
Trong bối cảnh nhiều địa phương áp dụng biện pháp giãn cách xã hội để phòng ngừa lây lan dịch Covid-19, liên tiếp trong nhiều tháng gần đây, dưới sự điều phối của Tổ công tác do Bộ TT&TT thành lập, 2 doanh nghiệp bưu chính lớn là Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) và Tổng công ty Bưu chính Viettel (Viettel Post) đã đẩy mạnh tiêu thụ nông sản cho nhiều hộ nông dân trên cả nước.
Theo thống kê, tính đến ngày 8/10, các doanh nghiệp bưu chính đã hỗ trợ 19 tỉnh phía Nam tiêu thụ được 1.763 tấn nông sản và 40.750 quả dừa. Song song đó, hoạt động cung ứng hàng hóa thiết yếu cho người dân các địa phương giãn cách xã hội cũng thu được kết quả ấn tượng, với tổng khối lượng hàng hóa đã cung cấp lên tới gần 103.000 tấn tính đến ngày 16/10.
Doanh nghiệp bưu chính xuống vườn để “hiểu” nông sản
Không chỉ tổ chức thu gom, tiêu thụ trong địa bàn nội tỉnh và trong nước, các doanh nghiệp bưu chính cũng đã tìm hướng kết nối xuất khẩu nông sản Việt ra nước ngoài, kể cả các thị trường khó tính như Đức, Nhật, Úc, Cộng hòa Séc, Pháp...
Từ góc độ của doanh nghiệp đã triển khai phát triển mô hình logistics chuyên biệt cho nông sản Việt, khởi đầu từ việc tìm hướng tiêu thụ vải thiều của các hộ dân vùng dịch Bắc Giang, đại diện Vietnam Post nhận định: Kế hoạch 1034 đã tạo thêm cơ hội cho doanh nghiệp tham gia sâu rộng vào việc hỗ trợ tiêu thụ và kết nối xuất khẩu nông sản, đặc sản Việt Nam đến thị trường quốc tế.
Thực tế, không chỉ giúp người nông dân thay đổi nếp nghĩ để vượt qua những bỡ ngỡ ban đầu trong việc làm quen với phương thức bán hàng mới – qua sàn TMĐT Postmart, mà Vietnam Post còn đồng hành cùng người dân từ khâu thu hoạch, đóng gói đến vận chuyển tiêu thụ.
Anh Nguyễn Văn Kiên, nhân viên Bưu điện huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp chia sẻ, trước khi bước vào vụ thu hoạch nhãn xuồng, khoai lang hay xoài, mít.. nhân viên Bưu điện đều xuống tận vườn của các hộ sản xuất nông nghiệp. Một mặt để hướng dẫn bà con đưa sản phẩm lên sàn, mặt khác để tìm hiểu về đặc tính của nông sản. Từ đó, xây dựng phương án đóng gói, bảo quản chuẩn để phù hợp với từng khu vực địa lý giao hàng, đảm bảo sản phẩm từ vườn đến tay người tiêu dùng nguyên vẹn chất lượng.
Phát biểu khai mạc Diễn đàn Quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam diễn ra ngày 11/12, Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Mạnh Hùng tuyên bố:
“Không Make in Vietnam thì Việt Nam không thể trở thành nước phát triển. Không Make in Vietnam thì chúng ta không thể đi ra thế giới. Không Make in Vietnam thì Việt Nam không thể tự cường. Không Make in Vietnam thì Việt Nam không thể hùng cường thịnh vượng”.
Khẩu hiệu Make in Vietnam tuy ngắn gọn, thúc giục nhưng nó là niềm tự hào Việt Nam và vì thế đã đi xa, đến được với mọi vùng, mọi miền. Các doanh nghiệp công nghệ số hãy nhận lấy trách nhiệm phát triển các nền tảng số quốc gia. Đây chính là việc nhận lấy sứ mệnh quốc gia, giúp Việt Nam giữ lại tài nguyên dữ liệu của người Việt Nam.
Doanh nghiệp công nghệ số sẽ là hạt nhân, là nòng cốt để thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia. Để chuyển đổi tất cả các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức, Bộ TT&TT sẽ làm đầu mối công bố các bài toán chuyển đổi số Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng. Ảnh: Lê Anh Dũng Bộ TT&TT đã ban hành bộ chỉ số về chuyển đổi số chính quyền và tới đây sẽ ban hành bộ chỉ số đánh giá về chuyển đổi số doanh nghiệp.
Ông Lê Đăng Dũng - Quyền Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel khẳng định, nếu Việt Nam tiếp tục sử dụng các nền tảng công nghệ nước ngoài thì sẽ không thể làm chủ công nghệ, sẽ không thể làm chủ việc triển khai mạng lưới viễn thông, đặc biệt không đảm bảo được an toàn, an ninh mạng. Đó là lý do Viettel quyết tâm tự chủ trong việc nghiên cứu, làm chủ hệ sinh thái thiết bị hạ tầng mạng viễn thông.
Viettel đang tích cực đẩy mạnh việc nghiên cứu, sản xuất, làm chủ hạ tầng viễn thông. Ảnh: Trọng Đạt Doanh nghiệp này không dừng lại ở mức độ gia công lắp ráp mà sẽ làm chủ từng phần, trước hết là phần mềm, phần cứng và sau đó đến việc sản xuất chipset - công nghệ lõi của các sản phẩm viễn thông và CNTT.
Định hướng của tập đoàn là sẽ phát triển công nghệ bán dẫn để sản xuất chipset 5G tại Việt Nam, tiếp đó là nghiên cứu công nghệ 6G. Viettel cũng sẽ nghiên cứu phát triển hệ thống vệ tinh viễn thám.
Chia sẻ về việc xây dựng nền tảng quốc gia trong lĩnh vực logistics, ông Kurt Bình - Founder & CEO Smartlog cho biết, ngành logistics cực kỳ quan trọng, giống như mạch máu đối với nền kinh tế.
Chi tiêu cho ngành logistics có thể lên đến hàng chục tỷ USD. Tính hiệu quả trong việc khai thác của ngành logistics của Việt Nam còn nhiều hạn chế, do đó cần được quan tâm để xây dựng nền tảng hạ tầng số tốt hơn.
Ông Kurt Bình - Founder & CEO Smartlog. Ảnh: Lê Anh Dũng Để liên kết các bên trong chuỗi logistics cần sự vào cuộc của chính phủ và các bộ ngành. Ông Bình đề xuất cần xây dựng một tầm nhìn mới cho nền tảng quốc gia về ngành logistics. Việt Nam cần phát triển dữ liệu số cho ngành logistics.
Ông Nguyễn Minh Đức - CEO Công ty cổ phần An toàn thông tin CyRadar cho biết, bài toán của ngành ATTT là bài toán áp dụng cho cả xã hội Việt Nam.
CEO CyRadar chia sẻ về vấn đề an toàn trên môi trường số tại Diễn đàn Make in Vietnam. Ảnh: Lê Anh Dũng Các doanh nghiệp lo sợ dữ liệu của mình sẽ bị rò rỉ bởi các cuộc tấn công mạng. An toàn thông tin vì vậy là yêu cầu quan trọng để chuyển đổi số thành công, tạo ra niềm tin để các doanh nghiệp chuyển đối số.
Các nền tảng du lịch, logistics, ngân hàng sẽ cần đảm bảo tiêu chuẩn thông tin và phải được chứng nhận về điều đó. Bên cạnh đó, Việt Nam cần làm chủ các sản phẩm về an toàn thông tin, tránh việc phụ thuộc vào công nghệ của nước ngoài.
Theo bà Đặng Mỹ Châu - Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần VietLotus, việc phát triển, đầu tư cho các đại học số chính là con đường để phát triển nhân lực số cho Việt Nam.
Bà Đặng Mỹ Châu và câu chuyện về việc phát triển các đại học số. Ảnh: Lê Anh Dũng Một nghiên cứu của Wileu Digital Skills chỉ ra: Singapore được xếp hạng số 1 về kỹ năng số, trong khi đó với Việt Nam, nước ta xếp ở vị trí thứ 53.
Cần thiết kế lại chính sách và phương pháp đầu tư cho giáo dục đại học, nên tập trung vào ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng số và việc số hóa học liệu.
“Quy trình và con người chứ không phải công nghệ mới là thách thức lớn nhất trong quá trình phát triển các đại học số. Chúng ta không thể bê nguyên một chương trình đào tạo truyền thống lên nền tảng số”, bà Châu nói.
VietLotus đề xuất xây dựng các hình thức chứng chỉ mới để tạo điều kiện cho sự phát triển đại học số. Bên cạnh đó, cần kết nối hơn nữa hoạt động của nhà trường và doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Văn Khoa - Tổng giám đốc Tập đoàn FPT cho biết, tính đến tháng 10/2021, 50% doanh nghiệp Việt Nam phải tạm ngừng hoạt động do Covid-19. 60% người lao động bị mất việc và không có nguồn thu nhập hỗ trợ cuộc sống, đây là nhóm người lao động dễ bị tổn thương nhất trong xã hội. FPT đã đưa ra giải pháp “vắc xin công nghệ” để giúp các doanh nghiệp vượt qua đại dịch.
Ông Nguyễn Văn Khoa - TGĐ Tập đoàn FPT. Ảnh: Lê Anh Dũng Theo ông Ngô Diên Hy - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn VNPT, định danh số là nền tảng quan trọng trong quá trình xây dựng quốc gia số của Việt Nam. Việc phổ biến định danh số sẽ thúc đẩy các giao dịch điện tử trên môi trường mạng.
Đại diện VNPT và câu chuyện về việc phát triển giải pháp định danh số. Ảnh: Lê Anh Dũng Phó Tổng giám đốc VNPT đề xuất việc sớm ban hành nghị định về định danh và xác thực điện tử và nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân. Đây là cơ sở để triển khai nền tảng định danh số nhằm đẩy mạnh phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.
Ông Ngô Diên Hy cũng mong muốn Chính phủ đồng ý cho các CA (nhà cung cấp chứng chỉ số) được phép xác minh danh tính của công dân hoàn toàn trực tuyến thông qua việc đối chiếu dữ liệu với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Theo bà Đinh Thị Thúy - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Misa, khi chuyển đổi số, nền tảng quản trị ngân sách nhà nước sẽ giúp tiết kiệm được 70% thời gian so với việc làm thủ công hiện nay. Nền tảng này có thể tiết kiệm được 50.000 ngày công mỗi năm cho công tác tổng hợp và 144.000 ngày công cho công tác theo dõi, đánh giá thực hiện.
Bà Đinh Thị Thúy - TGĐ Công ty CP Misa chia sẻ về việc nền tảng số có thể phục vụ công tác quản trị ngân sách. Ảnh: Lê Anh Dũng Chia sẻ tại diễn đàn Make in Vietnam, ông Lê Quang Huy - Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ Môi trường Quốc hội cho rằng Nhà nước phải hoàn thiện thể chế để thúc đẩy việc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số quốc gia. Đây là cơ hội quan trọng, có tính lịch sử để giúp Việt Nam mạnh mẽ vươn lên. Hệ thống pháp luật phải thúc đẩy đổi mới sáng tạo và sự phát triển của các mô hình kinh tế mới.
Sự phát triển của các công nghệ số còn làm xuất hiện thêm các loại tài sản số, tiền điện tử. Việc phải đảm bảo an toàn thông tin cũng đặt ra vấn đề khó giải nhằm loại trừ những tác động bất lợi của công nghệ đối với người dùng.
Ông Lê Quang Huy - Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ Môi trường Quốc hội. Ảnh: Lê Anh Dũng Cần phải tiếp tục hoàn thiện thể chế để thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia. Để khuyến khích đổi mới sáng tạo, tư duy xây dựng pháp luật cũng cần thay đổi. Trong trường hợp cần thiết, có thể tạo ra những thiết chế thử nghiệm có kiểm soát.
Nhiều vấn đề công nghệ số không chỉ giới hạn trong phạm vi một lĩnh vực, do đó cần phối hợp liên ngành, phối hợp các quốc gia.
Tại Diễn đàn Quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số lần thứ 3, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng cũng đã thay mặt Bộ TT&TT công bố 35 nền tảng số quốc gia.
Đây là các nền tảng số do Bộ TT&TT giao cho các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam chủ trì nghiên cứu, phát triển, triển khai.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng công bố 35 nền tảng số quốc gia. Ảnh: Lê Anh Dũng Trong tháng 12/2021, Bộ TT&TT sẽ ban hành chương trình hành động thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số quốc gia với những mục tiêu và chỉ số đánh giá đo lường cụ thể theo từng tháng, có kế hoạch ban hành cơ chế, chính sách, hỗ trợ thúc đẩy cụ thể cùng các bộ, ngành, địa phương. Bộ TT&TT sẽ tiếp tục định kỳ cập nhật, bổ sung, điều chỉnh danh sách các nền tảng số quốc gia và sẽ tiếp tục công bố trong thời gian tới.
Phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn Quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định chuyển đổi số thành công sẽ giúp phục vụ cho sự phát triển chung mỗi người dân, doanh nghiệp và đất nước.
Theo Thủ tướng, chuyển đổi số phải đặt trong tổng thể mối quan hệ toàn cầu và phải có cách tiếp cận toàn cầu. Do đó, cần phải có sự đoàn kết, hợp tác, học hỏi.
Chuyển đổi số ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt, giải quyết tâm tư, tình cảm, bức xúc của người dân nên phải có cách tiếp cận toàn dân, lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể, mục tiêu và động lực.
Mọi chính sách phải hướng đến người dân và doanh nghiệp. Người dân và doanh nghiệp phải tham gia vào quá trình chuyển đổi số một cách tích cực, hiệu quả, hài hòa lợi ích giữa người dân, doanh nghiệp, nhà nước, chia sẻ rủi ro nếu chẳng may thất bại.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Diễn đàn Quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam. Ảnh: Lê Anh Dũng Thủ tướng Phạm Minh Chính kỳ vọng, chuyển đổi số sẽ tham gia vào quá trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội.
Chuyển đổi số phải giúp khắc phục được tình trạng biến đổi khí hậu, phát triển năng lượng xanh. Chuyển đổi số phải giải quyết được bài toán già hóa dân số, khắc phục được tình trạng cạn kiệt tài nguyên. Quan trọng nhất, chuyển đổi số phải phục vụ cho cuộc sống người dân, tạo cho người dân một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đất nước phát triển hùng cường thịnh vượng.
Ngoài tăng cường chỉ đạo bám sát thực tiễn, cần hoàn thiện thể chế, khuôn khổ pháp lý phù hợp cho chuyển đổi số.
Việt Nam cũng cần tăng cường quản lý nhà nước và phát triển các doanh nghiệp công nghệ số trên cơ sở tôn trọng, hiểu biết, lắng nghe, thấu hiểu nhu cầu, khả năng của nhau nhưng vẫn phải tích cực và chủ động.
Thủ tướng cũng lưu ý vấn đề phát triển nguồn nhân lực số.
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm quan gian hàng trưng bày của doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam. Ảnh: Lê Anh Dũng Đáp từ tại lễ bế mạc Diễn đàn, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, sự có mặt của Thủ tướng thể hiện sự quan tâm rất đặc biệt đối với lĩnh vực này, đối với cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, với tinh thần Make in Vietnam.
Nhiều chia sẻ của Thủ tướng là những nỗi đau của đất nước. Đó là cạn kiệt tài nguyên, già hóa dân số, biến đổi khí hậu, chênh lệch giàu nghèo, đại dịch Covid, phục hồi kinh tế. Những nỗi đau đấy luôn là động lực cho người Việt Nam, để giới công nghệ và đặc biệt là giới công nghệ số giải quyết.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng thay mặt Bộ TT&TT nhận nhiệm vụ sẽ dùng công nghệ số, giải pháp số và trí tuệ Việt Nam, sự đổi mới sáng tạo Việt Nam để giải quyết những bài toán còn đang bỏ ngỏ.
Những người làm trong lĩnh vực công nghệ số luôn luôn có niềm tin rằng công nghệ số sẽ giải được rất nhiều những bài toán khó, kéo dài, tồn tại lâu dài với nhân loại, với Việt Nam. Do vậy, hãy tin tưởng vào người Việt Nam, tin tưởng vào trí tuệ Việt.
Trọng Đạt
Chuyển đổi số là động lực phục hồi và phát triển kinh tế Việt Nam
Sáng 11/12, Diễn đàn Quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam (Diễn đàn Make in Vietnam) đã khai mạc và đang diễn ra tại Hà Nội.
">Chuyển đổi số phải phục vụ cuộc sống của người dân, phát triển đất nước
Nền tảng CMC Cloud được vinh danh Top 10 Nền tảng số xuất sắc Make in Viet Nam.
CMC Cloud - Hệ sinh thái điện toán đám mây toàn diện cho doanh nghiệp Việt
CMC Cloud được CMC Telecom - công ty thành viên thuộc Tập đoàn Công nghệ CMC nghiên cứu và phát triển dựa trên nền tảng điện toán đám mây, sử dụng công nghệ mở ứng dụng Infrastructure as Code, đây cũng là công nghệ tiên tiến được Microsoft, AWS, IBM và Google sử dụng.
Toàn bộ hệ thống vật lý được đầu tư thiết bị hiện đại nhất từ Dell, IBM Power; đặt tại 03 Data Center đạt chuẩn Tier 3 của CMC Telecom với chứng chỉ bảo mật PCI DSS duy nhất tại Việt Nam. Dịch vụ sử dụng riêng hệ thống kết nối cáp quốc tế ổn định, băng thông cao lên tới 10Gbps; đảm bảo cam kết chất lượng (SLA) 99,99%.
So sánh với các hãng công nghệ trên thế giới, một “local Cloud” như CMC Cloud nắm trong tay nhiều lợi thế riêng. Đó là sự thấu hiểu “khẩu vị” của doanh nghiệp bản địa. Doanh nghiệp Việt sử dụng dịch vụ trong nước sẽ luôn được đảm bảo, chăm sóc khách hàng, dễ dàng hỗ trợ và được hỗ trợ 24/7. Hơn thế nữa, ưu thế của doanh nghiệp trong nước như CMC Telecom là có hạ tầng gần khoảng cách khách hàng để xử lý nhanh, giảm tối đa độ trễ.
Sử dụng CMC Cloud, doanh nghiệp luôn nhận được hỗ trợ 24/7 từ đội ngũ chuyên gia cao cấp, giàu kinh nghiệm của CMC Telecom. Bên cạnh đó, CMC Cloud còn là dịch vụ Multi-cloud cho phép khách hàng sử dụng Portal CMC Cloud trực tiếp khởi tạo dịch vụ Cloud Server và quản trị các “đám mây” này trên hạ tầng tài nguyên của Amazon Web Service; Google Cloud và Microsoft Azure hoặc Private Cloud đặt tại Data Center của khách hàng. Thay vì dùng từng dịch vụ Cloud riêng biệt với nhiều hệ thống quản trị, khách hàng sẽ tiết kiệm được chi phí, tối ưu được tài nguyên, nguồn lực và thời gian khi dùng trên một nền tảng mở như CMC Multi-Cloud với khả năng mở rộng hệ thống một cách tự động, linh hoạt và nhanh chóng.
Nền tảng Cloud ‘Make in Vietnam’ duy nhất đạt giải của IFM
Tháng 9/2021, CMC Cloud đã xuất sắc nhận giải thưởng “Nền tảng đa đám mây tốt nhất Việt Nam 2021” (Best Multi-Cloud Platform) do Tạp chí IFM (International Finance Magazine) bình chọn nhờ khả năng kết nối trực tiếp và quản trị đồng thời 03 dịch vụ điện toán đám mây hàng đầu thế giới là Google Cloud, Microsoft Azure và Amazon Web Service.
Năm 2020, CMC Telecom cũng đã được IFM công nhận là “Nhà cung cấp Dịch vụ Cloud Sáng tạo nhất 2020” (Most Innovative Cloud Service Provider). Bên cạnh đó, CMC Cloud cũng là nền tảng đám mây “nòng cốt” trong chiến lược thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Ông Lê Anh Vũ - Giám đốc sáng tạo của CMC Telecom chia sẻ: “Nhận thấy xu hướng ứng dụng công nghệ điện toán đám mây từ nhiều năm trước, CMC Telecom đã nhanh chóng đón đầu và phát triển CMC Cloud - một hệ sinh thái mở, hỗ trợ kết nối linh động đa nền tảng cho doanh nghiệp Việt. Các giải thưởng CMC Cloud giành được là sự ghi nhận của các tổ chức trong nước và quốc tế đối với nỗ lực sáng tạo, thế mạnh về công nghệ, chất lượng sản phẩm, dịch vụ và sức cạnh tranh nổi bật của CMC Telecom trên thị trường. Đồng thời khẳng định định hướng phát triển đúng đắn và vị trí tiên phong về dịch vụ Cloud của CMC Telecom trong thời gian qua.”
Ông Lê Anh Vũ - Giám đốc sáng tạo của CMC Telecom Chuyển đổi số vẫn luôn là cụm từ gây “sốt” trong thời gian qua, nhất là trong thời điểm từ dịch Covid-19 bùng phát. Sự thay đổi về hình thức làm việc và hành vi mua sắm của người tiêu dùng buộc các doanh nghiệp phải có cái nhìn khác trong việc chuyển đổi số, cụ thể là chuyển đổi hệ thống công nghệ lên cloud nhanh hơn. Cloud chính là một nền tảng hạ tầng quan trọng cho hành trình chuyển đổi số vì tính co giãn tức thời phù hợp với sự phát triển, thu gọn của doanh nghiệp. Đồng thời, doanh nghiệp không bị mắc vào bài toán đầu tư khổng lồ mà dành được tài chính cho sản xuất, kinh doanh.
Trong những năm gần đây, thị trường kinh doanh tại Việt Nam đang hướng đến việc phát triển “Hệ sinh thái doanh nghiệp”. Như vậy, để đáp ứng được sự phát triển ngày càng đa dạng này, ngày càng nhiều hơn những doanh nghiệp lựa chọn sử dụng cùng lúc nhiều hạ tầng CNTT khác nhau đến từ các nhà cung ứng công nghệ khác nhau. Và với tốc độ chuyển hóa mạnh mẽ như hiện nay thì doanh nghiệp cần một “hệ sinh thái đám mây mở” với tính linh động cao như CMC Cloud sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng dễ dàng tất cả những ưu thế sẵn có, những ứng dụng phù hợp với nhu cầu kinh doanh đa dạng từ nhiều nhà cung ứng công nghệ trên thế giới.
Tập đoàn Công nghệ CMC khẳng định vị thế thông qua những hoạt động kinh doanh chủ lực ở 3 khối: Công nghệ & Giải pháp (Technology & Solution), Kinh doanh Quốc tế (Global Business), Dịch vụ Viễn thông (Telecommunications).
Trong chiến lược đến 2025, CMC đặt mục tiêu trở thành tập đoàn số với quy mô 10.000 nhân sự và doanh thu 1 tỷ USD, là nhà tư vấn, cung cấp dịch vụ chuyển đổi số hàng đầu Việt Nam. Bên cạnh đó, CMC cũng nghiên cứu và phát triển sản phẩm, dịch vụ, giải pháp mang dấu ấn riêng.
Mục tiêu này phù hợp với slogan "Make in Vietnam" của Bộ Thông tin và Truyền thông, nhấn mạnh vào sự chủ động sáng tạo, thiết kế các sản phẩm công nghệ cao của người Việt.
Doanh nghiệp có thể truy cập ngay https://cloud.cmctelecom.vn/ để được các chuyên gia hỗ trợ và tư vấn.">Nền tảng Cloud của CMC đạt giải Make in Việt Nam
Nhận định, soi kèo Midtjylland vs Copenhagen, 23h00 ngày 17/4: Hướng tới ngôi đầu
thuốc giả Cefixim 200" gửi Sở Y tế Hà Nội, đề nghị cơ quan này khẩn trương phối hợp với cơ quan công an, quản lý thị trường, Ban chỉ đạo 389 và các cơ quan chức năng liên quan tiến hành thanh tra, kiểm tra Công ty TNHH Linh Chi (Quầy 304, Trung tâm Hapulico số 1 Nguyễn Huy Tưởng, quận Thanh Xuân, Hà Nội) và các đơn vị có liên quan.
Cùng đó, truy tìm nguồn gốc lô sản phẩm có thông tin ghi trên nhãn: Viên nén bao phim CEFIXIME 200 (Cefixim dưới dạng Cefixim trihydrat 200 mg), số giấy đăng ký lưu hành VD-28887-18, số lô: 14270123, ngày sản xuất 27/1/23, hạn dùng 27/1/25, nơi sản xuất: Công ty cổ phần dược phẩm Cửu Long; tiến hành xử lý cơ sở vi phạm theo qui định.
Động thái này được đưa ra sau khi cơ quan chuyên môn về quản lý dược của Bộ Y tế nhận được báo cáo của Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm Hà Nội hôm 14/8 về mẫu sản phẩm có các thông tin ghi nhãn trên đây không đạt yêu cầu chất lượng về chỉ tiêu định tính cefixim theo TCCS.
Cụ thể: Mẫu thuốc có phản ứng định tính của paracetamol; hàm lượng paracetamol trong chế phẩm là 105,5mg/viên.
Mẫu thuốc do Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm Hà Nội lấy tại Công ty TNHH Linh Chi ở quầy 304, như địa chỉ phía trên.
Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế Hà Nội chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra (định kỳ và đột xuất) việc thực hiện các quy chế chuyên môn về dược của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc trên địa bàn; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm theo qui định đối với các trường hợp kinh doanh thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc nhập lậu, thuốc mua bán không có hóa đơn chứng từ hợp lệ.
Hình ảnh sản phẩm thuốc Cefixim 200 "chính hãng". Nguồn: Website Công ty dược Cửu Long Viên nén bao phim CEFIXIME 200 được Công ty cổ phần dược phẩm Cửu Long giới thiệu là thuốc kháng sinh, dùng đường uống, bán theo đơn, điều trị các nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm như viêm tai giữa, viêm họng và amidan, viêm phế quản, viêm phổi; một số trường hợp viêm thận - bể thận và nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
Hồi tháng 4, công ty này cũng từng phát đi cảnh báo người tiêu dùng nên mua thuốc này tại các chi nhánh, đại lý, nhà phân phối chính thức của công ty, sau khi mẫu thuốc Cefixim 200 (Cefixim 200mg) mà doanh nghiệp và Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm Hà Nội nhận được có khả năng bị làm giả, làm nhái với chất lượng kém.
Thu hồi trên toàn quốc lô thuốc trị viêm khớp không đạt chất lượngBộ Y tế yêu cầu thu hồi lô thuốc viên nén Paineuron 15 (Meloxicam 15mg), do Công ty cổ phần dược phẩm Trung ương I - Pharbaco sản xuất hồi tháng 1 do không đạt chuẩn chất lượng.">
Khẩn tìm nguồn gốc lô thuốc kháng sinh giả lấy tại chợ thuốc lớn nhất Hà Nội
Bệnh béo phì và đái tháo đường làm tăng nguy cơ biến chứng sức khoẻ. Theo bác sĩ Nam, rối loạn mỡ máu là sự thay đổi bất thường của nồng độ chất béo trong máu dẫn tới các tác động có hại cho sức khỏe. Bản chất của bệnh đái tháo đường là có sự rối loạn đề kháng insulin ở các tế bào và cơ quan trong cơ thể, ảnh hưởng tới hoạt động của insulin - một chất quan trọng trong quá trình chuyển hóa chất béo. Vì thế, người bị đái tháo đường có nguy cơ bị rối loạn mỡ máu nhiều hơn.
Ở người bệnh thừa cân, béo phì, insulin không còn hoạt động hiệu quả, dẫn đến chất béo và đường trong cơ thể bị rối loạn. Từ đó, dễ bị chuyển hóa thành bệnh lý tim mạch hoặc rối loạn về hô hấp, nội tiết, sinh sản…
Các bệnh tật trên có quan hệ mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau. Béo phì và đái tháo đường còn làm tăng khả năng mắc bệnh lý tim mạch do xơ vữa (nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não, tắc động mạch), ung thư, bệnh thận mạn…
“Vì thế, quản lý cân nặng ở người bệnh đái tháo đường và rối loạn mỡ máu được xem là vấn đề quan trọng, giúp phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm”, bác sĩ Nam chia sẻ.
Bác sĩ cũng cho biết trong thời gian đầu điều trị, người bệnh béo phì nên thay đổi lối sống và sinh hoạt. Các chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ chuyên khoa tim mạch, nội tiết sẽ tư vấn về chế độ ăn uống và kiểm soát năng lượng nạp vào cơ thể. Người bệnh cũng phải tập thói quen vận động hằng ngày.
Khi phương pháp trên không hiệu quả, bác sĩ sẽ đánh giá và chỉ định điều trị chuyên sâu tuỳ từng trường hợp. Người bệnh vẫn phải tuân thủ điều trị, tái khám định kỳ để theo dõi các chỉ số và duy trì vận động.
Ba lý do khiến người béo phì dễ đột quỵKhông chỉ có nguy cơ mắc ung thư, bệnh xương khớp mà những người béo phì còn dễ bị đột quỵ, dẫn tới tử vong.">Lý do người bệnh đái tháo đường cần quản lý cân nặng
Động lực phát triển toàn diện của BĐS Tây Hà Nội
Từ một vùng trũng về hạ tầng và tiện ích, chỉ trong bán kính 7km quanh Trung tâm Hội nghị Quốc gia đã có gần 1.000 điểm trường học, bệnh viện với nhiều tên tuổi uy tín. Hệ thống trung tâm thương mại giải trí mọc lên sầm uất, tấp nập. Hàng loạt trụ sở các Bộ, Ban ngành đã bắt đầu di chuyển về đây như Trung tâm hành chính Quốc gia, Sở Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Ngoại giao,… Đầu năm 2019, khi quyết định quy hoạch đường đua F1 được công bố, phía Tây lại có thêm hấp lực mới để trở thành “siêu vị trí” của Thủ đô Hà Nội.
Sau 10 năm bất động sản trải qua những cơn “sốt nóng” và “cảm lạnh”, khu vực này vẫn đang là trọng điểm của thị trường khi dòng cư dân đông đúc kéo giãn ra khu vực vành đai phía Tây và trục Đại lộ Thăng Long ngày càng đông, thiết lập nhu cầu sinh hoạt và mua sắm mới. Những yếu tố trên mang đến “Thiên thời - Địa lợi - Nhân hoà”, là “chìa khóa vàng” đưa BĐS khu vực phía Tây Hà Nội tiếp tục “lên ngôi”.
Tây Mỗ - Đại Mỗ: miền đất mới cho nhà đầu tư
Hơn 10 năm trước, các khu đô thị (KĐT) Trung Hoà - Nhân Chính, Trung Yên, Mỹ Đình ra mắt đã làm thị trường bất động sản "dậy sóng". Sau 10 năm xây dựng và phát triển, cho tới nay các KĐT này vẫn là một trong những khu vực được nhiều cư dân lựa chọn làm nơi sinh sống, là một KĐT thành công điển hình của Thủ đô.
Khu vực Tây Mỗ - Đại Mỗ được các chuyên gia phong thủy đánh giá cao về yếu tố tâm linh nhờ sở hữu các lợi thế "cận thị" (gần trung tâm thành phố), "cận lộ" (sát mặt tiền Đại lộ Thăng Long giao cắt với tuyến 70 nối sang đường Lê Trọng Tấn), vị trí của Tây Mỗ - Đại Mỗ được đánh giá là khu đất vàng, nơi hội tụ linh khí, mang lại nguồn sống sung túc, thịnh vượng và bình an cho cư dân.
Bên cạnh đó, Tây Mỗ - Đại Mỗ liên kết các tuyến đường huyết mạch và kế cận các khu vực quan trọng hàng đầu của thành phố: Khu liên hiệp thể thao Quốc Gia, Bến xe Mỹ Đình, trung tâm Hội Nghị Quốc gia,... Nơi đây đang là cái tên được giới đầu tư nhắc đến nhiều nhất trong thời gian gần đây với kỳ vọng sẽ tiếp tục nối bước Trung Hòa Nhân Chính, Mễ Trì, Mỹ Đình… trở thành “miền đất mới” cho nhà đầu tư phân khúc biệt thự, liền kề, shophouse.
Vinhomes Green Villas đón đầu thời cơ
Nằm trong quần thể đại đô thị Vinhomes Smart City - tương lai sẽ là trung tâm sầm uất bậc nhất phía Tây Hà Nội, Vinhomes Green Villas là phân khu thấp tầng thừa hưởng chuỗi tiện ích 5 sao "all-in-one" chuẩn Vinhomes bao gồm trường học Vinschool, hệ thống y tế Vinmec, công viên gym ngoài trời lớn nhất Đông Nam Á... Đặc biệt, chỉ với 500m di chuyển, chủ nhân biệt thự Vinhomes Green Villas có thể đặt chân đến vườn Nhật quy mô lên tới 6.1ha và trung tâm thương mại lớn nhất hệ thống Vincom Mega Mall.
Với quy hoạch đồng bộ, chất lượng cuộc sống đẳng cấp đỉnh cao, khép kín, an ninh, cùng tốc độ thi công thần tốc, Vinhomes Green Vilas được đánh giá là dự án sở hữu nhiều dư địa tăng giá trong tương lai gần. Cụ thể, tháng 9/2019, Trung tâm thương mại Vincom Mega Mall được hoàn thiện toàn bộ mặt ngoài, vườn Nhật chính thức khai trương. Dự kiến cuối quý 4/2019, tuyến đường nối giữa Vinhomes Smart City và khu biệt thự sinh thái Vinhomes Green Villas sẽ được thi công.
Vào đầu năm 2020, Vinhomes Green Villas dự kiến chính thức được bàn giao, cuối 2020, đại đô thị Vinhomes Smart City đi vào hoạt động. Với những dấu mốc kể trên, giới đầu tư dễ dàng nhìn thấy được bức tranh tổng thể về sự gia tăng giá trị của Vinhomes Green Villas.
Giữa một thị trường đang dần trở nên bão hòa, Vinhomes Green Villas vẫn như “viên nam châm” thu hút khách hàng và nhà đầu tư ngay từ khi ra mắt. Bởi bên cạnh một môi trường sống với những giá trị khó nơi đâu sánh bằng, mỗi căn biệt thự đơn lập, độc bản tại Vinhomes Green Villas là một “con gà đẻ trứng vàng” sinh lời hấp dẫn trong tương lai.
Newstarland - Đơn vị phân phối chính thức dự án Vinhome Green Villas
Hotline: 0988.40.6655
Website: http://newstarland.com
Facebook: https://www.facebook.com/bdsnewstarland/
Lệ Thanh
">Tây Hà Nội