您现在的位置是:NEWS > Công nghệ
Soi kèo phạt góc KTP Kotka vs Inter Turku, 22h ngày 7/8
NEWS2025-04-18 04:17:52【Công nghệ】4人已围观
简介 Hồng Quân - 07/08/2023 05:00 Kèo phạt góc kết quả giải vô địch tây ban nhakết quả giải vô địch tây ban nha、、
很赞哦!(5847)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Gremio FBPA vs Flamengo, 03h30 ngày 14/4: Khách đang thăng hoa
- Ukraine phát triển UAV như "tàu sân bay trên không"
- Thị trường bất động sản có đang thực sự "nóng"?
- Nga tấn công đánh bại quân tinh nhuệ, chiến tuyến Ukraine bên bờ vực sụp đổ
- Soi kèo góc Napoli vs Empoli, 1h45 ngày 15/4
- Giá liền kề, biệt thự Hà Nội tăng "nóng", chuyên gia nói điều bất ngờ
- Thúc đẩy phát triển thương mại, đầu tư Việt Nam
- Chiến sự Ukraine 27/6: Kiev thất thủ gần Sinkovka, Nga tăng tốc ở Kupyansk
- Nhận định, soi kèo Machida Zelvia vs Urawa Reds, 12h00 ngày 13/4: Xây vững ngôi đầu
- Ông Trump tính kiện Bộ Tư pháp Mỹ, đòi bồi thường 100 triệu USD
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Alaves vs Real Madrid, 21h15 ngày 13/4: Phải thắng thôi Los Blancos
Ngôi nhà có thiết kế lạ "cản" khói bụi của cặp vợ chồng ở Quảng Ninh
Thảo Trinh
(Dân trí) - Thiết kế khoảng trống trồng cây xanh ở phần lõi giúp ngôi nhà trở nên thoáng đãng, trong lành, khác hẳn với môi trường đầy khói bụi, ngột ngạt bên ngoài.
Công trình được xây dựng trên mảnh đất rộng 200m2 trong khu đô thị mới ở Quảng Ninh là nơi ở của cặp vợ chồng tuổi trung niên. Vì nằm gần khu vực hoạt động của các nhà máy khai thác than diễn ra hàng ngày nên ngôi nhà phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm nặng nề, không khí ngột ngạt.
Để khắc phục tình trạng trên và đáp ứng sở thích yêu thiên nhiên của gia chủ, kiến trúc sư Phạm Giang Nam cùng các cộng sự Trần Xuân Tuấn, Đào Huy Hoàng và Nguyễn Đình Tiệp đã quyết định tạo khoảng trống trồng cây xanh ở phần lõi của ngôi nhà. Giải pháp này không chỉ giúp điều hòa khí hậu, lấy ánh sáng tự nhiên, tạo không gian sống thoáng đãng, gần gũi với thiên nhiên mà còn tô điểm cho căn nhà thêm ấn tượng.
Mặt tiền công trình sử dụng hệ thống lam gỗ vừa lấy ánh sáng tự nhiên hiệu quả, cản được nắng gắt, giảm tiếng ồn, vừa đảm bảo sự riêng tư, an toàn cho gia chủ.
Ngôi nhà gồm 2 tầng với các phòng được phân chia hợp lý, đảm bảo sự thông thoáng, công năng phù hợp với nội thất được bài trí không quá cầu kỳ. Các không gian phụ như gara, nhà vệ sinh, cầu thang được đặt ở hướng Tây để hạn chế tác động của bức xạ mặt trời tới các khu vực quan trọng hơn như phòng khách, phòng ngủ chính. Phòng khách rộng rãi, thoáng sáng, thiết kế đơn giản. Tông màu trầm tạo cảm giác không gian gần gũi, ấm cúng. Phòng bếp ngăn cách với phòng khách bằng khoảng trống trồng cây xanh ở phần lõi của ngôi nhà. Nội thất sử dụng chất liệu gỗ chủ đạo, mang đến cảm giác mộc mạc, thân thuộc, gần gũi với thiên nhiên. Cầu thang bậc rộng, thiết kế chắc chắn, giúp người lớn tuổi di chuyển dễ dàng. Với ý tưởng đem thiên nhiên vào ngôi nhà, hệ cửa kính được tận dụng tối đa để đón gió, lấy sáng hiệu quả cũng như xóa bỏ ranh giới giữa không gian bên trong và bên ngoài. Thông qua lớp cửa kính, gia chủ cũng có thể nhìn ngắm thiên nhiên bên ngoài, cảm nhận được sự thay đổi về thời gian. ">Bản vẽ mặt bằng của công trình. Ngôi nhà có thiết kế lạ "cản" khói bụi của cặp vợ chồng ở Quảng Ninh
Tân Đại sứ Đan Mạch ấn tượng với Việt Nam ngay từ chuyến thăm đầu tiên
(Dân trí) - Tân Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam Kim Højlund Christensen chia sẻ rằng ông ấn tượng với đất nước và con người Việt Nam ngay từ lần đầu tiên ông đặt chân tới đây vào năm 2004.
Tân Đại sứ Đan Mạch ấn tượng với Việt Nam ngay từ chuyến thăm đầu tiên
Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam Kim Højlund Christensen trình quốc thư lên Quyền Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh. (Ảnh: Đại sứ quán Đan Mạch) Theo thông cáo của Đại sứ quán Đan Mạch, ông Kim Højlund Christensen hôm nay 16/10 đã trình quốc thư lên Quyền Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, chính thức đảm nhận vị trí Đại sứ Vương quốc Đan Mạch tại Việt Nam với trọng trách thắt chặt hơn nữa mối quan hệ song phương giữa hai quốc gia.
Trong video gửi lời chào tới Việt Nam, Đại sứ Christensen đã chia sẻ những ấn tượng ban đầu của ông về đất nước và con người Việt Nam trong lần đầu gặp mặt.
“Tôi đến thăm Việt Nam lần đầu tiên vào năm 2004. Tôi đã ngay lập tức có ấn tượng mạnh với đất nước Việt Nam tươi đẹp và con người Việt Nam ấm áp, cởi mở”, Đại sứ Christensen cho biết.
“Tôi là nhà ngoại giao từng phục vụ hơn 25 năm trong ngành ngoại giao Đan Mạch... Tôi rất mong chờ 4 năm bận rộn phía trước đại diện cho Đan Mạch tại Việt Nam, làm việc chăm chỉ cùng các đối tác Việt Nam để thắt chặt hơn nữa mối quan hệ hợp tác song phương vốn đã rất mạnh mẽ và bền chặt giữa hai quốc gia”, tân Đại sứ chia sẻ thêm.
Đại sứ Kim Højlund Christensen chia sẻ ông ấn tượng với Việt Nam ngay từ lần đầu gặp mặt. (Ảnh: Đại sứ quán Đan Mạch) Theo Đại sứ Christensen, đây là thời điểm “tuyệt vời” để ông có mặt tại Việt Nam trong bối cảnh hai quốc gia “chia sẻ nhiều mối quan tâm chung, bao gồm tăng cường hợp tác kinh tế, đặc biệt trong những lĩnh vực tăng trưởng xanh, thực phẩm và nông nghiệp, y tế và giáo dục”.
Việt Nam và Đan Mạch có mối quan hệ lâu dài, gắn bó. Quan hệ ngoại giao chính thức giữa hai nước được thành lập vào năm 1971 và đang được củng cố trong khuôn khổ Hiệp Định Đối tác Toàn diện.
“Chỉ vài ngày nữa thôi, tôi rất chờ đợi được đón tiếp Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc tới Copenhagen tham dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác cấp cao vì Mục tiêu xanh toàn cầu 2030 (P4G) nhân chuyến thăm chính thức Vương quốc Đan Mạch. Trong chuyến thăm này, Thủ tướng sẽ gặp mặt người đồng cấp, Thủ tướng Đan Mạch Lars Løkke Rasmussen. Chuyến công du của Thủ tướng là cơ hội to lớn để thúc đẩy quan hệ đối tác song phương với Việt Nam cũng như củng cố các kết nối của Đan Mạch tại khu vực năng động này,” ông Christensen cho biết.
Ông Kim Højlund Christensen là nhà ngoại giao kỳ cựu của Đan Mạch. (Ảnh: Đại sứ quán Đan Mạch) Đại sứ Kim Højlund Christensen là nhà ngoại giao kỳ cựu. Trước khi tới Việt Nam, ông từng là Đại sứ Đan Mạch tại Brazil kiêm nhiệm Guyana và Suriname từ năm 2014 đến 2018, Đại sứ Đan Mạch tại Chile từ năm 2006 tới 2010. Từ năm 2004 tới 2014, Đại sứ Kim Højlund Christensen cũng đã giữ nhiều vị trí khác nhau trong Bộ Ngoại Giao Vương quốc Đan Mạch. Ông cũng đã từng công tác tại Moscow, Nga và Berlin, Đức trong thập niên 1990 và những năm đầu thế kỷ 20.
Thành Đạt
">Tân Đại sứ Đan Mạch ấn tượng với Việt Nam ngay từ chuyến thăm đầu tiên
NATO kêu gọi doanh nghiệp sẵn sàng cho viễn cảnh chiến tranh
Minh Phương
(Dân trí) - Một quan chức cấp cao NATO kêu gọi các doanh nghiệp chuẩn bị cho kịch bản thời chiến và điều chỉnh dây chuyền sản xuất, phân phối phù hợp để ít bị tổn thương.
Đô đốc Rob Bauer, Chủ tịch Ủy ban quân sự NATO (Ảnh: Getty).
"Các doanh nghiệp cần phải được chuẩn bị kịch bản hoạt động vào thời chiến và điều chỉnh dây chuyền sản xuất, phân phối phù hợp. Điều này là bởi trong khi phần thắng trên chiến trường có lẽ phụ thuộc vào sức mạnh quân sự, thì kinh tế mới là bên giành chiến thắng trong những cuộc chiến", Đô đốc Rob Bauer, Chủ tịch Ủy ban quân sự NATO, ngày 25/11 phát biểu tại một sự kiện của tổ chức nghiên cứu Trung tâm Chính sách châu Âu.
Ông lập luận: "Nếu chúng ta có thể đảm bảo rằng tất cả các dịch vụ và hàng hóa quan trọng đều có thể được cung cấp bất kể điều gì xảy ra, thì đó chính là một phần quan trọng trong khả năng răn đe của chúng ta".
Ông Bauer nhấn mạnh, khả năng răn đe vượt xa khả năng quân sự, vì tất cả các công cụ hiện có đều có thể và sẽ được sử dụng trong chiến tranh.
"Chúng ta chứng kiến ngày càng nhiều các hành động phá hoại, và châu Âu đang đối mặt tình trạng đó trong lĩnh vực cung cấp năng lượng", Đô đốc Bauer nói.
Đô đốc Bauer cũng lưu ý, sự phụ thuộc của phương Tây vào nguồn cung từ Trung Quốc, với 60% tổng lượng đất hiếm được sản xuất và 90% được xử lý tại đó. Ông cho biết các thành phần hóa học trong thuốc an thần, kháng sinh, thuốc chống viêm và thuốc điều trị huyết áp thấp cũng xuất phát từ Trung Quốc.
"Chúng ta đừng nghĩ rằng họ sẽ không bao giờ tận dụng thế mạnh đó. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp ở châu Âu và châu Mỹ cần nhận ra rằng những quyết định thương mại mà họ đưa ra có tác động đến chiến lược an ninh quốc gia của họ", Đô đốc Bauer nhận định.
Giới chức một số nước châu Âu gần đây đều nâng cao cảnh giác của người dân trước nguy cơ một cuộc xung đột lan rộng ở khu vực trong bối cảnh cuộc chiến Nga - Ukraine chưa lắng xuống.
Theo AFP, mới đây, Thụy Điển và Phần Lan đã cập nhật hướng dẫn cho công dân của mình về cách sinh tồn trong chiến tranh.
Từ việc dự trữ nước đóng chai và các sản phẩm vệ sinh cho đến trồng thực phẩm ăn được tại nhà, các cơ quan chính phủ của hai quốc gia Bắc Âu đã đưa ra những lời khuyên về cách người dân có thể tự duy trì cuộc sống trong trường hợp chiến tranh.
Đầu năm nay, cơ quan quản lý tình trạng khẩn cấp của Đan Mạch cũng ra thông báo hướng dẫn người dân về lượng nước, thực phẩm và thuốc men mà mọi người cần để vượt qua tình huống khủng hoảng kéo dài 3 ngày.
Người dân Na Uy cũng nhận được cẩm nang hướng dẫn sinh tồn trong một tuần trong trường hợp thời tiết cực đoan, chiến tranh hoặc các mối đe dọa khác.
Một số quan chức Đức từng dự đoán xung đột Nga - NATO có thể xảy ra trong vòng vài năm tới.
RTdẫn lời một người phát ngôn Bộ Nội vụ Đức ngày 25/11 cho biết chính phủ Đức đang lập danh sách các tòa nhà công cộng để sử dụng làm hầm trú ẩn trong trường hợp xảy ra xung đột lớn với Nga.
Trong số các công trình đang được xem xét có ga tàu điện ngầm, bãi đậu xe ngầm và một số tòa nhà chính quyền khác. Người dân cũng sẽ được khuyến khích chuyển đổi tầng hầm và nhà để xe của gia đình thành nơi trú ẩn.
Sau khi danh sách được tổng hợp, người Đức sẽ có thể sử dụng một ứng dụng để xác định vị trí boongke gần nhất.
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây leo thang kể từ khi xung đột Ukraine nổ ra. Moscow cảnh báo, việc phương Tây liên tục viện trợ quân sự cho Kiev có thể coi là trực tiếp tham chiến. Mặc dù vậy, Moscow bác bỏ dự đoán Nga sẽ tấn công NATO sau vài năm nữa.
Theo Reuters">NATO kêu gọi doanh nghiệp sẵn sàng cho viễn cảnh chiến tranh
Nhận định, soi kèo Bodrum vs Antalyaspor, 23h00 ngày 12/4: Nỗ lực trụ hạng
Thị trường bất động sản có đang thực sự "nóng"?
Dương Tâm
(Dân trí) - Theo chuyên gia, hiện chỉ thị trường bất động sản ở thành phố lớn có diễn biến sôi động, giá tăng đột biến, còn các khu vực khác vẫn khá trầm lắng.
Đối nghịch giữa thị trường bất động sản Hà Nội và các tỉnh
Theo số liệu từ các đơn vị nghiên cứu, từ đầu năm tới nay giá chung cư cũ và mới tại Hà Nội đều có mức tăng đột biến. Theo đó, giá trung bình của chung cư mới tại thị trường này hiện nay dao động từ 65 triệu đồng/m2 đến 70 triệu đồng/m2.
Không chỉ chung cư, các phân khúc như nhà trong ngõ, liền kề, biệt thự tại Hà Nội thời gian qua cũng tăng. Theo số liệu từ một đơn vị nghiên cứu bất động sản, tính từ quý I/2023 (thời điểm thị trường trầm lắng) tới nay, biến động giá tại một số khu vực ven Hà Nội đã tăng đáng kể. Cụ thể, tại huyện Hoài Đức giá đất đã tăng 81%, huyện Đông Anh tăng 53% và huyện Thanh Oai tăng tới 90% so với đầu năm ngoái.
Trái lại, tại các thị trường bất động sản tỉnh mới chỉ có xu hướng phục hồi nhẹ, chưa sôi động như Hà Nội. Ông Phạm Đức Toản - chuyên gia bất động sản - cho biết, hiện vẫn chỉ thị trường tại Hà Nội có diễn biến sôi động, mức giá của hầu hết các phân khúc đều tăng đột biến. Còn tại các thị trường bất động sản tỉnh hầu hết vẫn diễn biến khá trầm lắng.
Theo ông, ở những tỉnh thành có giá đất tăng nóng vào năm 2021-2022 thì đến nay đều nằm im, đặc biệt như Bắc Ninh, Bắc Giang. Tình trạng này cũng diễn ra tương tự với Quảng Ninh, Hải Phòng, song 2 địa phương này nhờ có động lực kinh tế phát triển tốt nên thị trường đã có giao dịch trở lại.
Một khu đất tại vùng ven Hà Nội (Ảnh: Dương Tâm).
Một địa bàn khác có giao dịch cũng đang khó khăn như tỉnh Hòa Bình, địa bàn vốn được biết đến là sôi động về phân khúc bất động sản du lịch nghỉ dưỡng, giờ đây cũng kém thanh khoản.
Tại Thanh Hóa, ông Toản cho hay đây cũng là địa phương ghi nhận tình trạng sốt đất mạnh nhất trong năm 2021, khi nhà nhà, người người đều đi mua đất. Thế nhưng, lượng giao dịch ở đây hiện cũng thấp, đa phần nhà đầu tư muốn bán lại vẫn phải giảm giá khoảng 20% so với đỉnh.
Chuyên gia: Nhà đầu tư có xu hướng dịch chuyển dòng tiền sang thị trường bất động sản tỉnh
Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Lê Đình Chung - Thành viên Tổ công tác thị trường của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam - cho rằng, hiện "sóng" bất động sản mới chỉ diễn ra cục bộ tại Hà Nội và chưa lan tỏa ra các tỉnh, địa phương khác.
Theo ông, phải đến quý II/2025, thị trường đất nền mới có thể chứng kiến sự phát triển đồng đều hơn ở nhiều nơi. Tuy nhiên, việc đầu tư đất nền vào thời điểm hiện tại cần có tầm nhìn trung hạn, với thời gian thu hồi vốn ít nhất từ 1 đến 3 năm, thay vì kỳ vọng "lướt sóng" nhanh chóng.
Khu đất phân lô tại Hà Nội (Ảnh: Dương Tâm).
Ông Chung cũng nhấn mạnh rằng giá đất nền vùng ven Hà Nội hiện đã ở mức cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy, nếu muốn đầu tư vào phân khúc này, nhà đầu tư nên chọn những khu vực có hạ tầng đồng bộ, kinh tế phát triển tốt nhưng giá đất chưa tăng quá nhiều trong thời gian qua.
"Một số nhà đầu tư đã bắt đầu hành trình đi mua gom đất nền tại một số khu vực giá chưa tăng mạnh trong thời gian vừa qua. Những người này đang có xu hướng đi trước đón đầu, vì hiện theo Luật Kinh doanh Bất động sản 2023 quy định không cho phân lô, bán nền tại 105 thành phố, thị xã trên cả nước", ông nói.
Đồng thời, chuyên gia này khuyến cáo rằng các nhà đầu tư không nên "bỏ trứng vào một giỏ", tức là gom mua với số lượng lớn tại thời điểm này. Thay vào đó, họ nên lựa chọn những dự án có tính pháp lý rõ ràng, sản phẩm có giá trị hấp dẫn hoặc khu vực có đầy đủ tiện ích.
Lý giải về diễn biến trái chiều của thị trường bất động sản Hà Nội và các tỉnh, chuyên gia Nguyễn Anh Quê cho rằng, nhu cầu đầu tư của người dân tại Hà Nội rất lớn, trước kia họ thường tỏa đi các tỉnh để mua bán bất động sản khiến thị trường khu vực trở nên sôi động.
Tuy nhiên, trải qua 2 năm thị trường bất động sản diễn biến trầm lắng, các nhà đầu tư tại Hà Nội đã thay đổi hành vi. Thay vì "đánh bắt xa bờ" như trước, họ rút dòng tiền khỏi các tỉnh và chuyển sang đầu tư các phân khúc bất động sản dòng tiền tại trung tâm Hà Nội như chung cư, nhà trong ngõ, liền kề, biệt thự và đất nền ngoại thành. Do đó, thị trường bất động sản Hà Nội đã nóng lên trong thời gian qua.
Theo ông, giá các phân khúc bất động sản tại Hà Nội đều đã đạt đỉnh vào tháng 4. Đối với chung cư, gần đây vẫn có những dự án tiếp tục tăng giá nhưng chỉ mang tính cục bộ, không đại diện cho toàn bộ thị trường. Về đất nền vùng ven, một số người đã đầu tư sớm từ giai đoạn 2022-2023 đã bắt đầu chốt lãi.
Đưa ra dự báo, ông Quê cho rằng, thời gian tới, một số người sẽ có xu hướng chuyển dịch dòng tiền về các tỉnh, nơi giá bất động sản chưa tăng nhiều trong giai đoạn vừa qua.
Tuy nhiên, phải đến năm 2026-2027 thị trường đất tỉnh mới có thể diễn biến sôi động trở lại. Trong đó, các tỉnh có lợi thế phát triển công nghiệp, du lịch sẽ đón nhận dòng tiền trước, sau đó mới lan tỏa rộng hơn tới nhiều tỉnh thành.
">Thị trường bất động sản có đang thực sự "nóng"?
Xếp hàng dài làm thủ tục nhà đất trước ngày 1/8 ở Hà Nội
Mộc An và Dương Tâm
(Dân trí) - Trước ngày 1/8, dù trời mưa, người dân Hà Nội vẫn xếp hàng dài trước cổng văn phòng đăng ký đất đai để gấp rút hoàn tất thủ tục.
Ngày 30/7, để lấy được số thứ tự vào làm thủ tục sang tên đất, chị Hương (Hà Đông, Hà Nội) kể chị đã bỏ bữa trưa đến xếp hàng từ 12h tại cổng Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh Hà Đông (Hà Nội). Lượng người đến làm giấy tờ đất đai rất đông nên nếu tới muộn có thể chị sẽ phải chờ tới ngày hôm sau. Lấy được số ngoài cổng, chị tiếp tục chờ lấy số ở bên trong và chờ tới lượt làm thủ tục.
Chị Hương nói, do từ ngày 1/8, các luật mới về bất động sản có hiệu lực sẽ không tính lệ phí trước bạ sang tên sổ đỏ theo bảng giá đất mà theo khung giá đất sát với thị trường. Chị lo ngại điều này sẽ khiến tiền lệ phí tăng cao hơn. Tranh thủ luật cũ vẫn còn hiệu lực, chị nộp hồ sơ sang tên để được xét duyệt.
Ghi nhận tại một số văn phòng đăng ký đất đai tại Hà Nội cho thấy, từ 12h ngày 30/7, người dân đã xếp hàng chờ tới lượt (Ảnh: Dương Tâm).
Cũng tại Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh Hà Đông, anh Nguyễn Quyết xếp hàng từ 11h30 trưa để buổi chiều được vào sớm làm thủ tục sang tên mảnh đất được bố mẹ cho. Dù chưa tìm hiểu sau ngày 1/8 thuế phí đối với trường hợp sang tên đất cho tặng có tăng không ra sao nhưng anh nói "vẫn tranh thủ đi làm sớm theo luật cũ".
Tuy nhiên, theo anh Thanh Tùng, chủ một quán cà phê đối diện Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh Hà Đông (Hà Nội), thực tế, không chỉ khi luật về bất động sản mới sắp có hiệu lực người dân mới xếp hàng dài chờ đến lượt, mà tình trạng này ngày nào cũng diễn ra. Thậm chí, để hoàn thành thủ tục sớm, nhiều người tới xếp hàng từ 4h.
Tình cảnh người dân chờ đợi được giải quyết thủ tục đất đai cũng diễn ra tại Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội (tại đường Hoàng Đạo Thúy, quận Thanh Xuân). Anh Tuân - môi giới nhà đất - kể từ 2 tuần trước anh đã tới nộp hồ sơ sang tên cho khách hàng. Hôm nay, anh đã đến chờ từ 12h để nhận hồ sơ sớm về bàn giao lại cho khách.
Khung cảnh bên trong khu vực trả kết quả tại Văn phòng đăng ký đất đai quận Hà Đông (Ảnh: Dương Tâm).
Theo ghi nhận của phóng viên Dân trí, thực tế, người dân xếp hàng dài tại văn phòng đăng ký đất đai thời gian gần đây không chỉ thực hiện sang tên mà còn các hoạt động thủ tục khác như giải chấp, thế chấp bất động sản.
Tại văn phòng đăng ký đất đai quận Thanh Xuân (phố Hoàng Đạo Thúy, quận Thanh Xuân) khoảng 10h30 ngày 30/7 cũng có khá đông người dân đến thực hiện các thủ tục liên quan đến đất đai nhưng không có hiện tượng xếp hàng dài như tại Hà Đông.
Chia sẻ với phóng viên Dân trí, một bảo vệ văn phòng đất đai quận Thanh Xuân nói lượng người đến thực hiện thủ tục hành chính tại đây nhiều hơn so với cách đây vài tuần. Theo ông này, mấy ngày hôm nay, bất chấp trời mưa, lượng người đến văn phòng đất đai này vẫn nhiều hơn bình thường.
Dù thế, ông cho biết lượng người có tăng so với trước đây nhưng không đông bằng khoảng tháng 2, tháng 4 vừa qua. Thời điểm đó, người dân đến đây xếp hàng lấy số thứ tự để làm thủ tục từ 2h.
Ông tiết lộ thêm, số lượng người đến làm thủ tục liên quan đến đất đai cũng có tính chu kỳ. Thông thường, người dân đến văn phòng đăng ký đất đai tăng mạnh vào tháng 8, tháng 9 khi giao dịch mua bán nhiều còn thời điểm tháng 7 như hiện tại thường không quá đông.
Người dân chuẩn bị giấy tờ để làm thủ tục hành chính liên quan đến đất đai (Ảnh: Mộc An).
Bà Nguyễn Thị Lan (quận Thanh Xuân, Hà Nội) nói sáng 30/7, bà đến làm thủ tục xóa đăng ký thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để bán nhà. Bà chia sẻ, bà đến văn phòng đăng ký đất đai do nhu cầu giao dịch chứ không phải do bị ảnh hưởng tâm lý phải làm thủ tục trước khi các luật có hiệu lực.
Ghi nhận của phóng viên Dân trícho thấy đến 11h30 ngày 30/7, mặc dù đã hết giờ phát số thứ tự nhưng có một số người đến giữ chỗ để được nhận số sớm nhất vào 13h20 buổi chiều. Một số người dân thậm chí không ăn trưa mà ngồi tại văn phòng chờ đến giờ làm thủ tục.
Người dân xếp ba lô giữ chỗ trong lúc tranh thủ đi ăn trưa lúc 12h ngày 30/7 tại Văn phòng Đăng ký đất đai quận Thanh Xuân (Ảnh: Mộc An).
Về vấn đề người dân lo lắng khi luật mới về bất động sản được áp dụng, luật sư Nghiêm Quang Vinh - Giám đốc công ty Luật Nghiêm Quang (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) - cho rằng, luật cũ vẫn sử dụng khung giá đất để tính lệ phí trước bạ nên khi chuyển nhượng, người dân chỉ cần khai bằng hoặc cao hơn một chút so với giá tối thiểu là có thể sang tên.
Khung giá đất hiện nay thấp hơn rất nhiều so với giá thực tế, nên người chuyển nhượng chỉ phải nộp phí trước bạ một phần rất nhỏ so với giá trị thực của mảnh đất.
Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 1/8 đã bỏ khung giá đất, thay vào đó là bảng giá đất hàng năm sát hơn giá thị trường hơn. Chẳng hạn, mới đây, TPHCM công bố bảng giá đất điều chỉnh dự kiến áp dụng từ 1/8. Theo bảng này, có nơi tăng tới 51 lần. Do đó, phí trước bạ cũng sẽ tăng tương ứng.
Ông Vinh cho rằng, chỉ những người giao dịch, chuyển nhượng sau ngày 1/8 mới bị ảnh hưởng. Còn những người nhận tặng, cho không cần lo lắng.
">Xếp hàng dài làm thủ tục nhà đất trước ngày 1/8 ở Hà Nội
Quảng Nam gia hạn tiến độ 3 dự án, "giải cứu" 1.000 người dân kẹt sổ đỏ
Công Bính
(Dân trí) - Với việc gia hạn 3 dự án đang tranh chấp giữa chủ đầu tư và nhà phân phối, gần 1.000 người dân hy vọng sẽ sớm được bàn giao sổ đỏ và đất thực tế.
Ngày 11/9, ông Trần Nam Hưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, đã ký phê duyệt điều chỉnh tiến độ thực hiện 3 dự án thuộc Công ty cổ phần Bách Đạt An (Công ty Bách Đạt An), gồm: khu đô thị Bách Đạt, khu đô thị số 7B mở rộng và khu đô thị Hera Complex Riverside.
UBND tỉnh Quảng Nam thống nhất điều chỉnh tiến độ thực hiện 3 dự án nêu trên đến hết tháng 6/2025; kiên quyết thực hiện hoàn thành công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng phần diện tích còn lại để triển khai các thủ tục tiếp theo của các dự án; đến hết tháng 12/2025, hoàn thành các dự án, nghiệm thu bàn giao, đưa vào khai thác sử dụng.
Do tranh chấp, dự án của Công ty Bách Đạt An bỏ hoang trong thời gian dài (Ảnh: Công Bính).
UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu Công ty Bách Đạt An chịu trách nhiệm phối hợp, làm việc với UBND thị xã Điện Bàn để rà soát, đánh giá khả năng thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với diện tích còn lại.
Theo quyết định của UBND tỉnh Quảng Nam, trường hợp phần diện tích còn lại là hạ tầng khung đô thị, hạ tầng giao thông kết nối, áp dụng mọi biện pháp để giải quyết dứt điểm công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, đảm bảo kết nối đồng bộ với hạ tầng chung của khu vực.
Trường hợp không thể tiếp tục giải phóng mặt bằng, không thuộc phạm vi đầu tư hạ tầng khung đô thị, hạ tầng giao thông kết nối, tổ chức đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch, lập hồ sơ, thủ tục báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, cho ý kiến về việc điều chỉnh quy hoạch chi tiết (1/500).
Dự án khu đô thị Hera Complex Riverside của Công ty Bách Đạt An đang tranh chấp (Ảnh: Công Bính).
"Xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể để triển khai thực hiện các dự án đảm bảo tiến độ được cấp thẩm quyền điều chỉnh; gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND thị xã Điện Bàn làm cơ sở quản lý tiến độ và theo dõi việc triển khai thực hiện dự án theo quy định", tỉnh Quảng Nam yêu cầu Công ty Bách Đạt An thực hiện.
Năm 2017, Công ty Bách Đạt An ký hợp đồng giao Công ty Cổ phần Đầu tư Hoàng Nhất Nam phân phối gần 1.000 lô đất tại 3 dự án khu đô thị 7B mở rộng, Hera Complex Riverside và Bách Đạt, tại khu đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc (thị xã Điện Bàn, Quảng Nam). Sau đó, 2 công ty nảy sinh tranh chấp và đưa nhau ra tòa.
Tòa án các cấp đã tuyên các bản án có hiệu lực pháp luật, trong đó buộc Công ty Bách Đạt An phải tiếp tục thực hiện hợp đồng đặt cọc và phân phối đất nền, biên bản thỏa thuận, các phụ lục đính kèm… giữa 2 công ty.
Quá trình tổ chức thi hành án, Cục Thi hành án dân sự tỉnh Quảng Nam đã nhiều lần đôn đốc, yêu cầu Công ty Bách Đạt An tự nguyện thi hành án. Tuy nhiên, công ty này không thi hành án, vi phạm các cam kết về nghĩa vụ thời hạn thực hiện các dự án, chưa hoàn thành các nghĩa vụ tài chính…
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam cũng thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Công ty Bách Đạt An, do vi phạm nợ tiền thuế quá 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp theo quy định.
Việc tranh chấp giữa 2 công ty kéo dài nhiều năm khiến gần 1.000 người mua đất khổ sở, mất ăn mất ngủ đi đòi sổ đỏ suốt nhiều năm qua, gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự của địa phương…
">Quảng Nam gia hạn tiến độ 3 dự án, "giải cứu" 1.000 người dân kẹt sổ đỏ