您现在的位置是:NEWS > Ngoại Hạng Anh
Người ấy là ai: Anh Đức xúc động tiết lộ từng yêu một bà mẹ đơn thân
NEWS2025-04-18 07:02:43【Ngoại Hạng Anh】9人已围观
简介Tập 2 của Người Ấy Là Ai - mùa 2 vừa lên sóng lúc 21h ngày 19/04 trên HTV2 với sự góp mặt bộ tứ cố v lịch thi đấu ronaldolịch thi đấu ronaldo、、
Tập 2 của Người Ấy Là Ai - mùa 2 vừa lên sóng lúc 21h ngày 19/04 trên HTV2 với sự góp mặt bộ tứ cố vấn gồm Hương Giang,ườiấylàaiAnhĐứcxúcđộngtiếtlộtừngyêumộtbàmẹđơnthâlịch thi đấu ronaldo Anh Đức và vợ chồng Lâm Vỹ Dạ, Hứa Minh Đạt. Nữ chính trong tập này là Ngọc Anh – cô gái đến từ Hà Nội và hiện đang là MC một kênh truyền hình.
Có chút chần chừ và bối rối, Ngọc Anh cho biết mình đang là mẹ đơn thân sau một cuộc hôn nhân không như ý. Cụ thể, sau nửa năm kết hôn, Ngọc Anh nhận ra chồng mình đang dần tạo khoảng cách để rồi đúng ngày 8/3 cô bắt gặp anh bên cạnh 1 người đàn ông khác.
Nữ chính trong tập này là Ngọc Anh, hiện đang làm MC một kênh truyền hình và là một bà mẹ đơn thân. |
Năm chàng trai bước vào vòng thử thách đầu tiên. Dù không phải là chàng trai nhận nhiều bảng tím nhất nhưng Lê Hiền lại là người được nữ chính Ngọc Anh chọn loại đầu tiên. Trước sự băn khoăn của dàn cố vấn, Ngọc Anh tiết lộ: “Anh ấy có nét tương đồng với chồng cũ của em”. Và quả nhiên, chàng giám đốc viện thẩm mỹ đã bước ra với chiếc bảng Giới tính thứ 3.
Lê Hiền là chàng trai thuộc giới tính thứ 3 đầu tiên bị loại trong chương trình. |
Chia tay Lê Hiền, sau thử thách body painting đầy kịch tính, Trung Nguyên chính là người tiếp theo được Ngọc Anh chọn loại. Không quá bất ngờ, chàng producer đến từ team Huỳnh Lập tiếp tục lộ diện với thân phận Giới tính thứ 3 đồng thời cùng xuất hiện với bố mình – một thương binh. Trên sân khấu, bố Trung Nguyên cho biết dù lúc đầu từng rất buồn nhưng sau tất cả thấy con sống tốt, giỏi giang ông đã chấp nhận mọi chuyện.
Vòng cuối, sau màn hashtag với 3 chàng trai còn lại: Đức Tiếng, Anh Tuấn và Mạnh Lân. Sau những màn tranh luận từ ban cố vấn, Ngọc Anh khiến mọi người được phen ngỡ ngàng khi ở phút quyết định đã chọn trao hoa cho Mạnh Lân.
Trong màn lộ diện cuối, Đức Tiếng khiến mọi người được phen ngỡ ngàng khi xuất hiện với thân phận Độc thân. Anh tâm sự ban đầu mình đăng ký chương trình với thân phận Đã có chủ, tuy nhiên trong lúc trong thời gian chờ quay, tình cảm cả 2 có vấn đề khiến anh phải dừng lại.
Trước khi chia tay chàng trai, Anh Đức bất ngờ lên tiếng hỏi: “Em có ngại 1 mối quan hệ với 1 single mom?”. Đức Tiếng trả lời: “Cô ấy không ngại thì em không có gì phải ngại”. Ngay lập tức, Trấn Thành liền quay sang chất vấn người bạn thân: “Vậy Anh Đức, bạn có ngại không?”.
Đến lúc này Anh Đức mới bất ngờ tiết lộ bản thân mình đã từng có tình cảm với 1 single mom. Tuy nhiên, đến khi anh quyết định thổ lộ với cô thì lại không nhận được kết quả như ý.
Anh Đức tiết lộ từng yêu một bà mẹ đơn thân nhưng không có kết cục như ý. |
Sau Đức Tiếng, màn lộ diện tiếp theo của Anh Tuấn lại mang đến cho sân khấu những khoảnh khắc vô cùng bất ngờ và cảm động. Cụ thể, không chỉ lộ diện với thân phận Đã có chủ, Anh Tuấn còn tiết lộ chuyện tình đầy ấm áp khi đã âm thầm yêu, dõi theo bạn gái từ lúc cô ở bên người khác. Sau khi bạn gái chia tay người cũ, anh mới dùng sự chân thành để đến bên cô.
Đặc biệt, ngay khi bạn gái mình xuất hiện trên sân khấu, chàng trai này còn khiến mọi người được phen bấn loạn khi chính thức quỳ gối ngỏ lời cầu hôn. Trong sự vỡ òa cảm xúc của tất cả mọi người, bạn gái Anh Tuấn chính thức nói lời đồng ý. Màn cầu hôn đầy cảm xúc khiến cho cả 4 cố vấn, đặc biệt là Hương Giang rưng rưng nước mắt.
Màn cầu hôn bất ngờ của Anh Tuấn dành cho bạn gái khiến ban cố vấn xúc động. |
Cuối cùng và được mong chờ nhất, Mạnh Lân sau màn lộ diện khiến mọi người nín thở đã chính thức xuất hiện với tấm bảng Độc thân, khép lại tập 2 trong khung cảnh hạnh phúc khi cặp đôi chính đều hy vọng có thể cùng nhau bắt đầu từ tình bạn.
Ngọc Anh đã chính xác khi chọn đúng Mạnh Lân - chàng trai độc thân của chương trình. |
Tập 3 Người Ấy Là Ai - mùa 2 với sự góp mặt của 4 cố vấn: Hương Giang, Mạc Văn Khoa, Dương Lâm và Á hậu Thùy Dung sẽ chính thức lên sóng lúc 21h ngày 26/04 trên kênh HTV2.
T.N

Tin tưởng Hương Giang, Mi Lan chọn đúng giám đốc độc thân
Dù có đến 3 chàng trai Giới tính thứ 3, nhưng nữ chính Người Ấy Là Ai? - Mùa 2 tập đầu tiên vẫn xuất sắc chọn đúng anh chàng độc thân duy nhất.
很赞哦!(395)
相关文章
- Siêu máy tính dự đoán Atletico Madrid vs Valladolid, 02h00 ngày 15/4
- Đình chỉ cô giáo Hà Nội bắt học sinh quỳ trước lớp
- Làm đẹp da mặt từ tự nhiên đơn giản tại nhà
- SV Bách khoa xúc động với thầy giáo mặc áo bệnh nhân đứng lớp
- Soi kèo phạt góc Alaves vs Real Madrid, 21h15 ngày 13/4
- Lộ kết quả xét nghiệm ADN của con gái cố NSƯT Vũ Linh
- Cây viết bình luận CNN bật khóc trước chiến thắng của ông Biden
- Nam diễn viên đóng 'Trạm cứu hộ trái tim' từng thua lỗ, mất hàng tỷ đồng
- Nhận định, soi kèo Wolves vs Tottenham, 20h00 ngày 13/4: Chủ nhà vào phom
- GWIS không chứng minh được tính pháp lý, trường Newton sẽ giảm 20% học phí
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Atalanta vs Bologna, 17h30 ngày 13/4: Đối thủ kị giơ
- Là thành viên duynhất trong gia đình đeo đuổi giấc mơ đại học - Nguyễn Quang Thông (sinh năm1992) đã làm được nhiều hơn mơ ước khi cùng lúc được 5 ĐH hàng đầu thế giới cấphọc bổng tiến sĩ. >> Kỳ tích: Nam sinh Việt "ẵm" 8 học bổng tiến sĩ toàn phần danh giá Mỹ">
Nam sinh nhận học bổng tiến sĩ từ 5 ĐH hàng đầu Mỹ
Các chuyên đề thường gặp
Thầy Nguyễn Cao Cường, Hiệu trưởng Trường THCS Thái Thịnh (quận Đống Đa, Hà Nội) cho hay, đề thi môn Toán vào lớp 10 Hà Nội thường được cấu trúc gồm 5 bài, chia thành các chuyên đề: Rút gọn và câu hỏi phụ; Giải bài toán bằng cách lập phương trình, hệ phương trình; Giải phương trình, hệ phương trình; Phương trình bậc hai và hệ thức Vi-et, đồ thị hàm bậc nhất, bậc hai đơn giản; Bài toán thực tế; Hình học; Bất đẳng thức, cực trị, giải phương trình bằng phương pháp đặc biệt.
Theo thầy Cường, trong mỗi chuyên đề như vậy, học sinh cần thực hiện phương châm "ăn no rồi mới ăn ngon". Tức là cần đảm bảo rằng những câu hỏi cơ bản giải quyết tốt rồi mới tiến đến các câu hỏi nâng cao.
Phân bổ thời gian trong 90 phút
Theo thầy Trần Mạnh Tùng (giáo viên dạy Toán của Trường THCS&THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội), một trong những điều mà các học sinh đặc biệt lưu ý ở năm nay là thời gian làm bài thi môn Toán đã rút ngắn từ 120 phút xuống còn 90 phút.
Thầy Tùng cho rằng, cần ưu tiên những câu dễ làm trước, các câu khó hơn làm sau. Học sinh có 5 phút để đọc đề. Khi đọc đề các em cần đọc kĩ để xác định được các câu hỏi thuộc 3 mức độ:
Mức 1: Các câu dễ, có thể làm ngay mà không cần nháp hoặc chỉ nháp nhẹ nhàng thẳng vào đề để tiết kiệm thời gian.
Mức 2: Các câu trung bình, cần phải nháp. Các câu này sẽ chiếm chủ yếu trong đề nên các thí sinh không được vội vàng, cần làm một cách tuần tự và chắc chắn.
Mức 3: Các câu khó. Khi đọc đề có thể chưa tìm được ngay phương pháp làm bài. Các em cứ đánh dấu vào để xử lý sau cùng.
“Theo kinh nghiệm, thứ tự thường được phân dạng từ dễ đến khó là: Câu a, b của bài rút gọn; Bài toán giải phương trình, hệ phương trình, hàm số; Giải toán bằng cách lập phương trình; Câu a, b của bài hình; Các câu còn lại.
Sau khi đã đánh dấu các mức độ thì học sinh lên chiến lược làm bài theo thứ tự từ dễ đến khó. Cần tránh sa đà vào câu khó trước, bởi vừa mất thời gian lại có thể gây mất tinh thần”, thầy Tùng khuyên.
Ảnh: Thanh Hùng Theo thầy Tùng, các thí sinh cũng nên chú ý gạch chân từ chìa khóa trong đề và kiểm tra đáp số.
Ngay khi đọc đề bài, các em luôn cầm bút và đánh dấu vào các từ, các ý quan trọng, thậm chí có thể ghi các lưu ý vào bên cạnh (ví dụ như ghi điều kiện xác định, ghi các phương pháp, các ý tưởng,...).
Một trong những lỗi phổ biến của học sinh lớp 9 là lỗi tính toán. Để khắc phục điều này, chúng ta sử dụng kĩ thuật kiểm tra, rà soát liên tục: Kiểm tra mỗi bước biến đổi (làm 2 lần: khai triển rồi thì khai triển lại, chuyển vế xong thì chuyển vế lại,...).
Làm xong một bài thi không nên vội vàng chuyển ngay sang bài khác mà nên dành 1, 2 phút để kiểm tra bài vừa làm: Kiểm tra tính phù hợp của đáp số với các điều kiện, với thực tế nếu có. “Chẳng hạn, khi các em giải một bài toán ra vận tốc xe máy là 300km/h thì cũng vô lý. Với các bài tham số, có thể thay lại kết quả để kiểm tra xem có đáp ứng được yêu cầu của đề bài hay không”, thầy Tùng lưu ý.
Với các bài toán ở mức 2, 3, học sinh có thể chưa tìm được ngay phương pháp giải quyết. Khi đó, phương pháp phân tích, tư duy ngược rất có tác dụng.
Ví dụ: Để chứng minh đẳng thức MH.OM = MC.MD tức là phải chứng minh MH/MD = MC/MO, tức là phải chứng minh hai tam giác MHC, MDO đồng dạng. Từ đó ta đi tìm các dấu hiệu để hai tam giác này đồng dạng (như g.g, c.g.c….).
"Một cách tổng quát, chúng ta thường xuất phát từ yêu cầu của bài toán rồi lập luận ngược lại để dẫn đến các yêu cầu quen hơn, dễ xử lí hơn, sau đó trình bài lời giải xuôi".
Ảnh: Thanh Hùng Thầy Tùng cho hay, phân bổ thời gian luôn là việc quan trọng đối với mỗi bài thi.
“Chúng ta phân bổ 90 phút ứng với 10 điểm, như thế mỗi điểm sẽ tương ứng với khoảng 9 phút. Do thời gian cho mỗi điểm ít đi nên độ khó, độ dài của câu hỏi cũng giảm đi. Tuy nhiên, với 9 phút/1 điểm thì các em cần tiết kiệm thời gian, tránh các việc làm không cần thiết: Đã có phương pháp thì không cần nháp, tăng cường tính nhẩm, sử dụng máy tính hợp lí,... Dựa vào số điểm số của mỗi câu, chúng ta sẽ biết phân bổ thời gian phù hợp cho câu đó”, thầy Tùng phân tích.
Theo thầy Tùng, học sinh cần trành tình trạng đầu tư quá mức vào một câu nào đó, như thế sẽ ảnh hưởng đến thời gian làm các câu khác.
Kinh nghiệm trình bày bài thi
Cô Dương Hồng Hạnh, giáo viên tổ Toán - Tin của Trường THPT Kim Liên (quận Đống Đa, Hà Nội) Hạnh cho hay, kinh nghiệm của các thầy cô nhiều năm giảng dạy và chấm thi dưới đây có thể giúp các thí sinh có thể hạn chế lỗi và trình bày bài thi môn Toán tốt hơn:
- Khi rút gọn biểu thức, nên viết điều kiện ở ngay đầu dòng thứ nhất của lời giải và không để điều kiện trong ngoặc.
- Khi biến đổi hay tính một biểu thức, không nên viết lặp đi lặp lại một vế giống nhau.
- Không nên chia một trang giấy thành quá 1 cột để viết.
- Khi xuống dòng, nếu vẫn chưa trình bày hết một câu nào đó, thì phải viết tiếp câu từ lề trái của trang giấy.
- Không nên xuống dòng tùy tiện, dẫn đến nhiều khoảng trống trong bài làm, nhìn xấu về hình thức và có thể khiến thí sinh phải dùng nhiều tờ, gây mất thời gian để viết lại thông tin.
- Không nên viết lời giải một bài toán nhưng lại ngắt quãng, xen lẫn lời giải của bài toán khác, vì có thể làm cho giám khảo chấm sót.
- Đặc biệt lưu ý cách viết những ký hiệu toán:
- Nhớ kiểm tra cẩn thận các bước biến đổi hoặc tính toán, để tránh mất điểm đáng tiếc. Với câu có nhiều ý liên quan, khi sai ở ý trước sẽ dẫn đến ý sau sai theo, gây mất nhiều điểm.
Khi trình bày lời giải phương trình bậc 2 hoặc hệ phương trình bậc nhất hai ẩn, nên dùng máy tính bỏ túi kiểm tra lại đáp số.
- Khi thực hiện phép chia hoặc khai căn bậc hai phải chú ý đến điều kiện để phép toán có thể thực hiện được.
- Khi nhân (hoặc chia) hai vế của một đẳng thức hay bất đẳng thức với một số, phải chú ý đến điều kiện là số đó phải khác 0.
Khi nhân (hoặc chia) hai vế của một bất đẳng thức với một số, phải chú ý đến điều kiện là số đó là số dương hay âm để giữ nguyên hay đảo lại chiều bất đẳng thức.
Thanh Hùng
Kỳ thi vào lớp 10 năm 2021
Thông tin kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 mới nhất. Thông tin đề thi, đáp án, điểm xét tuyển các trường, tra cứu điểm thi toàn quốc.
">Thi vào lớp 10 Hà Nội: Cách làm bài thi môn Toán đạt điểm cao
- Tôi có một cậu con trai 5 tuổi. Giống như nhiều bạn nhỏ ở Việt Nam, cậu bé của tôi cũng kén ăn, biếng ăn, và hơi thiếu tính chủ động, tự lập. Việc nuôi dạy một cậu bé như thế với tôi cũng có nhiều mệt mỏi.
Và cũng như nhiều mẹ Việt khác, quan sát các cô cậu bé loắt choắt của những ông bố bà mẹ Tây, tôi cũng không khỏi nhiều lúc chạnh lòng thốt lên: Sao họ nuôi con nhàn thế? Sao họ giỏi huấn luyện con thế?
Chúng chủ động trong mọi nếp sinh hoạt ăn, ngủ, chơi. Chuyện trẻ con Tây tự giác, tự lập tốt thì có lẽ không có gì phải tranh cãi. Vấn đề là, mẹ Việt nào cũng ao ước dạy được con như thế, nhưng tại sao tình trạng than thở vì con thiếu tự lập vẫn là phổ biến, là số đông trong cộng đồng. Mẹ Việt sai ở chỗ nào?
Ảnh minh họa: Thanh Hùng. Tình cờ, trong vòng một tháng trời, tôi có hai trải nghiệm, hai chuyến thăm viếng tới hai nhà người bạn. Và chính ở đó, tôi đã phần nào rút ra được câu trả lời cho chính mình.
Nhà thứ nhất là nhà một bác gái tên H người Việt.
Hôm đó mẹ con tôi tới chơi, ăn trưa. Bác H là một phụ nữ tốt bụng, xởi lởi và nhiệt tình.
Tới lúc bày đồ ăn ra, bác giật mình lo lắng sợ món ăn bác chuẩn bị không phù hợp với con trai tôi.
Khi ăn, bác ra sức động viên nó, gọi là “nịnh” nó thì đúng hơn, để nó chịu ăn món ăn của bác. Rồi bác lại loay xoay tìm đồ nọ, kiếm đồ kia để kết hợp hòng cho nó ăn trôi chảy.
Thằng bé cứ lặng lẽ. Thật ra với đồ ăn Việt Nam, nó ăn uống cũng dễ hơn, nhưng cũng chỉ có một chút bún cho vào nước chấm, đối với tôi thế là đã quá đủ với cậu con khảnh ăn này.
Nhưng rồi, mừng quá, nó thầm thì lí nhí đề nghị được ăn thêm món thịt nướng. Bác H khoái chí nhất định đút từng miếng cho nó bất chấp can ngăn của tôi rằng để nó tự ăn.
Vừa đút vừa nựng nó, bác bảo: "Con ăn được thế thì quý quá, cứ để bác đút con ăn".
Cũng chỉ được đôi miếng, nhưng thế là nghiễm nhiên, thằng bé sắp qua 5 tuổi lại được đút ăn từng miếng một, như một em bé.
Khoảng hai tuần sau, mẹ con tôi lại có chuyến viếng thăm ăn tối tại nhà một người bạn người Canada, một phụ nữ lớn tuổi tên Sylvie.
Sylvie sống một mình, vì con cái lớn đã tách ra ở riêng hết.
Tiếp chúng tôi, Sylvie đã chuẩn bị xong xuôi đâu vào đấy đồ ăn cho bữa tối, nên dẫn cậu con trai tôi ra làm quen và chơi với con mèo bự của bà.
Trong khi đó, chúng tôi vẫn trò chuyện về công việc, về đồng nghiệp của cả hai ở trường. Tới lúc ăn, bà đề nghị con trai tôi cùng vào bếp giúp bà dọn đồ ra bàn ăn.
Tôi quan sát các món ăn, nhận ra đó toàn là những món sẽ không thuộc sở thích của cậu nhóc con.
Một chút xa-lát, với mấy cọng cần tây, cà chua, cà rốt, xà lách. Rồi món lườn gà cắt nhỏ xào khô khô với chút gia vị theo công thức đặc trưng của người Québec.
Kèm theo đó là cơm, một thứ cơm nấu bằng thứ gạo sấy phổ biến ở các nước phương Tây, nên thành phẩm thường là sẽ khá lạ lẫm, khó ăn đối với người tuyền ăn cơm gạo dẻo theo truyền thống 4000 năm cha ông để lại.
Chẳng một món ăn nào tôi nghĩ con tôi có thể ăn. Nhưng có lẽ cũng không phải điều gì to tát. Cậu con trai tôi đang rất nhiệt tình bưng đồ cho bà, và dường như nó cũng không có suy nghĩ gì về việc nó liệu có ăn được các món đang được đưa ra bàn kia không.
Trong bữa ăn, hai người lớn chúng tôi vẫn nói chuyện. Nhưng ở đây tôi không phải nhân vật chính duy nhất.
Bà nói chuyện với tôi hai câu, thì quay sang hỏi chuyện con tôi ba câu. Bà hỏi chuyện trường lớp của nó, nó thích chơi môn thể thao nào, nó thích con gì, thích đọc sách về côn trùng không.
Bà lại khoe cà rốt và cà chua trong món ăn là do bà lấy từ vườn nhà bà, còn có cả một cây cà rốt bà trồng trong nước trong lọ thuỷ tinh trên gác bếp, và bà đứng lên lấy cho nó xem.
Con tôi cũng mạnh dạn trò chuyện, trả lời bà, và rồi… trời ơi, nó ăn cà rốt. Chưa bao giờ tôi thuyết phục được nó ăn cà rốt. Nó luôn cự tuyệt, bất chấp tôi giải thích cà rốt tốt cho sức khoẻ như thế nào.
Cứ thế, cứ thế, nó ăn dần các món, dù không nhiều, nhưng món gì nó cũng thử một chút, về cơ bản thế cũng là tạm được, nhưng thật sự là quá sức tưởng tượng của tôi.
Cậu con tôi, luôn luôn cự tuyệt thử các món mới, từ chối cà rốt, cà chua, vậy mà hôm nay nó đã ăn, một cách rất tự nhiên, kể cả những thứ tôi biết chắc chắn nó không thích chút nào như món lườn gà xào khô và món cơm gạo sấy.
Kết thúc bữa tối, Sylvie lại hỏi nó: "Con có muốn giúp bà dọn bát đĩa vào bếp không?".
Tất nhiên là nó đồng ý. Sau đó nó quay ra, uống hết phần nước quả của nó, trước khi được bà dẫn ra chơi công viên gần nhà, nơi mà cả mấy mẹ con và bà đã chơi rất vui vẻ.
Tôi thật sự rất ngạc nhiên và ấn tượng về cái mà tôi gọi là “màn thể hiện xuất sắc” của con tôi trong buổi tối hôm đó ở nhà Sylvie, cả chuyện ăn uống, lẫn thái độ tích cực, cởi mở vui vẻ hoạt bát, khác hẳn bữa trưa ở nhà bác H mới chỉ cách đó 2 tuần.
Và tôi nhận ra, bữa trưa hôm ấy, con tôi lặng lẽ, thu mình, cô đơn, nó gần như một mình, dù thi thoảng có được bác H và mẹ quay ra hỏi han.
Mẹ và bác lâu ngày không gặp nhau, tíu tít trò chuyện, gần như bỏ quên nó.
Vào bữa ăn, nó cứ thế ngồi chờ được cho ăn. Kể cả lúc muốn ăn món này món khác, nó cũng chỉ dám lí nhí, thì thầm. Thật ra nó đã luôn cô đơn ở đó. Và cái cách mọi người lo lắng chăm bẵm cho nó, đút cho nó ăn, càng khiến nó trở nên tự ti, như một em bé chưa từng biết gì.
Tóm lại, nó không phải là một vị khách bình đẳng, ít nhất là so với mẹ, nó không được đối xử trọng thị ngang bằng mẹ.
Và tất nhiên, ở Việt Nam, không khó để nhìn thấy những người lớn cư xử tương tự với trẻ, do vậy không phải lỗi tại bác H, mà là tại tập quán của người Việt ta nói chung.
Trong khi đó, ở nhà Sylvie, ngay từ đầu, một cách rất tự nhiên như là vốn dĩ nó phải thế, bà đã luôn luôn coi nó là một vị khách quý, một người bạn bình đẳng.
Bà trò chuyện với nó không hề chểnh mảng. Bà hỏi nó, gợi chuyện để nó tự kể, sau đó bà hỏi lại, tỏ ra cực kỳ quan tâm và chăm chú. Bà cũng vui vẻ tạo điều kiện để nó được đóng góp công sức vào hoạt động chung.
Cứ thế, tự nó thấy nó có vai trò, có trách nhiệm, và nó thể hiện tự nhiên như những gì tôi đã thấy.
Cuối cùng, điều tôi nhận ra, đó là, muốn trẻ như thế nào, thì hãy coi nó là như thế để ứng xử.
Coi nó ngang hàng, bình đẳng, cư xử với nó như với người lớn, tự nhiên nó cũng sẽ cư xử ra dáng một người lớn.
Muốn trẻ tự giác, độc lập, nhưng vẫn ép nó ăn thứ này thứ kia, và vẫn đút cho nó, vẫn làm tất cả mọi việc cho nó (cho nhanh?!) thì bao giờ nó có thể tự giác, độc lập?
Muốn trẻ chững chạc, đàng hoàng như người lớn, nhưng lại không tôn trọng nó, không dành cho nó sự bình đẳng cơ bản nhất, thì bao giờ nó có thể lớn?
Lê Hân (Canada)
Khi nào nên dạy trẻ kỹ năng sống tự lập?
Bài viết này dành cho các cha mẹ muốn tham khảo nuôi dạy con kỹ năng sống theo quan điểm của người Nhật và của phương pháp Montessori.
">Câu chuyện từ bàn ăn của hai người bà Việt Nam và Canada
Soi kèo góc Atletico Madrid vs Real Valladolid, 2h00 ngày 15/4
- Hình ảnh người cha lái xe chở bình khí đi làm vẫn tranh thủ đến trường chụp ảnh cùng con gái trong lễ tổng kết cuối năm đang được cộng đồng mạng chia sẻ nhanh chóng vì “quá đáng yêu”.
Ngày tổng kết cuối năm học của các em học sinh, thường rơi vào các ngày trong tuần thay vì các ngày nghỉ. Cũng vì lẽ đó mà thực tế rất ít phụ huynh có thể đến tham dự, thậm chí đơn giản chỉ là đưa con đến trường. Điều này càng ít hơn đối với cấp học lớn. Thế nhưng, một số phụ huynh dù bận rộng với công việc nhưng vẫn cố dành chút thời gian để đến trường chứng kiến giây phút ý nghĩa đối với những đứa con của mình.
Những hình ảnh đáng yêu này được ghi lại tại Trường THPT Xuân Hưng (huyện Xuân Lộc, tỉnh Ðồng Nai). Và mới đây, trên trang fanpage của Trường THPT Xuân Hưng (huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai) đã chia sẻ những hình ảnh ghi lại cảnh một ông bố tới trường dự lễ tổng kết của con gái mình. Điểm khiến nhiều người ấn tượng và xúc động là người cha đến trường của con gái vẫn trên chiếc xe có giá chở theo cả bình khí phục vụ cho công việc của mình.
Đón người cha thân yêu của mình, cô con gái vô tư chụp ảnh kỷ niệm với bố và rồi leo lên chiếc xe cũ của bố để về nhà.
Ảnh: Trường THPT Xuân Hưng Những hình ảnh sau khi được đăng tải đã thu hút sự chú ý của nhiều người với hàng nghìn lượt chia sẻ và bình luận.
Hầu hết mọi người đều cho rằng cô học trò nhỏ đã rất may mắn khi có một người bố quan tâm tận tình đến vậy.
Một thành viên chia sẻ: “Cô nữ sinh thật hạnh phúc. Bản thân mình tốt nghiệp cả 3 cấp cũng chưa một lần nào được gia đình, bố mẹ bên cạnh và toàn tự đến dự lễ rồi đi ra cổng trường và bố mẹ chở về. Lên lớp lớn thì còn tự về luôn”.
“Đáng yêu” hay “dễ thương” là những bình luận xuất hiện liên tiếp cho những hình ảnh của người cha.
Nhiều người nhận xét đây là những bức ảnh đẹp và khi xem xong khiến họ nhớ đến người cha của mình.
Thanh Hùng
Học trò "khóc như mưa" ngày chia tay cuối cấp
Nhiều cô cậu học trò đã không thể kiềm nổi những giọt nước mắt xúc động lăn dài trên má trong thời khắc chia tay đầy lưu luyến.
">Hình ảnh siêu đáng yêu người cha cùng con gái ngày bế giảng
">
Soi thị trường chung cư Hà Nội có giá từ 1 tỷ đồng
Xuất khẩu online qua kênh thương mại điện tử là con đường nhanh nhất để đưa hàng hóa Việt Nam tới người tiêu dùng quốc tế. Thống kê cũng chỉ ra rằng, top 5 ngành hàng có doanh thu tốt nhất của người Việt trên Amazon là nhà cửa, nhà bếp, chăm sóc sức khỏe, may mặc, làm đẹp.
Từ trước đến nay, Việt Nam vốn được biết đến là quốc gia top đầu thế giới về xuất khẩu đồ gỗ. Thế mạnh này tiếp tục được duy trì trên cả kênh xuất khẩu online khi ngành hàng nội thất, trang trí nhà cửa chiếm vị trí top đầu về giá trị xuất khẩu trên sàn thương mại điện tử Amazon.
Bên cạnh đó, sản phẩm Việt cũng có thứ hạng cao ở ngành hàng làm đẹp với các sản phẩm như lông mi giả, mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc sắc đẹp cho phụ nữ,.... Đây là những nhóm sản phẩm bắt đầu có sự dịch chuyển và giúp mảng làm đẹp vào top 5 ngành mang lại giá trị xuất khẩu online cao cho Việt Nam.
Với mô hình thương mại điện tử bán lẻ, các doanh nghiệp có thể quản trị được việc kinh doanh tốt hơn, thay vì phụ thuộc vào các khách hàng sỉ. Lúc này, doanh nghiệp sản xuất có thể đóng vai trò của người bán hàng, làm thương hiệu, trực tiếp tham gia vào khâu đóng góp, ship hàng.
Họ cũng thấy được cả những bình luận, đánh giá của người dùng để từ đó tinh chỉnh sản phẩm sao cho phù hợp nhằm đáp ứng thị hiếu.
Trang thương mại điện tử Amazon chỉ trả về 37 kết quả khi tìm kiếm với từ khóa "coffee vietnam". Doanh nghiệp Việt ngày một thích nghi tốt hơn với xuất khẩu online qua kênh thương mại điện tử. Thế nhưng, có một điều đáng buồn là trong top 5 ngành hàng có tổng giá trị xuất khẩu online cao nhất của Việt Nam trên Amazon vắng bóng sự hiện diện của ngành nông sản. Trong khi, Việt Nam là quốc gia có thế mạnh về nông nghiệp với nhiều sản phẩm nông sản đã được biết đến trên thị trường quốc tế.
Trong một thế giới chuyển đổi số với hoạt động kinh doanh dần được chuyển đổi lên môi trường mạng, bà con nông dân và các doanh nghiệp nông sản Việt Nam cần thích nghi nhanh hơn với sự chuyển dịch này. Chỉ có như vậy, giá trị và lượng tiêu thụ các sản phẩm nông sản Việt mới gia tăng, người nông dân Việt nhờ thế cũng được hưởng lợi.
Nông dân Việt cũng có thể bán hàng xuyên biên giới
Trả lời câu hỏi của VietNamNetvề việc làm sao để thúc đẩy hàng nông sản Việt Nam tham gia vào thị trường thương mại điện tử toàn cầu, ông Gijae Seong, Giám đốc Điều hành Amazon Global Selling Việt Nam cho rằng, với những thế mạnh sẵn có, các sản phẩm nông sản Việt Nam hoàn toàn có cơ hội xuất khẩu online ra thị trường quốc tế.
Theo vị chuyên gia này, doanh nghiệp Việt Nam có thể đẩy mạnh việc bán online các mặt hàng như trà, cà phê, hạt điều trên Amazon. Đặc điểm chung của nhóm sản phẩm này đều là những mặt hàng nông sản khô, đã qua chế biến và để được lâu, do vậy phù hợp với các hành trình vận chuyển dài ngày khi bán nông sản ra thị trường quốc tế.
Đối với việc xuất khẩu online các mặt hàng nông sản, thách thức lớn nhất là làm sao để các doanh nghiệp nông sản Việt Nam nhận thức đúng đắn và đầy đủ về những cơ hội họ có thể có được với thương mại điện tử xuyên biên giới. Bên cạnh đó là cách thức làm thế nào để họ cụ thể hóa được điều này.
Nông sản Việt Nam hiện phổ biến với người dùng thương mại điện tử trong nước nhưng chưa có nhiều điều kiện bán online ra nước ngoài. Tại một quốc gia phải nhập khẩu nước ngọt như Singapore, họ vẫn có những doanh nghiệp rất thành công trong mảng xuất khẩu online các sản phẩm tiêu dùng, nông sản, trong đó matcha (bột trà xanh).
Theo góc nhìn của ông Gijae Seong, Việt Nam cũng có các sản phẩm nông sản tương tự như trà và cà phê. Thế nhưng, các doanh nghiệp nước khác như Singapore đang làm tốt câu chuyện bán sản phẩm trên Amazon, trong khi Việt Nam thì vẫn chưa làm được.
Điểm khác biệt nằm ở chỗ các công ty Singapore biết xây dựng thương hiệu cho mặt hàng của mình. Họ không chỉ đơn thuần bán giá trị sử dụng của sản phẩm mà còn là thương hiệu và cách kể câu chuyện để chạm tới khách hàng toàn cầu.
Để thành công, người nông dân và các công ty nông sản Việt Nam có thể tham khảo mô hình của những nước xung quanh. “Đầu tiên, cần hiểu được nhu cầu của thị trường để đáp ứng. Thay vì bán cái mình có, phải bán cái họ cần. Thứ hai là câu chuyện xây dựng thương hiệu. Hàng nông sản phải có thương hiệu mới giải được bài toán tăng trưởng bền vững”, vị chuyên gia đưa ra nhận định.
Đưa nông sản “go global” bằng doanh nghiệp công nghệ ViệtHưởng ứng lời kêu gọi của Đồng Nai, nhiều doanh nghiệp đã hợp tác với tỉnh này trong việc ứng dụng công nghệ để phân phối các sản phẩm địa phương, đưa nông sản Việt "go global".">Đừng để nông sản Việt thất thế trên “mặt trận” xuất khẩu online